Tại Trung Quốc, Tencent được biết đến là nhà phát hành game lớn nhất với lĩnh vực công nghiệp Internet và giải trí. Nếu là game thủ của cả PC lẫn Mobile thì tên NPH này đã không còn xa lạ khi được nhắc đến. Để làm được việc này, Tencent đã đầu tư hơn 300 danh mục mà khi liệt kê ra những cái tên lớn dưới đây, bạn sẽ cảm thấy vô cùng bất ngờ về % cổ phần mà Tencent có được.
1. Riot Games (League of Legends) – 100% cổ phần
Vào năm 2011, Tencent đã được cho phép phát hành game League of Legends ở Trung Quốc và trở thành nhà đầu tư chính của hãng game này sau khi mua lại 93% cổ phần của LOL với giá 400 triệu USD. 4 năm sau đó 7% cổ phần còn lại đã được Tencent thu mua nốt với giá trị không tiết lộ khiến cho 100% cổ phần của Riot Games cũng như LOL đã hoàn toàn trong tầm kiểm soát của công ty này.
2. Grinding Gear Games (Path of Exile) – 80% cổ phần
Tựa game hoàn toàn free này đã được Tencent giúp đỡ rất nhiều. Tuy nhiên, Grinding Gear Games vẫn được tự do trong việc đưa ra chiến lược hoạt động và phát triển của Path of Exile. Những fan hâm mộ của PoE cũng đã yên tâm hơn khi những lo ngại của họ đã không xảy ra.
3. Epic Games – 40% cổ phần
Vào hồi tháng 6 năm 2012, Tencent đã chi 330 triệu USD đầu tư vào Epic Games để có được 40% cổ phần và giúp cho NPH game này có những bước vọt trong việc kinh doanh. Tencent đã áp dụng chính sách miễn phí hoàn toàn và thu phí dựa trên số lượng bán ra của những tựa game sử dụng công nghệ Unreal Engine 4 thay vì thu tiền như trước đây.
4. Bluehole (PlayerUnknown’s Battlegrounds) – 11.5% cổ phần
Việc hợp tác với Bluehole không có gì đáng ngạc nhiên, tựa game này đã trở nên quá đình đám và là 1 bước tiến lớn trong lĩnh vực game Battle Royale. Ban đầu, Tencent chỉ mua 1,5% cổ phần và theo thời gian khoản đầu tư đã nhảy lên tới 11,5%. Với Tencent thì tham vọng của họ là mua lại toàn bộ cổ phần của NPH Bluehole nhưng điều đó là rất khó
5. Activision Blizzard– 5% cổ phần
Phải nói việc Tencent đầu tư vào Activision Blizzard chính là giúp công ty này thoát được một “án tử” khi mà vào năm 2007 Activision rơi vào tầm kiểm soát của Vivendi. Năm năm sau, các công ty sáp nhập của Activision Blizzard tuyên bố thỏa thuận mua lại cổ phần của Vivendi trong công ty và trở nên độc lập, và Tencent đã nhảy vào cơ hội mua 5% công ty với số tiền không được tiết lộ.