Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế muốn game thủ phải trả giá cho tội lỗi trong trò chơi - PC/Console

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế tin rằng game thủ cần bị trừng phạt khi họ phạm tội ác trong game, tương tự những gì binh sĩ phải chịu ngoài đời thực.

Trong nhiều tựa game bắn súng, việc lỡ tay bắn trúng dân thường là một điều có thể khiến game thủ bị cảnh cáo, nhận trừng phạt hoặc trực tiếp thua cuộc. Điều này đã tồn tại từ những tựa game cổ lỗ sĩ như Operation Wolf cho đến các tựa Call of Duty hay Ghost Recon hiện đại. Tuy nhiên, những trừng phạt này thường mang ý nghĩa chê bai game thủ vì trình độ chưa đủ cao, phản xạ chưa đủ nhanh và tầm nhìn chưa đủ rộng, chứ không phải để khiến họ bận tâm đến những nạn nhân vô tội của mình. Đó chỉ là game, và bạn sẽ không bị đưa ra tòa án binh vì phạm tội ác chiến tranh, bị “lột lon” rồi bỏ tù hoặc trực tiếp xử bắn như ngoài đời.

Hội Chữ Thập Đỏ muốn game thủ phải bị trừng phạt vì tội ác chiến tranhHội Chữ Thập Đỏ muốn game thủ phải bị trừng phạt vì tội ác chiến tranh

Không, không phải như thế này.

Tuy nhiên, có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết được rằng người ta vẫn đang cố gắng khiến game thủ phải chịu trách nhiệm về “tội ác chiến tranh” mà họ gây ra. Mọt tui không đùa đâu – một nhân vật cấp cao của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) từng nói với một phóng viên rằng vì các trò chơi bắn súng ngày càng giống với chiến tranh ngoài đời thực hơn, các nhà phát triển/phát hành game nên cân nhắc tuân thủ các công ước quốc tế về chiến tranh và khuyến khích game thủ làm vậy, đồng thời trừng phạt game thủ nếu vi phạm những công ước này.

Tại sao lại có yêu cầu như vậy?

“Những game mô tả các chiến trường ảo đang rất gần với thực tế. Rất khó phân biệt được sự khác nhau giữa các cảnh chiến đấu thực với hình ảnh bạn lấy được từ game” – ông Francois Senechaud, trưởng bộ phận Thúc đẩy và Thực thi luật pháp của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế phát biểu. Đây thực ra là một thông điệp có cơ sở bởi khá nhiều lần người ta đã nhầm lẫn giữa game với đời thực khi mới hơn 2 năm trước đây, có một đài truyền hình nọ đã dùng video lấy từ game ArmA 3 để minh họa cho chiến trường Syria, một điều mà các game thủ tinh mắt lập tức phát hiện ra sau đó.

Hội Chữ Thập Đỏ muốn game thủ phải bị trừng phạt vì tội ác chiến tranhHội Chữ Thập Đỏ muốn game thủ phải bị trừng phạt vì tội ác chiến tranh

Các tựa game chiến tranh đang ngày càng trở nên chân thật và khó phân biệt với đời thực.

Dựa trên nhận định của ông Francois, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế muốn game thủ nên bị trừng phạt vì những hành vi như cố ý giết dân thường hay hành hạ binh sĩ địch, những điều đang bị cấm trong công ước quốc tế. Một tài liệu Q&A được đăng tải trên trang chủ của họ giải thích:

“Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế đề nghị rằng cũng như ngoài đời thực, các game này phải thể hiện những hậu quả cho hành động và quyết định của game thủ. Game thủ nên được tưởng thưởng khi tuân thủ các điều luật về chiến tranh và bị trừng phạt khi vi phạm nghiêm trọng những điều luật đó, hay nói cách khác là gây ra tội ác chiến tranh.”

Hội Chữ Thập Đỏ muốn game thủ phải bị trừng phạt vì tội ác chiến tranhHội Chữ Thập Đỏ muốn game thủ phải bị trừng phạt vì tội ác chiến tranh

Trong Call of Duty, bắn nhầm dân thường có thể khiến bạn thua cuộc.

Tổ chức này cũng nói rằng mình không muốn game phải cắt bỏ toàn bộ những tình huống hay hình ảnh mô tả tội ác chiến tranh, bởi thực tế tội ác chiến tranh luôn tồn tại ngoài đời thực và nên được thể hiện trong game để tạo hiệu ứng răn đe hơn là đi cấm đoán một cách ngớ ngẩn. Họ cũng không bận tâm đến những trận chiến trong các tựa game giả tưởng, cổ xưa hay tương lai, và game thủ sẽ không phải là tội phạm chiến tranh chỉ vì chơi game. Mục tiêu của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế là đem lại nhận thức về những điều luật mà người ta phải tuân theo khi tham chiến thông qua game, trong khi vẫn giữ nguyên tính chất giải trí của chúng.

“Chúng tôi không muốn phá hỏng sự vui sướng của game thủ bằng những phương thức như ngắt ngang trò chơi bằng tin nhắn liệt kê các điều khoản pháp luật hay dạy đời họ về các điều luật chiến tranh. Chúng tôi chỉ muốn thấy các điều luật đó được tích hợp vào game để game thủ có một trải nghiệm chân thực và đối mặt với những vấn đề mà các chiến sĩ thực thụ phải đối mặt trên chiến trường.”

" alt=""

Nói cách khác, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế muốn game không chỉ hiện những màn hình thông báo sáo rỗng như “bắn dân thường là tội ác”, trừ điểm, mất máu hay đẩy bạn về checkpoint, mà nên có những phương thức khiến game thủ hối hận. Tốt nhất là những đoạn phim thể hiện sự dằn vặt của nhân vật chính, một phiên tòa xử án hay cảnh pháp trường. Đây là một điều tốt bởi nó khiến game thủ nhận thức được các hành vi của mình sẽ có hậu quả như thế nào nếu được thực hiện ngoài đời một cách rõ ràng hơn, đồng thời giúp họ hòa nhập vào trò chơi một cách sâu sắc.

Thế nhưng hiệu quả của các khuyến cáo này đến đâu thì bạn đã biết rồi: cho đến lúc này, đã 7 năm trôi qua kể từ khi Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế đưa ra khuyến cáo của mình và số lượng game có những hình ảnh họ mong muốn còn chưa đủ một bàn tay. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng màn chơi No Russian của Modern Warfare 2 hay tựa game Spec Ops: The Line là những trò chơi hưởng ứng thông điệp này, nhưng thực ra thì không: Modern Warfare 2 ra mắt vào năm 2009 còn Spec Ops được phát hành năm 2012, trước khi Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế đưa ra thông điệp của mình.

Đánh giá Tip Of The Spear: Task Force Elite – Món ngon cần nhiều gia vịĐánh giá Tip Of The Spear: Task Force Elite – Món ngon cần nhiều gia vị
Đánh giá Tip Of The Spear: Task Force Elite – Món ngon cần nhiều gia vị
Tip Of The Spear: Task Force Elite là tựa game sẽ đem đến trải nghiệm chân thật đến không ngờ cho game thủ đam mê thể loại bắn súng góc nhìn thứ nhất.

Tính khả thi và hiệu quả bao nhiêu?

Theo như Mọt được biết, Bohemia Interactive – nhà phát triển dòng game Arma – tuyên bố họ đã hợp tác với Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế để làm điều này, nhưng Mọt tui cho rằng những bài học về luật nhân quyền đó khó mà đến được với game thủ. Khó mà tưởng tượng được việc một tựa game Call of Duty hay Battlefield tạo ra nhiệm vụ “ở tù” cho game thủ sau khi họ lỡ tay bắn dân thường, và càng khó tưởng tượng việc game thủ sẽ có cảm xúc mạnh mẽ khi thực hiện những điều có thể được xem là tội ác chiến tranh. Trong đại đa số game bắn súng có sự xuất hiện của dân thường, game thủ chỉ xem họ như những nút thất bại mà họ cần tránh né mà thôi.

Hội Chữ Thập Đỏ muốn game thủ phải bị trừng phạt vì tội ác chiến tranhHội Chữ Thập Đỏ muốn game thủ phải bị trừng phạt vì tội ác chiến tranh

Trong Insurgency Sandstorm, vết máu cũ sẽ đổi màu nâu trong khi máu mới vẫn đỏ.

Dĩ nhiên có khá nhiều tựa game đưa thái độ cư xử và hành vi của game thủ vào gameplay, nhưng đó thường là những tựa game nhập vai. Những Fable, Dishonored, Mass Effect là ví dụ cho loại game này, và chúng tạo cho game thủ cảm xúc mạnh mẽ bởi họ tương tác rất nhiều với các NPC xung quanh qua nhiều phương thức khác nhau chứ không chỉ bằng những phát đạn. Những tựa game này không cần đến những thông điệp kiểu “Nhiệm vụ thất bại vì bạn phạm tội ác chiến tranh” để cho game thủ một cú knock-out vào cảm xúc, nhưng chúng cũng là đối tượng mà Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế không quan tâm.

Trong tương lai, khi những tựa game bắn súng ngày càng chân thực hơn (và đắt tiền hơn), chắc chắn game thủ sẽ được thấy những hình ảnh ngày càng khó quên trong trí óc của họ. Nếu như Insurgency Sandstorm đã khiến game thủ phải ám ảnh với phần âm thanh chân thực của nó, những Call of Duty 20 hay Battlefield 10 có thể sẽ làm người chơi bị shock khi nhìn thấy những hình người nằm dài trên mặt đất, mắt trợn ngược, tay chân co giật trong khi vết máu cứ loang dần. Tuy nhiên, Mọt tin rằng đây không phải là điều mà Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế muốn thấy – họ chỉ muốn nhà phát hành cho game thủ được lựa chọn phải làm gì trong game, và khiến họ hiểu được những hành động của mình có thể đem lại hậu quả như thế nào, không chỉ trong game mà cả ngoài đời thực nữa.