Bất kỳ ai từng đọc qua tiểu thuyết kiếm hiệp, có lẽ đều có thể kể ra vanh vách 2 môn thần công tuyệt thế mạnh mẽ bậc nhất trong thế giới của Kim Dung. Đúng vậy, đó không phải gì khác mà chính là “Cửu Âm Cửu Dương”. Nếu như “Cửu Âm” xuất hiện từ khá sớm và có mặt xuyên suốt trong bộ 3 tác phẩm “Xạ Điêu Tam Bộ Khúc”, thì “Cửu Dương” lại chỉ chính thức “xuất thế” trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Xuất hiện muộn và ít là vậy, nhưng bằng nghệ thuật kể truyện tài tình, Kim Dung đã nhanh chóng khiến “Cửu Dương Thần Công” trở thành môn nội công bá đạo nhất trong tiểu thuyết của ông nói riêng, và thậm chí là tiểu thuyết võ hiệp nói chung.
Cửu Dương Thần Công tổng cộng có 3 nguồn gốc, được Kim Dung chỉnh sửa qua nhiều thời kỳ, và thể hiện rõ rệt sự chuyển biến trong tư tưởng của chính tác giả. Cũng vì lẽ đó, nhiều mâu thuẫn khó tránh khỏi sẽ xảy ra giữa độc giả của các bộ cũ, mới. Như vậy, đâu là nguồn gốc thật sự của Cửu Dương Thần Công? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem. Vào thuở ban đầu, cả hai bộ võ công tuyệt thế Cửu Âm - Cửu Dương đều có “bản quyền” thuộc về Đạt Ma. Bởi vì đều do một người sáng tác, nên 2 bộ võ công này khi ấy “hỗ trợ lẫn nhau, tương sinh tương khắc, không phân cao thấp”. Tuy nhiên, Cửu Dương chú trọng bảo hộ tự thân, còn Cửu Âm lại thiên về khắc địch chế thắng. Bởi vậy, xét về nội lực thâm hậu, Cửu Dương hiển nhiên trội hơn một bậc, còn về chiêu thức tinh diệu, Cửu Âm lại có phần nhỉnh hơn.
Ở phiên bản nguồn gốc thứ 2, cũng là phiên bản được phổ biến rộng rãi nhất, được nhiều người chấp nhận nhất, “bản quyền” của 2 bộ chân kinh này đã bị tách ra. Cửu Âm lúc này được xác định là do Hoàng Thường sáng tác, còn Cửu Dương thì được tương truyền thuộc về Đạt Ma Tổ Sư. Và vì không cùng một người sáng tác, nên tính tương hỗ giữa 2 bộ chân kinh cũng đã mất đi. Không chỉ thế, cũng trong phiên bản này, Kim Dung đã dùng lời của Trương Tam Phong (lúc đó là Trương Quân Bảo) để... cướp luôn bản quyền sáng tác Cửu Dương khỏi tay Đạt Ma. Lời ấy đại khái nói rằng Đạt Ma Tổ Sư là người Thiên Trúc, dù biết tiếng Hán cũng không thể viết ra những lời lẽ tinh hoa như trong Cửu Dương Thần Công được. Trương Quân Bảo khi đó cũng đoán rằng, có lẽ bộ chân kinh này là do cao tăng Thiếu Lâm Tự mượn danh Đạt Ma để viết vào Lăng Già Kinh.
Trong phiên bản cuối cùng, cũng là bản chỉnh sửa gần đây nhất (và bị khá nhiều người phản đối), nguồn gốc của Cửu Dương lại bị thay đổi một lần nữa. Để kết nối Cửu Âm và Cửu Dương, Kim Dung đã biến Cửu Dương thành kẻ “hậu sinh”, là sản phẩm ra đời do một vị cao tăng Thiếu Lâm đấu rượu thắng Vương Trùng Dương, mượn đọc Cửu Âm rồi kết hợp với “phật học uyên thâm” của mình và viết ra. Thậm chí, có người còn cho rằng vị cao tăng này chính là Hư Trúc, người sở hữu Tiểu Vô Tướng Công có nhiều điểm tương đồng với Cửu Dương Thần Công. Tuy nhiên, đây chỉ là suy đoán thiếu căn cứ của độc giả, và không được nhiều người đồng ý cho lắm.
Nói tóm lại, Cửu Dương Thần Công đã bị thay đổi bản quyền tới 3 lần. Nguyên nhân? Có lẽ một phần là do Kim Dung khi về già dần dần tin tưởng Đạo Giáo, nên đã biến môn võ học thuộc Phật Giáo ban đầu (Cửu Âm trong bản đầu tiên) trở thành võ học Đạo Gia. Một phần khác, là do độc giả cảm thấy cả 2 môn võ học cao thâm nhất của Kim Dung đều là “ngoại lai”, không phải võ học Trung Hoa chính thống, nên viết thư phản đối gửi đến tòa soạn. Kim Dung hẳn cũng cảm thấy vấn đề này, nên đã sửa sang lại cho chiều lòng người đọc.
Nối tiếp câu chuyện Cửu Dương Thần Công vẫn chưa có lời giải đáp, Cửu Dương VNG viết tiếp đoạn kết Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung. Sau khi, Chu Nguyên Chương lên ngôi, chủ nhân của bộ Cửu Dương Thần Công là Trương Vô Kỵ quyết định cùng hồng nhan tri kỷ Triệu Mẫn phiêu dạt hải ngoại. Thần công Cửu Dương cũng từ đó lưu lạc chốn giang hồ, vô tình lại khiến cho võ lâm chia làm hai thế lực, quyết tử chiến để tranh đoạt thần công. Một phần nhân sĩ giang hồ hiểu rằng chỉ có con đường phò trợ thiên tử mới có thể khiến cơ nghiệp Đại Minh vững chắc, khiến cho trăm họ được hưởng thái bình thịnh trị. Vì vậy số nhân sĩ này quy tụ dưới trướng Minh Thái Tổ, tạo thành Trung Nguyên Thế Lực, phò trợ Thiên Tử tranh đoạt Thần Công nhất thống võ lâm.
Tuy nhiên, cũng có một số hào kiệt giang hồ cùng võ quan triều đình không phục , cho rằng Chu Nguyên Chương bất nhân cướp ngôi vị giáo chủ Minh Giáo, lại âm thầm ám toán trung thần ấy là bất nghĩa, võ lâm rơi vào tay hắn liệu có còn giữ được ngạo cốt hiên ngang chính khí của giang hồ? Số nhân sĩ này sau đó bí mật tề tựu tạo thành Tây Vực Thế Lực, phất cờ tụ nghĩa đối kháng triều đình, quyết không để Thần Công cũng như võ lâm rơi vào tay Chu Nguyên Chương. Để thử trải nghiệm cảm giác sở hữu môn thần công tuyệt thế này, người đọc có thể truy cập theo địa chỉ sau:
Trang chủ Cửu Dương VNG: http://cuuduongm.zing.vn/
Fanpage: https://goo.gl/VSKSma
Group cộng đồng: https://goo.gl/SweNj8