Phần lớn thông tin về các Pharaoh chúng ta biết ngày nay đều đến từ các di tích và công trình kiến trúc cổ được xây dựng. Bên cạnh rất nhiều bí ẩn đã được khám phá, không ít sự thật có lẽ sẽ mãi bị chôn vùi theo lớp bụi thời gian. Dưới đây là một vài thông tin thú vị về các Pharaoh Ai Cập cổ đại mà bạn có thể chưa biết. Người cai trị, bất kể nam nữ, đều được gọi là Vua Những người cai trị là nữ giới sẽ không được gọi là “nữ hoàng” như chúng ta vẫn nghĩ, bởi người Ai Cập cổ đại không có từ ngữ nào để có thể mô tả chính xác vị trí này. Danh hiệu “Vua” được dùng để chỉ người đứng đầu nói chung, bất kể nam hay nữ. Thuật ngữ “Pharaoh” thực tế cũng không phải là tiếng Ai Cập chính gốc mà là cách phát âm tiếng Do Thái của từ per-aa trong tiếng Ai Cập với ý nghĩa “Ngôi nhà vĩ đại”. Từ “Pharaoh” lần đầu tiên được sử dụng để chỉ cung điện của vua chứ không phải bản thân người cai trị. Nó chỉ được sử dụng để thay thế cho danh hiệu “Nhà Vua” vào đầu triều đại thứ 18, tức khoảng năm 1450 trước Công nguyên. Đến bây giờ, “Pharaoh” đã trở thành tên gọi chung cho tất cả nhà vua thời Ai Cập cổ đại. Có tất cả bao nhiêu Pharaoh vẫn là còn là một ẩn số Các học giả đến nay vẫn chưa xác định được chính xác số lượng các vị Pharaoh của Ai Cập. Do phân chia thành hai phần Thượng và Hạ, Ai Cập đôi khi có nhiều hơn một vua cai trị cùng một lúc. Hiện tại, chúng ta ghi nhận có khoảng 170 pharaoh, mặc dù được biết con số có thể lên đến 225. Phần lớn các nhà sử học Ai Cập đều chỉ tính các vị vua sống vào khoảng thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên, khi mà Thượng - Hạ Ai Cập đã thống nhất về một mối. Một số nhà sử học khẳng định Menes là vị vua đầu tiên của Ai Cập, cai trị vào năm 3100 trước Công nguyên. Đây là thời điểm mà chúng ta hay gọi là “Thời đại Pharaonic” chính thức bắt đầu. Thông tin chắc chắn duy nhất mà chúng ta có về dòng dõi của các vị vua Ai Cập là Cleopatra VII là người cai trị cuối cùng.
Vốn chỉ đàn ông mới được làm vua cho đến đời Hatshepsut Trong số hàng trăm vị vua Ai Cập, chỉ có 4 người là nữ, Hatshepsut chính là người đầu tiên trong số đó. Hatshepsut là con gái của Vua Thutmose I, bà kết hôn với người anh cùng cha khác mẹ của mình là Thutmose II nhưng không may chồng cô qua đời khi còn rất trẻ. Ngai vàng sau đó thuộc về đứa con trai sơ sinh của Thutmose II, nhưng do còn quá nhỏ, Hatshepsut với cương vị là mẹ kế của đứa bé đã buông rèm nhiếp chính và xử lý các công việc của triều đình. Hatshepsut tự tuyên bố mình là vua. Việc này tuy gây nhiều tranh cãi nhưng bà đã làm mọi cách để bảo vệ ngai vàng của mình. Bà ra lệnh vẽ mình trong cách bức tranh là nam giới. Do đó, trong một số hình ảnh, Hatshepsut xuất hiện như một Pharaoh nam với bộ râu và cơ bắp to lớn. Cả nam và nữ Pharaoh đều để râu giả Trong các bức tượng hoặc tượng đài, các Pharaoh được mô tả là có bộ râu dài và rậm, tuy nhiên những bộ râu ấy thường là đồ giả. Các Pharaoh đeo râu giả để bắt chước vẻ ngoài của thần Osiris, người mà họ rất sùng bái. Hatshepsut, nữ Pharaoh đầu tiên, quyết định duy trì truyền thống này nên cũng đeo râu giả và mặc trang phục nam giới. Những bộ râu giả này được móc sau tai và bắt buộc phải đeo khi thực hiện các nghi lễ của nhà nước. Khi các Pharaoh qua đời, người ta cũng chôn cất cùng với 1 bộ râu giả và một lọn tóc hướng lên trên. Tất cả các Pharaoh đều trang điểm Cả nam và nữ Pharaoh đều trang điểm. Họ tô màu đen lên vùng mắt bằng quặng đen (khoáng chất chứa kim loại), mục đích không chỉ để làm đẹp mà còn để giảm phản xạ ánh nắng chói chang. Họ cũng tin rằng bằng cách đánh mắt tạo hình quả hạnh, họ sẽ có đôi mắt giống với thần Horus (thần bảo hộ của người Ai Cập). Nhờ vậy, họ sẽ được bảo vệ khỏi những linh hồn xấu xa và tránh được các bệnh về mắt. Các Pharaoh cũng tô đậm lông mày và lông mi, họ còn thích thoa phấn mắt màu xanh lá cây và xanh lam nữa. Ngoài ra, các Pharaoh cũng sẽ tô màu móng tay và môi họ bằng henna. Thuốc nhuộm henna này cũng được dùng để trang điểm cho các bộ phận các trên cơ thể.
Tượng của nữ Pharaoh đầu tiên Hatshepsut hầu như đã bị phá hủy Hatshepsut là nữ Pharaoh đầu tiên như chúng ta đã biết. Nhiều người coi bà là một trong những Pharaoh vĩ đại nhất trong lịch sử Ai Cập nhưng phần lớn tượng và tranh vẽ của Hatshepsut đều bị phá hủy trong vài năm sau khi bà qua đời. Người ta cho rằng nguyên nhân có thể là do mệnh lệnh của Thutmose III, nhằm loại bỏ bằng chứng về sự cai trị của bà, không cho phép nữ nhân tiếp tục lên làm vua. Chỉ sau năm 1882, các nhà khoa học Ai Cập mới có thể giải mã chữ tượng hình trên các bức tường của Deir el-Bahri, một ngôi đền Ai Cập do các kiến trúc sư của Hatshepsut xây dựng. Xác ướp của Hatshepsuts được phát hiện vào năm 2007 và đang được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo. Các Pharaoh được phép có nhiều vợ Ngoài việc kết hôn cận huyết như chúng ta đã biết, một Pharaoh còn được phép có nhiều thê thiếp. Điều này đảm bảo họ có nhiều con cái để kế thừa ngai vàng. Tuy nhiên, những người thừa kế chính thức sẽ chỉ là con trai và con gái của những người vợ chính. Các Pharaoh thường bị béo phì Xác ướp của Hatshepsut được tìm thấy vào năm 2007 và qua quá trình phân tích, người ta nhận thấy bà là một người phụ nữ cực kỳ to béo và bị hói ở trán. Khám nghiệm thi thể xác ướp của Hatshepsut còn cho thấy bà bị sâu răng, nguyên nhân cái chết thì có thể do ung thư hoặc biến chứng của bệnh tiểu đường. Bữa ăn của các vua chúa Ai Cập thường bao gồm mật ong, bánh mì, bia và rượu. Rất nhiều Pharaoh đều bị thừa cân, ốm yếu và mắc nhiều bệnh do hôn nhân cận huyết. Các Pharaoh dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho cái chết
Người Ai Cập tin vào thế giới bên kia nên một trong những điều quan trọng nhất cuộc đời họ là chuẩn bị cho cuộc sống sau khi chết. Các Pharaoh xây dựng lăng mộ để linh hồn của họ có chỗ trú ngụ. Việc xây dựng các kim tự tháp hoặc lăng mộ thường sẽ bắt đầu ngay sau khi họ lên ngôi, mục đích để đảm bảo họ vấn có cuộc sống tốt ngay cả khi chết đi. Để biết thêm nhiều tin tức hot nhất về game, bạn đọc có thể Like và Follow Fanpage: