Mới đây, cộng đồng công nghệ đã trải qua một khoảnh khắc buồn, cha đẻ của một trong những phát minh phổ biến nhất thời đại 4.0 – Ảnh GIF, qua đời…
Thời đại 4.0 ai ai cũng sở hữu một chiếc smartphone hay laptop hẳn mọi người cũng ko còn xa lạ với ảnh GIF. Mới đây ông Stephen Wilhite, một trong những nhà phát minh ra loại ảnh này được thông báo là đã qua đời do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều người tiếc thương cho nhân tài này. Trên cáo phó có viết rằng :“mặc dù sở hữu vô vàn thành tựu, ông vẫn là con người khiêm nhường, tốt bụng và là một người tốt”. Mới đây vợ ông cũng xác nhận thông tin, Stephen đã qua đời ở tuổi 74.
Ảnh GIF (viết tắt của “Graphics Interchange Format”) nghĩa là “Định dạng Trao đổi Hình ảnh”, là một dạng ảnh động ngắn được Stephen Wilhite sáng tạo phát minh vào khoảng thập niên 80 khi ông vẫn công tác tại CompuServe và là trưởng nhóm kĩ thuật. Sang đầu những năm 2000 thì ông về nghỉ hưu, dành thời gian cùng vợ là bà Kathaleen nghỉ ngơi, du lịch và tận hưởng cuộc sống, khi thì đi cắm trại, ngoài ra 2 người còn dành thời gian lắp ráp mô hình tàu hỏa trong tầng hầm tại ngôi nhà của mình.
Nhân dịp kỉ niêm 25 năm ngày định dạng ảnh GIF được ra đời vào năm 2012, ông Wilhite đã được trao tặng Giải thưởng thành tựu trọn đời Webby,một giải thưởng cao quý được coi như là giải “Oscar” của các thành tựu Internet.
GIF về cơ bản cũng chỉ là một file ảnh, tuy nhiên nó có nhiều tính năng hơn nên. Chính vì vậy nên được gọi là GIF thay vì video hay hình ảnh thông thường vì nó là dạng ảnh động ko có âm thanh. Hiện nay GIF cũng đã được tích hợp với nhiều kênh mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và rất được người dùng yêu thích. Người sử dụng không cần phải tải hay cài đặt gì phức tạp mà chỉ cần gõ tìm từ khóa theo cảm xúc, hình ảnh muốn truyền tải để thể hiện của mình trong các cuộc trò chuyện, dưới comment bài viết và kể cả là những bài đăng trên các trang mạng xã hội là đã nhanh chóng hiện ra hàng loạt GIF để chọn lựa.
Vợ ông, bà Kathaleen Wilhite cho biết rằng chồng mình đã phát minh ra một công nghệ đột phá.“Thực tế ông làm vậy tại nhà, rồi mang tới văn phòng và hoàn thiện nó”, bà Kathaleen kể. “Ông tự mày mò mọi thứ, giữ nó bị mật trong đầu và rồi lập trình tất cả chúng trên máy tính”.