Pháp khủng hoảng vì... thiếu mù tạt để ăn

Mù tạt - một loại gia vị ưa thích của người dân Pháp đang trở nên khan hiếm do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và nhiều lý do khác. 

Mù tạt – một loại gia vị ưa thích của người dân Pháp đang trở nên khan hiếm do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và nhiều lý do khác. 

TIN LIÊN QUAN

Có một câu chuyện ngắn để làm rõ tình trạng “Khủng hoảng mù tạt” này của nước Pháp.

Tình hình trầm trọng đến mức nhiều cửa hàng tạp hóa giới hạn mỗi khách hàng chỉ được mua 1 lọ mù tạt. Ở thị trấn nọ có một cư dân, sau khi mua 1 lọ mù tạt theo đúng quy định và rời cửa hàng, anh ta đã lẻn vào cửa hàng từ lối vào khác, mua thêm 1 lọ mù tạt nữa và thanh toán ở quầy thu ngân khác so với lúc đầu.

Nghe thì có vẻ ly kì nhưng thực ra, người đàn ông này vất vả như vậy chỉ để: mua 2 lọ mù tạt.

Đó đúng là những gì Pháp đang phải trải qua, sự thiếu hụt mù tạt trong các bữa cơm của nhiều gia đình Pháp đã kéo dài nhiều tuần lễ. Nguyên nhân được cho ban đầu là vì biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn cung mù tạt trong nước. Ngoài ra, đại dịch Covid – 19 kéo dài làm gián đoạn công tác nhập khẩu, đứt gãy chuỗi cung ứng khiến Pháp bị mắc kẹt ở giữa.

Mù tạt cháy hàng tại mọi nơi 

Phóng viên đã ghé thăm một số cửa hàng tạp hóa và siêu thị nhỏ ở phía tây Paris trong tuần qua. Đa số ở trong tình trạng không có mù tạt để bán, ngay cả 2 nhãn hiệu mù tạt phổ biến là Maille và Amora cũng cháy hàng.

Những hộp mù tạt trên kệ tại một siêu thị của Pháp vào tháng 7. Ảnh: AP.

“3 tháng nay tôi không nhập về được lọ mù tạt nào, ai cũng hỏi chúng nhưng tôi rất tiếc khi phải trả lời là không có”. Hassan Talbi, chủ sở hữu một cửa hàng nhỏ ở Rue de Courcelles, cho biết.

Theo như trí nhớ của Talbi, lần cuối cùng anh còn được nhìn thấy mù tạt là vào khoảng 2 tháng trước, đó gần như là thùng mù tạt cuối cùng mà nhà phân phối gửi cho anh.

Mù tạt là thứ không thể thiếu trong các bữa ăn của hầu hết gia đình ở Pháp. Nó được ăn kèm với khoai tây và bánh mì, đồng thời là gia vị cho nhiều món ăn khác, ví dụ như đặc sản mang tính biểu tượng steak tartare.

Mù tạt còn là đặc sản, là niềm tự hào của Pháp từ thời xa xưa. Từ thời Trung Cổ, Pháp đã nổi tiếng thế giới với các loại mù tạt ngon, tiêu biểu nhất là mù tạt Dijon đến từ vùng Burgundy (Pháp).

“Chúng tôi đã làm ra loại gia vị ngon nhất thế giới”, cô Dinhut nói.

Tuy là nước tiêu thụ mù tạt nhiều nhất thế giới, Pháp hiện chỉ có khoảng 4.500 ha trồng loại cây này.

Hạn hán và các đợt nắng nóng xảy ra vào năm ngoái ở Canada đã làm gián đoạn nghiêm trọng nguồn cung toàn cầu, làm nguồn cung nước ngoài của Pháp giảm 80%.

Ở trong nước, các chuyên gia cho biết giá nhiên liệu cao gây khó khăn khi vận chuyển hàng hóa. Nông dân cũng cho biết côn trùng phá hoại mùa màng ngày càng nhiều hơn do thời tiết ấm lên.

Lời kêu gọi “hồi sinh” ngành sản xuất mù tạt. 

Paul-Olivier Claudepierre, đồng sở hữu của Martin-Pouret, một doanh nghiệp nông sản của Pháp, nói với tờ Le Monde rằng ânh mong đây là lời cảnh báo dành cho những người cầm quyền, hy vọng họ sẽ khôi phục lại ngành công nghiệp sản xuất mù tạt ở nước này.

Khi nghe tin về cuộc khủng hoảng mù tạt, nhiều người dân bắt đầu tích trữ với số lượng lớn. Điều này càng làm tình hình tồi tệ hơn và bị nhiều người lên án gay gắt.

Tuy nhiên, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thuyết âm mưu rằng cuộc khủng hoảng này chỉ đơn giản là trò lừa của giai cấp cầm quyền nhằm đẩy giá mù tạt lên. Những video quay lén kho hàng đầy ắp mù tạt trong các siêu thị làm thuyết âm mưu kiểu như vậy xuất hiện ngày càng nhiều.

Carrefour, một nhà bán lẻ, nạn nhân của những video trên giải thích:

“Chúng tôi tìm được một nguồn cung mới, tuy không nhiều nhưng chúng tôi sẽ đưa mù tạt quay lại các kệ hàng nhanh nhất có thể”.

Hubert Guillaume và Naël Bernard, nhân viên kho tại một chuỗi siêu thị Monoprix ở Paris không khỏi vui mừng khi cả hai nhìn thấy những lô hàng mù tạt đầu tiên sau một thời gian dài cháy hàng.

“Trước đây, có người còn xuống tận kho để lục soát, giờ thì họ có thể mua ngay trên kệ được rồi”. Bernard cho biết một số người còn ngày nào cũng đến, chỉ để hỏi mù tạt đã được đưa đến cửa hàng chưa, và câu trả lời luôn là không.

Mọi chuyện bắt đầu từ Canada, nguồn cung chính của mù tạt. Thời tiết bắt đầu trở nên khô và nóng bất thường ở các vùng Alberta và Saskatchewan vào năm ngoái, khiến năng suất vụ mùa giảm. Theo khảo sát thị trường, Pháp là nước nhập khẩu lớn thứ hai còn Canada là nơi sản xuất mù tạt lớn nhất thế giới.

Paul Delacour, một nông dân ở phía tây bắc Paris cho biết mùa màng đang bị tàn phá nặng nền bởi các loại côn trùng. Các quy định nghiêm ngặt về thuốc trừ sâu và hóa chất bảo vệ thực vật của châu Âu khiến họ gặp khó khăn trong việc tiêu diệt côn trùng gây hại.

Một chiếc máy đang đổ đầy các lọ đựng mù tạt tại nhà máy Reine de Dijon ở Fleurey sur Ouche, Pháp, vào tháng 12/2021. Ảnh: AFP.

“Năm 2016 chúng tôi sản xuất được 12.000 tấn mù tạt, con số đó giảm còn hơn 4.000 vào năm 2021, tất cả là do chúng tôi không kiểm soát được vụ mùa nữa”, Fabrice Genin, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất hạt mù tạt của Burgundy cho biết. Ông cũng nhấn mạnh, đây là tác hại của việc biến đổi khí hậu.

Bên cạnh nguồn cung giảm sút, lạm phát trong nước khiến giá mù tạt tăng chóng mặt.

Marc Désarménien, Tổng giám đốc của Edmond Fallot, một công ty sản xuất mù tạt có trụ sở tại Burgundy cho biết, giá mù tạt công ty ông đề ra đã phải tăng 9% so với trước để bù vào lạm phát, và nhiều khả năn vẫn còn phải tăng nữa.

“Dự báo tình hình này sẽ còn kéo dài đến năm 2024”, Luc Vandermaesen, Chủ tịch tập đoàn Mustard of Burgundy cho biết.