Mới đây, trong tập 3 chương trình Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam mùa 3, một startup về Thể thao điện tử đã xuất hiện với màn gọi vốn cho hình thức kinh doanh mới lạ. Đây là một trong những thương vụ đầu tiên liên quan đến một dự án về eSports – một lĩnh vực tương đối mới mẻ và mang nhiều ý kiến trái chiều. Đến với Shark Tank, các Founder của Công ty cổ phần Divine Corp – đơn vị chủ quản của chuỗi thương hiệu Divine – công ty hàng đầu về Game bản quyền và Thể thao điện tử (eSports) tại Việt Nam đề nghị gọi vốn 3 tỷ đồng cho 5% cổ phần công ty của mình. Nổi bật trong màn gọi vốn là một mô hình kinh doanh mới có tính giáo dục. Với mô hình là một môi trường đào tạo quản lý game thủ chuyên nghiệp, hướng các game thủ đến lối chơi game văn minh, chơi đúng cách, tham gia các giải đấu trong nước và quốc tế như một môn thể thao chính thức được công nhận. Phát triển thể thao điện tử bên cạnh việc dung hòa các hoạt động trong cuộc sống, các hình thức giáo dục kỹ năng đi cùng.
Nói riêng về Thể thao điện tử, eSports đã bùng nổ nhanh chóng ở Việt Nam với việc đã và đang hình thành một cộng đồng thực sự hùng mạnh và trải dài khắp mọi miền đất nước. Trong xu thế hội nhập, các giải đấu eSports quốc tế đang mang đến cho eSports Việt Nam một làn gió mới với những với những cơ hội để vươn cánh bay cao hơn trong tương lai. Nhiều năm về trước, khi mà nền eSports mới bắt đầu được phát triển rầm rộ ở Việt Nam thì ít nhiều nó vẫn còn mang hơi hướng tự phát, game thủ đến với thi đấu chuyên nghiệp là vì đam mê chứ chưa có sự giúp đỡ, chắp cánh từ cộng đồng. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì nền thể thao điện tử nước nhà đã từng bước được cải thiện và mang đến nhiều cơ hội hơn cho những người có giấc mơ thực sự.
Như đã nói ở trên, Divine đến với Shark Tank với màn gọi vốn 3 tỷ đồng cho 5% cổ phần công ty. Tuy nhiên, một số thông tin đã dần được hé lộ qua các hỏi của các shark. Công ty có đến 500.000 khách hàng, nhưng chủ yếu đến từ hoạt động phân phối game bản quyền. Cụ thể, hoạt động này chiếm đến 83 tỷ đồng trong tổng doanh số 84 tỷ đồng năm vừa qua. Như vậy các hoạt động khác chiếm tỷ trọng rất thấp. Là một “cá mập” công nghệ shark Dũng bày tỏ sự e ngại về vấn đề phát hành game và sự cạnh tranh từ các đối thủ sừng sỏ. Các shark khác quan tâm nhiều hơn đến mô hình giáo dục trong trường đào tạo. Liệu tính giáo dục đến từ chính game hay từ hoạt động quản lý, kiểm soát, cách thức tổ chức của trường đào tạo. Liệu việc quản lý có thực sự khoa học và đảm bảo chắc chắn mang lại hiệu quả, tính đột phá trong mô hình đào tạo là gì?...
Rất nhiều rào cản đặt ra cho các thành viên Divine. Tất các các shark đều từ chối đầu tư vì quan ngại rằng đây là một hình thức tiếp tay cho giới trẻ chơi game quá đà, chưa có định hướng tốt trong việc giáo dục về cả thể chất, tinh thần và đạo đức cho người chơi.