Phỏng vấn trader FC Online Trương Văn Toàn: “mình sống real thì gặp người real”

Nếu như cà phê cùng một game thủ chuyên nghiệp, họ sẽ cho bạn những kỹ năng của pro player. Còn nếu chuyện trò với một thương nhân (trader) trong một tựa game nào đó, họ sẽ chỉ cho bạn hạn các thủ thuật tránh bị scam, thậm chí cách kiếm tiền từ game theo cách hay ho mà bạn chưa biết.

Dù đã hoạt động giao dịch trong game ở cộng đồng EA Sports FC Online Việt Nam hơn 6 năm, nhưng Trương Văn Toàn là một người khá kín tiếng. Ngay cả với cuộc phỏng vấn này, Xemgame.com đã thuyết phục để anh đồng ý chia sẻ góc nhìn thẳng thắng về các hoạt động liên quan tới Thị Trường Chuyển Nhượng trong game như Q&A, tư vấn cầu thủ, xây dựng đội hình (team), giao dịch trung gian, bơm BP vào acc, nạp FC (Việt Nam). Do tình trạng scam (lừa đảo) đang ngày càng gia tăng, tinh vi hơn và đó cũng là nỗi ám ảnh với những gamer, đặc biệt là những người mới chơi.

“Không chơi thì là người thắng, còn bước vào cuộc chơi thì 50-50%”

Theo anh, người mới chơi EA Sports FC Online (tiền thân là FIFA Online 4), nên mua tài khoản nâng cấp cầu thủ hay đội hình hay mua nhiều BP/FC?

(Cười) Vấn đề mua hay không mua tài khoản game là không quan trọng. Ví dụ, bạn đang có một tài khoản chơi, cảm nhận đội hình cầu thủ quá yếu so với nhu cầu đang chơi thì mới suy nghĩ việc nâng cấp, chứ chơi giải trí đơn thuần thì khỏi mua, cày chay.

Thật ra nhu cầu mua bán tài khoản đa số là do hội nhóm – ba bốn năm thằng bạn chơi game cùng nhau, có nhu cầu đua tranh cho vui thì họ muốn mua tài khoản tốt hơn.

Mình có nên mua tài khoản đã nạp sẵn nếu mới chơi?

Trong game này có 2 trường phái: thứ nhất mua để nâng cấp cầu thủ; và nhu cầu bạn chơi game để mình bỏ tiền mua vui là thứ hai – ví dụ Toàn bỏ tiền mua vui thì mình có thể nạp trực tiếp thẻ từ nhà phát hành game, đó là nhu cầu trực tiếp – tùy mình lựa chọn.

Nếu có nhu cầu mua tài khoản mới thì cần lưu ý điểm gì, nhất là khi không còn sử dụng muốn chuyển nhượng lại cho người khác?

Nếu bạn mua tài khoản từ người lạ thì mình phải hỏi người bán – mà người bán là uy tín thì phải biết họ là ai. Cách trực tiếp là phải gặp mặt, nếu họ ở khu vực mình đang sống thì gặp trực tiếp mà mua, thì an toàn hơn, chứ nếu mua trên mạng thì rủi ro gặp lừa đảo (scam), khó kiểm tra legit. Vẫn câu cửa miệng mình hay chia sẻ anh em: “không nên mua tài khoản trên mạng trừ khi mình biết người đó là ai, check legit thật kỹ”

Có cách nào để biết scam? Vì mình không biết gì và mới lần đầu tiếp xúc thị trường chuyển nhượng trong EA Sports FC Online. Theo anh, có cách nào nhận diện số ít dấu hiệu lừa đảo từ người mua hoặc người bàn? (Có nhiều trường hợp kiểm tra lúc mua chưa phát hiện sai phạm từ nhà phát hành mà mua về thì bị band với lý do nào đó)

Mất trắng! Thật ra thì như cái gốc cây, mình mua tài khoản từ nơi uy tín thì không bị gì, thẳng thắng là vậy. Còn nếu mình mua tài khoản nơi chợ trời, chưa được cộng đồng khẳng định uy tín (check legit) thì mình nên cân nhắc rủi ro gặp lừa đảo cao.

Không chơi (không mua) thì là người thắng, còn đã bước vào cuộc chơi (cuộc mua) thì 50-50%.

Nếu đã bị scam bởi ai đó thì có cách nào giải quyết với họ? Nhưng đang giữ thông tin của nick.

Có giải pháp. Đó là mua tài khoản mới mà chơi.

(Cười) Vậy có khác nào tốn thêm tiền?

Đã dung từ scam, tức là lừa đảo trên mạng. Nếu bạn đã bị lừa thì cách tốt nhất không bị lừa là: đừng-có-mua. Hoặc là, mình tìm những nơi hay những người từ xưa tới nay có câu cửa miệng từ họ: “giao dịch trực tiếp” – thì xác suất cao không bị scam.

Còn lại ở trên mạng thì lúc nắng lúc mưa. Ngay cả bản thân Toàn cũng không nhận là uy tín, tự cộng đồng nhìn nhận và đánh giá, thành ra là chọn mặt gửi vàng là do anh em.

Cách kiểm tra mà không bị lừa dể nhất (nếu giao dịch trực tuyến) thì gọi video trực tiếp với họ. Còn nếu họ ở khu vực đang sinh sống của bạn, thì gặp mặt giao dịch trực tiếp. Chứ bây giồ bạn hỏi “an toàn tuyệt đối” khi mua tài khoản từ người lạ thì trừ khi nào tài khoản đó là “đứa con ruột” mình tao ra thì an toàn.

Dù gặp trực tiếp nhưng họ vẫn có những thủ thuật để lừa và thao túng tâm lý thì sao?

Có. Nếu bạn gặp mặt họ thì mình xin chụp selfie “anh/em cho Toàn làm tấm seo-phi” – sau này mình cố tình gửi cho họ, “anh/em ơi sao này làm kỷ niệm”, để chớp người ta, ra xã hội thì mình phải biết chớp người khác, là được. Còn né thì không né được.

Với tình huống tinh vi, họ tạo ra một group chuyên lừa đảo có tổ chức, hoặc một nhóm chuyên lừa đảo có đường dây thì anh xử lý ra sao? – Do góc nhìn là một group lớn uy tín như anh thì thấy dễ, nhưng nhiều khi họ tạo nhiều group nhỏ-lẻ không uy tín để mời gọi người chơi mới với dụng ý xấu, là scam!

Mọi sự ngu dốt đều phải trả bằng tiền bạc, không né được. Chơi là phải chấp nhận, không chơi thì thôi.

Anh đã từng gặp cá nhân nào nhây với mình chưa? Tất nhiên, ý tôi nói là họ muốn scam anh.

Nếu đã xác định vai trò bán buôn, là thương nhân của game này thì mình phải mềm mỏng với khách – tất nhiên không phải 100%. Nếu gặp khách lôm nhôm thì mình nói đơn giản: “bạn có cọc không?” (cọc tiền hoặc cọc cằn tùy khách nghĩ lúc đó) – Cọc thì mình nói chuyện tiếp, không thì thôi.”

Trên hành trình giao dịch trung gian, anh đã từng bị phản bội? Cụ thể là những người đồng hành với mình quay lại lừa mình chưa?

Có chớ, rất nhiều. Ít nhất tới giờ là 5 người, lừa mình tiền mặt luôn.

Anh đối xử với họ ra sao?

Với Toàn, khi ai đó nợ tiền thì mình đều lưu vào trang tín nhiệm ở trên file excel. Nhưng khi họ đã từng lừa mình, đặc biệt là những người đồng hành với Toàn thì đơn giản xóa tên họ trong danh sách nợ. Không đòi không lấy, mặc kệ họ.

Tệ hơn, họ dùng chính uy tín của anh để lừa mọi người, phản ứng của anh ra sao?

Kệ, thì người bị lừa thì chịu (cười), nói thẳng mà thô là ngu.

Nhưng họ vẫn cố chấp, kiểu như chịu đấm ăn xôi rồi gặp người liều, lâu lâu lấy uy tín của anh ra làm bình phong để lừa những người tiếp theo (người mới chơi game), khi đó anh có chịu trách nhiệm không?

Khoan, mà nếu họ kêu bạn ăn sh***t, bạn có ăn không? (người hỏi nhoẻn miệng cười). Nếu ai nói với bạn “làm nay làm kia” mà bản thân mình trước hết phải tự xác định: tiên trách kỷ hậu trách nhân – Do bản thân mình trước.

Anh có gặp trường hợp bị “gài” như kiểu: họ chuyển nhầm tiền, sau đó yêu cầu anh trả tiền lại? (tức là họ chuyển nhầm số tài khoản và yêu cầu ngân hàng thu tiền lại, giúp họ)

Ngân hàng không có thu tiền lại người nhận, họ chỉ gọi hỏi là có một khoảng chuyển nhầm cho bạn và bạn muốn trả hay không.

Vậy chắc anh bị nhiều người “gài” lắm nhỉ?

Gài nhiêu, nhưng mà Toàn nói là mình không nhận, không trả, làm gì được mình?

(người hỏi bật cười rồi buộc miệng nói: “ông này liều hơn người gài luôn trời”, sau đó Toàn đáp nhanh)

Khi bạn va chạm với đời nhiều thì mình sẽ thực tế, hành động đơn giản. Thực tế có nhiều ngân hàng gọi điện cho Toàn về những khoản chuyển nhầm, mình đều trả lời gọn: “địa chỉ nhà tôi đây…., thích thì lên đây gặp tôi uống cà phê, nhớ kêu người chuyển nhầm đi nữa, tôi bao chầu cà phê”.

“Chúng ta chơi trong cộng đồng thì biết mình đang sống, đang làm việc, đang giải trí, đang vui đùa sau một ngày lao động vất vả”

Nếu muốn khởi sự tạo lập và xây dựng một cộng đồng cho riêng mình thì có kinh nghiệm gì để chia sẻ?

Để làm cộng đồng thật ra đơn giản lắm, bằng cách là: mình đừng quan tâm đến cộng đồng. Tức là, mình đừng nghĩ là đang làm cộng đồng khi khởi sự, bản thân cứ sống đúng với bản chất đang có (authentic), thì ngẫu nhiên và may mắn sẽ có được cộng đồng.

Chứ thoạt đầu mà bạn đặt điều kiện “abc xyz” là phải-có-cộng-đồng, thì chỉ có bịp (thủ đoạn tín nhiệm là một cách gạt một người hay một tập thể sau khi có sự tin tưởng của họ).

Tạm gọi công việc của anh là trader, vậy thời gian đầu anh có gặp khó khăn nhiều chứ? Và nếu ai đó muốn tham gia để làm công việc này thì cần lưu tâm điều gì?

Làm ngành nghề gì cũng vậy, không nhất thiết là game. Game cũng chỉ là bài học trong cuộc sống – giống như ngoài đời, gần như là một phiên bản như ngoài đời. Cụ thể hơn, như bước đầu tiên gần như mình không có tiếng nói, nếu muốn đi nhanh thì phải chủ động tìm người có tiếng nói trong cộng đồng, chơi win-win, nếu mình đối xử tốt với họ thì sẽ đi nhanh hơn. Còn chân ướt chân ráo lên thành phố làm ăn, buộc phải tự bơi – thời gian bơi ăn thua độ vào bờ của bạn (cười).

Lấy ví dụ đơn giản, là Toàn. Khi bản thân xác định làm công việc này (cộng đồng game gọi là thương nhân), thì mình là một trong những người không phải tai to mặt bự nhưng chắc chắn là có tiếng nói. Mình có thể giúp bạn đi lên được nhưng với điều kiện bản thân phải chăm chỉ. Chăm chỉ ở đây là livestream – ví dụ là vậy.

Quan trọng là do mình, chứ không quan trọng do ai cả, phải tự lực. Chẳng qua lúc đó người ta đuốc mồi cho mình, giúp mình thông qua một vài tiếng nói, chứ họ không thể nào động hành với mình cả đời được, huống gì là một trò chơi điện tử. Ví như họ chỉ mình cách vào rừng chặt khúc gỗ này, để khúc gỗ kia trên mặt nước nổi lâu hơn so với phần còn lại.

Quá khứ đến hiện tại, thậm chí là tương lai gần anh đã từng dùng uy tín của bản thân để giúp đỡ người nào đó, xong họ quay lại không nhận anh, không quen biết anh?

Có, có chứ. Toàn giúp đỡ rất nhiều người. Bài học đặt ra là gì? – có đức mặc sức mà ăn. Câu nói vừa nêu là từ một người bạn của Toàn chia sẻ thời khó khổ, hay uống cà phê cùng nhau.

Nhân cơ hội này thì mình chia sẻ thêm, trong cuộc sống hiện thực ta phải sống đẹp. Khi mình sống đẹp thì sẽ gặp những người thầy, những người bạn đồng hành ngắn hạn sẵn sàng hỗ trợ rồi giúp đỡ tận tâm bất cứ lúc nào, mà ta hay gọi đó là vô tình hay ngẫu nhiên hoặc may mắn. Trước mặt thì mình nên sống tốt, biết trước biết sau, sớm muộn cũng gặp quý nhân, cũng từ game mà ra.

Điều tự hào mà nhắc về cộng đồng mà anh đã xây được là gì? Về mặt tinh thần, tức là anh đã có một tiếng nói cụ thể trong cộng đồng, đại loại là không scam, không lừa lọc an hem nhau…?

(Cắt lời ngang) Thật ra điều bạn liệt kê nó không tồn tại trong xã hội, cụ thể là trên mạng (mạng xã hội). Bạn chỉ cần đơn giản là biết “mình không vì bản thân” thì trời tru đất diệt. Cho dù Toàn có làm một cộng đồng to như thế nào thì vấn đề của mình phải nuôi gia đình, là ưu tiên sau tất cả.

Toàn chỉ mong, cho dù cộng đồng phát triển thì chúng ta cũng phải lao động, kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình. Tiếp đó thì anh em chơi nhau là một cái duyên, còn không thì chả vấn đề gì, không có tự hào gì cả. Chúng ta chơi trong cộng đồng thì biết mình đang sống, đang làm việc, đang giải trí, đang vui đùa sau một ngày lao động vất vả.

Game mà, giải trí là ưu tiên.

“Làm được, chịu được, vượt qua được thì tồn tài được, sống lâu thì huyền thoại!”

Anh đã từng gây ra phiền hà cho gia đình chưa?

Có. Toàn “báo nhà”, mình đã từng chơi đỏ đen. Nhiều khi bạn sẽ gặp một trạng thái là mình sẽ kiếm được tiền, khi mà bản thân có tiền thì sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực, cái gọi là “nhàn cư vi bất thiện”.

Đời người không biết trước được, nếu ai hỏi Toàn “uy tín không?”, thì mình không tự nhận uy tín mà để họ, là khách hàng nhìn nhận – Có thể hôm nay Toàn uy tín nhưng chưa chắc đến đêm nay chơi bời gì đó thì chả ai biết được. Thế nên, hữu xạ tự nhiên hương thôi bạn.

Khoảnh khắc nào khiến anh có sức bước ra khỏi bóng tối khi sa ngã?

Khi Toàn bước ra khỏi bóng tối, là khi mình hết tiền.

Ngoài vấn đề tiền, thì còn động lực nào giúp anh bước ra bóng tối nữa?

Như thế này, nếu mà Toàn không hết tiền thì mình không bước ra ánh sáng được. Bởi khi đó, mình còn đang cuốn theo chiều gió – mình đang có tiền mà, còn tiền thì còn chơi, càng có tiền thì càng chơi.

Nhiều tiền thì chơi theo kiểu nhiều, ít thì chơi theo kiểu ít, hết tiền thì mình đi vay mượn cho tới khi hết uy tín (như tín dụng giảm dần) – đó cũng là khoảnh khắc mình nhận ra đủ bản lĩnh để đối mặt mà vượt qua hay không? Tùy ở bạn và mình.

Sự cố xảy ra trong cuộc sống là chuyện thường tình, như một cơn lốc xoáy hoặc hố đen trên biển – nếu bạn đã từng ra tắm biển thì thấy người ta cấm cờ đen, nếu ai đủ bản lĩnh vượt qua thì sẽ mạnh mẽ hơn, quan trọng là nội tại của mình (đây chỉ là ví dụ để dễ hình dung không khuyến cáo làm theo, nhất là trẻ em và người không biết bơi).

Nhưng đâu phải ai cũng như anh, có nội tại như thế và đủ bản lĩnh để đối diện với bất trắc trong cuộc sống hiện thực?

Thì mình chết. sa đà đến sa đọa, chỉ vậy thôi. Toàn chả khuyên ai bất kỳ điều gì, chỉ đơn giản một điều: làm được, chịu được, vượt qua được thì tồn tài được, sống lâu thì huyền thoại!

Theo góc nhìn của mình, khái niệm bản lĩnh của anh như thế nào?

Nếu bạn có bản lĩnh thì mình tin rằng tất cả những thứ trong xã hội đều vượt qua được. Còn khi mình không đủ bản lĩnh, thì dù xô xác nhẹ, va quẹt xe cộ thì mình cũng không ngóc đầu lên được. Vấn đề do mình – cá nhân của mỗi người đều có một bản lĩnh riêng, đủ thì vượt qua mà không đủ thì ở lại.

“Mình sống real thì gặp người real”

Đặt một viễn cảnh không có thật, một ngày đẹp trời cộng đồng tẩy chay mình, anh phải đối diện với ngữ cảnh đó ra sao?

Ở ngoài xã hội có câu: “bào”. Tức là cố được miếng nào tận dụng rồi mất tích, đó gọi là mặt tiêu cực của một con người, kiểu ăn xin online, bỏ đi cái liêm sỉ để ăn xin, nhờ sự giúp đỡ của người khác mặc định là cái “nghề, với tâm thế chả còn gì để mất.

Toàn có ví dụ nầy cho anh em còn đọc bài viết đây, cụ thể là xưa có 2 anh chàng rapper kêu gọi cộng đồng của họ quyên góp làm 1 show một đô gì đó, nhưng không thấy làm, một người thì sau này không đủ bản lĩnh đã mất tiêu dính nhiều tai tiếng, còn người kia thì vẫn còn hoạt động tới giờ và rất nổi – người đó biết mình có vết nhơ trong cuộc sống nhưng trong đời làm nghệ thuật tới hôm nay vẫn cố gắng hoạt động tích cực, được xã hội đón nhận trả lại. Cuộc sống là thế, thức tế là thế.

Quay lại câu hỏi trước, anh có hãnh diện khi mình đã xây dựng được một sân chơi giao dịch ít nhiều có uy tín trong cộng đồng EA Sports FC Online, cùng các cộng sự?

Nói về vấn đề xây dựng thì Toàn thật lòng chia sẻ: mình chả xây dựng gì cho cộng đồng nầy, mình chỉ biết luôn cố gắng từng ngày để mà, trước có tiềm (tức người giao dịch đó trả tiền cho Toàn để mình có tiền ăn uống). sau là hạn chế phần nào tình trạng scam trên mạng xã hội, hạn chế được phần nào hay phần đó, hạn chế tối đa giữa người mua người bán đừng bị lừa.

Chứ mà nói tự hào điều gì thì Toàn cũng không quan tâm. Bản thân luôn cố gắng từng ngày cho nhiều người không bị lừa. Chứ nói trong sạch vững mạnh thì không biết bao giờ – tại vì mạng xã hội có người tốt, người xấu đồng hành, nếu không thì còn gì là xã hội, sau tất cả còn giữ lại sự tử tế cho nhau là điều đáng ghi nhận.

Với gia đình, anh từng trải qua áp lực vô hình nào khi bản thân mình đang trong bóng tối, góc khuất – kiểu áp lực làm mình muốn quay đầu lại, càng sớm càng tốt?

Toàn chưa trải qua vấn đề bạn vừa nêu trong câu hỏi, vì trên đường đời của mình gần như bằng phẳng. Nhưng mình vẫn muôn chia sẻ lại tinh thần nêu đầu bài: cứ sống hết mình, sống đúng với bản chất của mình (authentic), vì bản thân mình trước (pay yourself first) vì người khác sau.

Thì Toàn nghĩ, bạn sẽ đỡ gặp bất trắc, vì nếu trong đầu bạn có những âm mưu, so đo, lươn lẹo, toan tính… giảo hoạt thì sẽ thu hút những cong người tương ứng. Cứ sống đúng bản chất – mình sống real thì gặp người real.

Nhưng nếu bạn gặp các vấn đề bất trắc thì cũng tốt, nếu vượt qua thì càng tốt nữa. Bạn mạnh mẽ hơn, bạn là phiên bản mới hơn.

Mình có theo dõi anh qua các buổi livestream, cụ thể là những buổi phát lại nhưng user xem không nhiều, cá nhân mình cũng từng làm streamer một thời gian nhưng khi ít người xem thì trạng thái khá tệ. Vậy tại sao anh duy trì liên tục các buổi live qua năm nay tới năm nọ?

Thời điểm hiện tại là cuối năm 2023, xã hội gần sang năm 2014 rồi thì bây giờ bạn muốn có tiền có quyền có danh tiếng thì buộc bản thân phải hiểu: tôi là ai?

Toàn muốn gởi lời với tất cả những ai đang muốn livestream, thật sự chuyển thành công việc để mưu sinh, và tham vọng trở thành người nổi tiếng gì đó – quan trọng nhất các bạn nên về nhà tự soi gương lại, xem mình đủ năng lực chưa? Bao gồm kiến thức, kỹ năng và đặc biệt là thái độ.

Nếu bạn không có năng lực thì mình không nói. Nhưng nếu anh chị em đủ năng lực, nhứ lời nói của bản thân thu hút người khác, hay bạn có sự trải nghiệm kiểu va chạm nhiều trong cuộc sống rồi muốn chia sẻ với các user – thì nên xác định kỹ: đầu tiên, mọi người đến với mình vì cái gì? (như chơi game giỏi, )

Đặt 1 trường hợp lấy ví dụ thực tiễn đi, nếu bạn không có năng lực thì mình không nói. Nhưng nếu anh em đủ năng lực, lời nói của an hem thu hút người khác, hay là an hem có những sự trải nghiệm, trải đời va chạm nhiều thì an hem có yếu tố đó thì nên xác định kỹ: thứ nhất là, người đến với mình vì cái gì? (ví dụ bạn là người chơi game giỏi, là pro player thì cứ đào luyện tinh chuyên như tập một cú sút ngàn lần sẽ ăn được vài lần là sú sút hoàn hảo, tự động người ta biết bạn là ai; hoặc nếu bạn có câu chuyện kiểu small talk cứ chia sẻ nó; hoặc đi đây đi đó ở ngoài đường. Thứ hai, nếu bạn đã làm hết sức theo bản năng mà ít người biết tới thì cứ đặt mục tiêu đi, ví dụ như 3 tháng kiên trì trên nền tảng A nếu mà không khả quan thì chuyển sang nền tảng B, còn nếu không thi thì bạn nên kiếm việc khác để làm – tại vì xã hội quan trọng nhất là tồng tại, nếu tồn tại càng lâu thì Toàn nghĩ ngày thành công sớm muộn sẽ tới, đừng bỏ cuộc giữa chừng, là được.

Như Toàn nêu trên, người ta tới với mình điều gì thì tỷ lệ ra đi vì điều rất đó. Thành ra, nên chọn một định hướng bền vững, từng bước một (step by step), chứ không nên ăn sỏi ở thì thì không tồn tại được bao lâu đâu. Hãy tìm content (nội hàm tốt) bền vững sẽ tốt hơn, chứ content ăn sỏi ở thì chịu. Ví như một ai đó tới với bạn rồi quen nhau vì nhiều tiền, đẹp trai xinh gái thì họ sẽ ra đi với người khác, tốt hơn bạn.

Quay lại vấn đề, như Toàn livestream không đều vì mình còn phải làm việc, vấn đề công việc livestream là gì? – Là khi bản thân không còn bận tâm cơm áo gạo tiền thì mình dành toàn bộ tâm trí, tâm huyết vào việc livestream. Chứ mà bạn còn phải đang lo toan mưu sinh để tiền này tiền kia (tiền điện tiền nước tiền mạng tiến vệ sinh rác thải, v.v…) rồi cuối tháng chịu đấm ăn xôi, rồi đầu tháng đâm đầu vào livestream mà không mang lại nguồn thu để chi tiêu cân bằng, thì Toàn khuyên khi đó là tín hiệu tốt ta nên từ bỏ, đừng làm. Hãy kiếm việc gì đó để làm cái đã, để tồn tại cái đã, hoặc tích lũy vốn cái đã.

“Xem mình như cây cỏ nhưng phát triển thành cây gì là do mình chọn”

Lại câu chuyện về cộng đồng, nếu như giai đoạn chúng ta có một cộng đồng và ý định muốn làm từ thiện, cụ thể là lập quỹ thì có nên không? Tức là anh có ý thành lập quỹ nào trong vài năm tới để tham gia sinh hoạt xã hội, giúp đỡ người khó khăn?

Chuyện từ thiện, khi nhắc tới khá nhạy cảm. Toàn từng có thời gian đi phát cơm từ thiện, và sau tất cả mình chỉ nhắn nhủ với ai đang làm cộng đồng mà có ý định khởi sự lập quỹ từ thiện gì đó, sau nhiều năm mình vẫn giữ quan điểm: bạn-nên-lo-cho-bản-thân-mình-trước-đi!

Khi bạn đã lo cho bản thân, gia đình mình, và những gì đang là của mình thì khoảnh khắc đó bản thân của bạn mới thật sự nghĩ cho đi, tức là chia sẻ.

Vì hiện nay từ thiện được bỏ thêm chút thái độ sống ảo, thích đánh bóng hình ảnh để tạo được tên tuổi abc nào đó trong một cộng đồng nào đó. Với góc nhìn của Toàn, chứ thực tế mình không khuyến cáo từ thiện cho lắm, nhưng nếu ví dụ, bạn sở hữu một tiệm tạp hóa mà gần đó có số ít người vô gia cư, không việc thì nhận họ vô và đào tạo cho họ nghề để biết cách làm, đó là đưa ra giải pháp hơn là cho cơm họ nhiều lần. Dẫn dụ họ như việc chỉ cách làm cần câu, cách câu, vùng có cá – nói chung làm sao để họ câu được cá để bán bằng chính sức lao động của mình, trừ những trường hợp đặc biệt như người già, trẻ em, người khuyết tật, người mất khả năng lao động phổ thông.

Sẽ có rất nhiều cách thiện nguyện theo tấm lòng từng người. Sau tất cả, phải lo cho bản thân mình trước rồi mới tìm cách tạo ra giá trị cho xã hội – “chính tâm, tu thân” mới có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” – người xưa truyền lại cứ thế mà ngẫm.

Đặt vấn đề khó xảy ra, nhưng nếu có vẫn muốn được nghe góc nhìn của anh. Cụ thể, nếu một ngày game này không tồn tại, thì anh định hướng hội nhóm mà mình lập sẽ đi về đâu? Hoặc, chuyển hóa nó thành một hội nhóm chơi game khác, hay chuyển đổi nó thành một hoạt động khác không liên quan tới game? Như một sân chơi nào khác?

Theo góc nhìn của Toàn, khoảng 80% phụ huynh Việt Nam có tối thiểu 3-5 nghề để làm. Từ đây cho thấy, khi một công việc hoặc cộng đồng nào đó bão hòa thì mình cứ mặc kệ thời gian trôi. Tất cả phải chuyển mình, như tắc kè phải chuyển màu thì mới đẹp, luôn luôn phải đổi màu.

Cá nhân là một người trong cộng đồng đó, mà cộng đồng đó không còn nữa thì buộc Toàn phải chuyển mình, thay đổi. Như một con cá sống một vùng nước mà không đủ thức ăn để sinh tồn thì buộc nó phải lên bờ tìm thức ăn, từ từ tiến hóa có chân, gọi là cá sấu – một ví dụ vui để chúng ta dễ hình dung về sự chuyển mình, thay đổi, thậm chí tiến hóa. Con người là phải tiến hóa, không tiến hóa được thì bị đào thải. Mình cũng vậy, cộng đồng cũng thế – mỗi cá nhân đều phải tự thay đổi, phải có những bước đi mới.

Nhưng tiến hòa cũng cần có sự cạnh tranh, anh may mắn chọn chỗ sáng thì không nói, nhưng nếu có người bạn cùng thời với anh chọn góc tối, rồi hai bên lại đụng nhau thì anh sẽ đưa ra giải pháp gì chọ họ? Hay kệ mặc?

Tự bơi. Quyết định của họ là do họ chọn. Chẳng qua họ gần mực thì đen mà gần đèn thì sang, quan trọng là họ có muốn gần đèn hay gần mực? Tại vì không ai ép buộc ái cả, cuộc sống mà.

Vấn đề nằm ở đây, Toàn chỉ khuyên tất cả mọi người hãy cứ là mình. Sống thật là một, thứ hai là mọi người là những mầm non của đất nước thì cứ coi công việc, sự nghiệp, cuộc sống của bạn là những chồi non. bạn vun đấp nó, bạn chăm bón nó, bạn học hỏi nó, bạn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thì tầm vài năm, thậm chí 10 năm sau thì bạn sẽ nhận được nhiều thứ hơn bạn nghĩ.

Như Toàn, xem mình như cây cỏ, nhưng mà cây cỏ nầy phát triển thành cây gì là do mình chọn. Cứ chăm bón, chăm bón và chăm bón… và được như hôm nay.

“Tự nhiên công việc này vận vào mình, thành cái nghề mưu sinh”

“Dạo này bạn làm gì?”, bất chợt có một người bạn cũ gặp anh ở ngoài hỏi buộc miệng hỏi ngang, anh trả lời sao? Bản thân ái ngại khi phải giải thích là công việc này đơn giản là có uy tín và cày tiền?

Khi nhắc về game thì phụ huynh không thiện cảm mấy, đặc biệt với người làm game, chơi game, game thủ. Nhưng từ game, các bạn kiếm được tiền từ tựa game nào đó thì bản thân không cần chứng minh với ai cả. Bạn không phải ái ngại khi chia sẻ việc mình đang làm gì. Ví dụ như mình, ai hỏi mình làm gì thì mình nói thẳng: làm game.

Tại sao anh chọn EA Sports FC Online mà không phải game khác?

FIFA Online là tựa game mô phỏng bộ môn thể thao vua, từ trong game hay ngoài đời luôn có sự cuốn hút. Cách đây 7 năm, lúc đó Toàn mới đi nghĩa vụ quân đội về thì mình chả biết làm gì, sau đó thì tầm khoảng 25 tuổi đến 28 tuổi – đó là lúc người con trai phải nhận thức hai từ, trách nhiệm.

Thời điểm đó, Toàn nhận ra tính trách nhiệm trong cuộc sống, đó là phải lao động và kiếm tiền. Nhưng mình lại là người học chưa tới nơi không tới chốn, chỉ học hết lớp 12 và chán đời – cứ để bản thân ngồi đó trong quán net và chơi game từ ngày này sang tuần nọ tới tháng kia, hết năm. Sau đó ngẫu nhiên đi mua một tài khoản game ở ngoài đời, rồi mua vài lần, rồi tò mò tập tành mua đi bán lại, lập lại hành động như thế rồi chợt thích việc mua bán này, thấy hợp.

Khi đủ đam mê, Toàn tự lực tìm tòi học hỏi rồi tham gia các hội nhóm mua bán trên mạng xã hội, chủ động tiếp xúc với số ít người uy tín (tín nhiệm cao) về công việc này, liên hệ và học hỏi họ. Công việc cứ vậy: làm làm, mua rồi bán, bẵng đi thời gian bốn năm sau tự nhiên công việc này vận vào mình, thành cái nghề mưu sinh.

Cảm ơn những chia sẻ và góc nhìn từ anh!