Dù nổi tiếng đến thế nhưng liệu bạn đã biết anh chàng này là ai chưa? Ngoài chuyện cậu là một chàng thanh niên trẻ chăm stream game, edit video cẩn thận và được nhiều người theo dõi ra?
Bài viết này sẽ mang đến cho các bạn những câu chuyện thú vị nhưng ít được mọi người biết đến về ông hoàng của thế giới Internet “PewDiePie”
Hẳn rằng lần đầu tiên biết đến chàng trai youtuber nổi tiếng này, điều đầu tiên mọi người hỏi sẽ là “PewDiePie nghĩa là cái quái gì?”.
Té ra, PewDiePie là một cụm từ thực sự… chẳng có ý nghĩa gì cả. Nhưng vốn ban đầu, nếu chỉ là PewDie như tên tài khoản Youtube lúc đầu của cậu chàng thôi thì cũng có chút ý nghĩa đó. Bởi “Pew” là tiếng động súng laser bắn ra, còn “Die” là chết. Vậy nên có thể tạm hiểu PewDie nghĩa là “Bắn phát chết luôn” được. Và đó vốn là tên mà Felix chọn để đặt làm tên cho channel Youtube đầu tiên của anh chàng khi mới bước chân vào thế giới Youtube, tháng 12 năm 2006.
Ấy vậy nhưng mà dù đã gắn bó với channel Youtube đó trong suốt 3-4 năm trời nhưng anh chàng Thụy Điển này vẫn quên tài khoản, quên cả thông tin tài khoản đến nỗi mất cả tài khoản được. V à thế là Felix buộc phải lập một tài khoản Youtube mới vào năm 2010, nhưng thay vì đặt là PewDie2 thì anh đặt lại là PewDiePie, vì anh rất thích ăn bánh “Bánh nướng nhân – Pie” mà.
Và những gì còn lại đã thuộc về lịch sử như các bạn đã biết đấy.
Thu nhập 7,4 triệu USD một năm cho một thanh niên bỏ học đại học đấy dù vẫn chưa so được với Mark Zukerberg hay Bill Gates nhưng vẫn là khá là nhiều tiền rồi đấy chứ? Mấy bạn cử nhân đại học kiếm được ngần ấy tiền trong một năm chứ? Nhưng theo một số nhà phân tích kinh tế học, số tiền đó vẫn chưa xứng đáng một chút nào so với sức lao động thực tế của PewDiePie. Thành quả lao động của anh chàng xứng đáng phải nhận được nhiều tiền hơn nhiều.
Michael Thomason của tờ Forbes viết “Các nhà phân tích Marketing ước tính Youtube thu về khoảng 5,6 tỉ USD từ tiền quảng cáo vào năm 2013, bằng 2/3 so với 8,5 tỉ đô tiền quảng cáo kênh truyền thông CBS thu được. Trong đó, chương trình hút view nhất của CBS là Big Bang Theory với số người theo dõi khoảng 18.7 triệu người mỗi tuần, chưa bằng nổi một nửa lượng người theo dõi của PewDiePie. Ấy vậy mà mỗi tuần CBS thu về cũng được khoảng 6,5 triệu USD từ show truyền hình đó rồi. Tức là gần bằng số tiền Youtube trả cho PewDiePie trong cả năm trời rồi đó. Thế nên nhìn vào thì có vẻ như PewDiePie được trả nhiều tiền dù công việc nhàn hạ, chỉ phải chơi bời trước máy quay camera rồi chỉnh sửa tí chút là được. Nhưng đó chỉ là một cái móng tay so với số tiền Youtube thu lời được từ anh chàng thôi.
Hay gọi các fan là Bro – Ông bạn, cụng tay nhau kiểu “Bro Fist” cho mỗi lần chào hỏi như một sự vui vẻ. Dần dần cộng đồng fan của anh chàng cũng tự gọi mình là “Bro Army” bất chấp là trai hay gái, gay hay les dù cái tên đó chỉ dành cho các hội anh em đồng râm hay mang lại hạnh phúc cho nhau thôi. Nhưng dần dần hội anh em này ngày càng tỏ rõ cái sự bao bọc nhau quá đà ra, Ví dụ như khi các streamer, các game thủ nổi tiếng khác trên Let’s Play chơi cùng tựa game mà PewDiePie mới up lên channel, đang stream là y như rằng hội anh em “Bro Army” lại đổ xô vào bảo họ là ăn theo, đạo nhái, copy từ “ông bạn” PewDiePie của họ.
Ừ thì mạng Internet vốn nổi tiếng là khắt khe, cay nghiệt vì cái sự ném đá không thương tiếc của họ mà. Nhưng fan của PewDiePie thì chắc chắn phải thuộc loại cuồng vào hàng top luôn. Đến mức một số Youtuber nổi tiếng khác như Tobuscus hay UberHaxorNova cũng từng hứng chịu những màn ném đá tơi bời từ đội ngũ fan BroArmy của PewDiePie.
Sự việc leo thang đến độ PewDiePie phải tự đăng một video “nhắc nhở” đội ngũ fan của anh chàng rồi tắt phần comment trên trang Channel của chàng trong một thời gian để cảnh cáo đội ngũ fan của anh bớt đi gây chiến khắp nơi đi, tuyên bố rằng làm như vậy “Khiến anh cảm thấy hạnh phúc hơn”.
Nổi tiếng vì sự hài hước tự nhiên như ruồi của mình, PewDiePie được biết đến vì sẵn sàng đùa những trò đùa nhây, nhạy cảm nhất. Đáng tiếc là một số lần, những trò đùa của anh chàng lại đi quá giới hạn đến mức bị hàng đống phương tiện truyền thông ném đá, bị mọi người lên án và như đã nói, bị cắt hợp đồng dẫn đến mất cả hàng đống tiền. Cụ thể là trong một số video từ khoảng cuối năm 2016 đến đầu năm 2017 của PewDiePe mang hàng loạt hình ảnh chống Do Thái, liên can tới Đức Quốc Xã. Theo tuần báo Wall Street Journal thống kê thì trong 6 tháng, Kjellberg đăng tổng cộng 9 video với nội dung chống Do Thái, bao gồm cả hình ảnh về Hitler, chào kiểu Quốc Xã, cờ Chữ Thập ngoặc của Quốc Xã… Đỉnh điểm là vụ PewDiePe thuê hai freelancer người Ấn Độ trên trang Fiverr cầm biểu ngữ “Bọn Do Thái chết hết đi – Death to all Jews”.
Dù sau đó đã gỡ bỏ hầu hết các video, PewDiePie vẫn biện minh việc sử dụng các hình ảnh đó chỉ như một sự hài hước, châm biếm mà thôi. “Tôi nghĩ nội dung tôi tạo ra là để giải trí thôi chứ không phải chỗ cho bất kì bình luận chính trị nghiêm tục nào cả.” Dù khăng khăng rằng mình không ủng hộ các hội nhóm thù ghét, anti nào cả. nhưng chừng đó là không đủ để thuyết phục các nhà tài trựo của anh chàng. Disney chấm dứt hoàn toàn hợp đồng cộng tác với anh chàng qua Maker Studio và tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với chàng ngôi sao Youtube ngày 13/2/2017. Youtube cũng theo gót mà hủy bỏ chương trình Red Series của PewDiePie, cũng như cắt giảm quảng cáo trên Google của chàng ta.
Dù vẫn thu được tiền quảng cáo từ các video nhỏ lẻ nhưng đó hẳn vẫn là một đòn đánh mạnh vào túi tiền của PewDiePie rồi.
Đội ngũ fan BroArmy của PewDiePie điên cuồng đến đâu thì cũng có trái tim nhiệt tâm đến vậy; và chính bản thân PewDiePie cũng là một người rất tích cực với các hoạt động từ thiện nữa. Tổng cộng, chàng Youtuber cùng đội ngũ fan BroArmy đã quyên góp được hàng triệu đô tiền từ thiện. Cụ thể là 630.000 USD cho quỹ Save the Children, 446.512 USD cho quỹ Charity Water, cùng nhiều chục nghìn lẻ cho các quỹ từ thiện khác nhau khác bao gồm World Wildfire Fun và St.Jude Children’s Research Hospital.
Bản thân cùng các fan hâm mộ đã làm từ thiện đến cả hàng triệu đô, ấy vậy nhưng hiềm nỗi việc thu nhập vẫn hay bị báo chí lùm xùm bàn tán, thành thử PewDiePie hiếm khi công bố việc từ thiện của mình, ngoài một video hiếm hoi từ cách đây gần 3 năm.
PewDiePie bắt đầu tweet trên trang Tweeter của Taylor Swift vào khoảng năm 2013, cầu xin cô hãy để ý đến anh và gọi Taylor là “Senpai” – tiền bối. Chiến dịch Tweet của PewDiePie còn diễn ra xuyên suốt năm 2014 với hàng loạt video và sản phẩm thiết kế Photoshop dành cho Taylor Swift. Vào đầu năm 2015, sau gần 2 năm ròng rã kiên trì mong được senpai để ý đến mà không được, PewDiePie bắt đầu mất kiên nhẫn và dọa trở thành fan của Ellie Goulding nếu Taylor không để ý đến anh. Cuối cùng vào cuối tháng 1 năm 2015, Taylor cũng bấm theo dõi tranh Twitter của PewDiePie sau khi anh đăng tấm ảnh ghép so sánh phong cách thời trang tương đồi của hai người.
Vậy nên ắt hẳn độ cuồng của các fan thuộc BroArmy là học tập từ chính thần tượng của mình rồi.
Vào năm 2011, cô nàng người Ý Marzia Bisognin, hiện được biết đến với tên CutiePieMarzia bắt đầu quen với công việc của PewDiePie khi một số bạn bè của cô giới thiệu cho cô “xem thử thằng hâm này chơi game xem.” Nhưng rồi dần dần cô nàng… phát nghiện cái thằng hâm đấy từ lúc nào không biết và cuối cùng là viết một email fan cho chàng hâm nọ. Chẳng bấy lâu sau, PewDiePie phản hồi lại email nọ và cũng chẳng mấy lâu sau chàng… bay luôn sang Ý để gặp cô ngoài đời thực luôn. Khảong một năm sau Bisognin sang Thụy Điển sống với PewDiePie và bắt đầu kênh Youtube của riêng mình. Hai người quay trở lại Ý một thời gian trước khi ổn định tại Brighton, Anh Quốc cùng hai chú chó Edgar và Maya.
Trước khi bước chân vào thế giới Youtube và trở thành một vị vua, anh chàng Felix Kjellberg từng Đại học Công Nghệ Chalmers để lấy bằng Kinh tế Công nghiệp và Quản lý Công nghệ. Nghe khá là nghiêm túc cho một thanh niên ngày ngày chơi game với giọng nam cao để kiếm sống đó nhỉ?
Được một thời gian thì như các bạn đã biết, PewDiePie của chúng ta cảm thấy mình không hợp với việc học đại học cho lắm nên đã… bỏ học dù chưa có định hướng công việc gì khác cả, việc đó khiến bố mẹ PewDiePie kém vi vô cùng. Bỏ học, cha mẹ cắt trợ cấp, Felix Kjellberg phải lập tức tự kiếm một công việc để nuôi thân. “Tôi phải có một công việc, nên tôi nhận lấy bất kì việc gì mình có thể làm, và đó là đứng bán Hotdog.”
Cha mẹ của Felix “PewDiePie” Kjellberg, Johanna và Ulf Kjellberg đều là nhân viên giám sát cấp cao tại công ty của họ ở Thụy Điển. Và PewDiePie từng theo học Đại học Công nghệ Chalmer để theo bước chân đó. Thử tưởng tượng PewDiePie mặc comle cà vạt chỉ đạo mọi người đi đây đi đó, săm soi sản lượng, tiến độ công việc mỗi ngày không?
“Bố mẹ tôi nói rằng ngồi nhà chơi điện tử sẽ không đưa bạn đến đâu cả. Giờ nghĩ lại về việc đó, tôi thấy khá là vô lý. Để vào học khoa kinh tế công nghiệp Chalmers, bạn cần toàn những con điểm A thẳng tưng kia, mà tôi thì thấy hạnh phúc khi bán hot dogs và làm những video chơi game của mình hơn.”
Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, cuối cùng thì gia đình của PewDiePie cũng đã phải chấp nhận con đường sự nghiệp mới của cậu. Mẹ và chị gái đã xuất hiện trên Channel Youtube của công, dù bố cậu có vẻ vẫn hơi ngại ngùng trước ống kính máy quay.
Hi vọng sau bài viết này, các bạn đã hiểu rõ thêm về PewDiePie, nhất là các bạn BroArmy tại Việt Nam nhé.