TIN LIÊN QUAN
Loài chim thiên đường tuyệt đẹp (Lophorina superba) được biết đến với bộ lông “Vantablack bóng tối”, tối đến mức nó có thể hấp thụ 99,95% ánh sáng mặt trời (về mặt kỹ thuật, Vantablack hấp thụ đến 99,96%). Loài chim này còn có tên gọi khác là “Chim thiên đường Vogelkop”,
Ed Scholes, một nhà khoa học tiến hóa tại Dự án Chim thiên đường của Đại học Cornell, cho biết: “Khi bạn nhìn thấy hình dạng Vogelkop trông như thế nào và hoạt động như thế nào trên thực tế, bạn chắc chắn sẽ nghi ngờ rằng đó là một loài động vật khác chứ không phải là chim.”
Những thước phim được thu thập bởi Scholes và Timothy Laman, một nhà điểu học và một phóng viên ảnh động vật hoang dã tại Bảo tàng Động vật học của Đại học Harvard, cung cấp bằng chứng chắc chắn đầu tiên rằng Vogelkop, chỉ tồn tại ở khu vực các khu rừng nhiệt đới của quần đảo New Guinea.
Loài chim này có bộ lông đen như ‘bóng tối của ma quỷ’ cùng với phần lông ‘kì lạ’ có thể phát quang trước ngực được ví như một viên ‘Ngọc lam huỳnh quang’. Khi Vogelkop để lộ bộ lông của mình trước những con cái xung quanh, nó tạo thành hình lưỡi liềm với đầu nhọn và vẻ mặt cau có.
Khi Scholes và Lamon cố gắng tiếp cận Vogelkop vào mùa giao phối, họ nhận thấy sự khác biệt trong hành vi của chúng. Vogelkop đực không mở hoàn toàn bộ “áo choàng” của mình cho đến khi con cái tiến lên phía trước, và nó sẽ cố tình che khuất tấm chắn ngực của mình để làm nổi bật các điểm mắt “giống như chiếc đèn pha” của mình.
Dự án “Chim thiên đường của Cornell” do Scholes và Lamon cùng hợp tác đã khám phá ra loài chim thiên đường tuyệt vời Vogelkop.