Công nghệ giúp người quá cố có thể trò chuyện với người thân

Công nghệ AI mới này giúp một người phụ nữ trò chuyện với người thân... ngay trong lễ tang của mình nhờ vào hình ảnh ba chiều. 

Công nghệ AI mới này giúp một người phụ nữ trò chuyện với người thân… ngay trong lễ tang của mình nhờ vào hình ảnh ba chiều. 

TIN LIÊN QUAN

Bà Marina Smith qua đời tháng 6/2022, hưởng thọ 87 tuổi.

Trong lễ tang của mình, bà đã bất ngờ “tái xuất” để có vài lời ngắn gọn nhắn nhủ con cháu cũng như trò chuyện với những người tham dự.

Bà Smith trong lễ tang của chính mình

Câu chuyện phi lí này hóa ra lại có thật. Con trai bà, tiến sĩ Stephen Smith – đồng sáng lập kiêm CEO công ty trí tuệ nhân tạo StoryFile đã kể lại:

“Vào lúc mọi người nhìn thấy mẹ tôi trên màn hình, ai cũng sốc. Bà có thể nói chuyện với mọi người và trả lời những câu hỏi của họ trong thời gian thực”. 

Tiến sĩ Stephen Smith cũng tiết lộ thêm:

“Tôi đa ghi lại rất nhiều dữ liệu của bà ấy, những người tham dự đám ma có thể trò chuyện với mẹ tôi thông qua màn hình, nhiệm vụ còn lại sẽ được AI xử lý”. 

Dự án này có tên là StoryFile.

StoryFile sẽ tao ra một “bản sao” của bất cứ ai nhờ vào 20 camera đồng bộ với nhau, quay lại quá trình người đó được phỏng vấn bởi hàng loạt các câu hỏi để thu thập thông tin.

Sau khi đã có dữ liệu, các chuyên gia sẽ dùng chúng để “dạy” cho StoryFile, sao cho con AI này có thể đưa ra những phản hồi chính xác nhất theo đối tượng mẫu ban đầu.

Được biết, dự án StoryFile này được tạo ra với mục đích giúp những người thân của người quá cố có thể trò chuyện lần cuối với họ, nên “bản sao” của những người tham gia chỉ được sử dụng khi họ đã mất.

Đội ngũ phát triển cho biết StoryFile rất dễ sử dụng, có thể kết nối với bất kỳ thiết bị nào như máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị thực tế ảo để tăng cường trải nghiệm.

Khi còn sống, bà Smith là một công dân gương mẫu. Bà thường xuyên làm các công việc từ thiện ở địa phương cũng như trên khắp cả nước.

Bà đã nhận được danh hiệu MBE cao quý của Nữ hoàng Anh năm 2005 cho những đóng góp to lớn đối với ngành giáo dục.

Hồi đầu năm nay, bà đã cùng con trai tiến hành những cuộc phỏng vấn nhỏ để thu thập dữ liệu cho chương trình StoryFile. Bà cung cấp toàn bộ những thông tin như các sự kiện thời thơ ấu, chuyện trường lớp, chuyện gia đình hồi nhỏ, những trải nghiệm khi đã lớn và trưởng thành hơn,…Ngoài ra bà còn phát biểu những quan điểm cá nhân về chính trị, tình hình thế giới,… để dữ liệu thu được là khách quan nhất.

Bà Marina Smith quay phim các câu trả lời vào tháng 1. (Ảnh: StoryFile)

Theo ông Smith, chồng của bà, ông đã thực sự bất ngờ về tính chân thực của dự án StoryFile này. Ông nói:

“Thậm chí có những chuyện mà trước đây bà ấy chưa từng nói với tôi, có thể tôi không nhận ra hoặc có thể bà ấy ngại không dám nói”. 

Ra đời năm 2017 với mục đích ban đầu là lưu trữ giá trị lịch sử của các danh nhân nổi tiếng. Tuy nhiên, dự án được bẻ lái sang một mục tiêu đơn giản và gần gũi hơn: “Hỗ trợ kết nối những người thân trong cùng một gia đình với nhau”. 

Để quảng bá cho dự án này, đội ngũ phát triển đã cùng đoàn làm phim Star Trek mang công nghệ này vào phim. Trong phim, nhân vật của William Shatner tuy đã chết từ lâu nhưng những người khác vẫn có thể giao tiếp và nói chuyện với ông được như bình thường do ý thức của ông đã được lưu trữ lại, khá giống với cách mà StoryFile làm. Đó không phải là Deepfake hay gì cả mà là ý thức của một con người hoàn chỉnh.

Nam diễn viên đang phỏng vấn để thu thập dữ liệu cho “bản sao”

Chính nam diễn viên cũng đã đề nghị tạo ra một bản sao của mình ngoài đời thực bằng StoryFile để con cháu của ông sau này có thể biết nhiều hơn về mình.

Tất nhiên để đạt đến trình độ cao như trong phim thì phải mất một khoảng thời gian dài nữa, nhưng nếu muốn trải nghiệm công nghệ StoryFile thì sắp tới đây, StoryFile sẽ ra mắt người dùng với mức giá 39,99 bảng Anh (1,1 triệu đồng).