Nhiều vị trí từ đường giữa, đường dưới cho đến hỗ trợ đều được Seraphine thuần thục một cách ấn tượng, và giờ chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu sức mạnh của vị tướng này theo từng vị trí khác nhau. Để cùng xem thử, cô nàng này có thật sự thú vị như lời đồn không nhé.
Tại đường giữa, Seraphine vẫn là vị tướng đảm đương vai trò giúp đỡ đồng đội với trang bị trấn phái là Bùa Nguyệt Thạch. Lối chơi chủ yếu là farm an toàn, đẩy lính nhanh và đi roam nếu có thể. Bởi sức mạnh của Seraphine chỉ được phát huy tối đa khi ở cùng những người đồng đội của mình, vậy nên vị tướng này cần tránh giao tranh 1v1 với bất cứ ai bên phía team địch.
Ngoài ra, vì Seraphine đường giữa và còn một tướng hỗ trợ khác nên đội hình cần những tướng dạng đấu sĩ (đường trên và đi rừng) vừa cứng cáp vừa có đôi chút sát thương như Irelia, Udyr – những vị tướng sống sót đủ lâu trong giao tranh để Seraphine còn được buff.
Về vị trí đường dưới của Seraphone cũng vượt qua mọi xạ thủ, Seraphine hiện đang là cái tên có tỉ lệ thắng cao top 1 tại đường dưới, đến cả cặp đôi Seraphine + Senna hỗ trợ cũng có tỉ lệ thắng cao hơn bất cứ bộ đôi nào ở nửa dưới bản đồ. Tương tự, vai trò chính của Seraphine vẫn là buff và gây sát thương ở một vị trí an toàn, trang bị cần lên đầu tiên vẫn là Bùa Nguyệt Thạch. Khi kết hợp với Senna, chỉ cần không bị trúng khống chế cứng liên tục thì bộ đôi này sẽ liên tục hồi máu, tạo lá chắn và quấy rối kẻ địch nhờ bộ kỹ năng tầm xa của mình.
Vào lúc này thì Seraphine và Senna nên “làm mềm” đối thủ chờ đồng đội xuống gank để lấy điểm hạ gục. Ngoài ra, vì đội hình không có xạ thủ tại đường dưới nên đội hình của Seraphine lúc này sẽ cần có các nguồn sát thương theo thời gian “chất lượng” như Azir, Lucian, Irelia,… tại đường giữa để tránh thiếu hụt sát thương.
Tại vị trí hỗ trợ, Seraphine vẫn là vị tướng đáng chơi nhất với tỉ lệ xuất hiện tại màn cấm chọn là 42,3%, còn khi bắt cặp với Ashe thì tỉ lệ thắng của Seraphine đạt top 2 (chỉ kém Seraphine + Senna) với 55,03%. Phong cách chơi chủ yếu là cấu rỉa, trao đổi máu và lui về hồi phục, phải tránh khống chế cứng bằng mọi giá (vì cả Seraphine và Ashe đều không có kỹ năng thoát thân, nếu bị tiếp cận thì khả năng cao là sẽ “bay màu”).
Lúc này thì Seraphine sẽ được “là chính mình” với lối chơi thuần hỗ trợ, chỉ cần chơi xoay quanh đồng đội hình của mình trong giao tranh tổng, bảo kê xạ thủ với các kỹ năng và trang bị buff hàng đầu meta của mình.
Vì Seraphine thường chơi ở vị trí phía sau đồng đội nên thường đem theo các phép bổ trợ có thiên hướng phòng thủ như Hồi Máu, Kiệt Sức, Lá Chắn, Thanh Tẩy cùng với Tốc Biến.
Và cuối cùng bạn đã đăng ký kênh Youtube của Kênh Tin Game chưa? Đăng ký đi vì nó miễn phí.