Mối quan hệ giữa nhà sản xuất game và streamer có lẽ là mối gắn bó cộng sinh từ bấy lâu nay. Để duy trì thế đôi bên cùng có lợi đó, các nhà sản xuất đã nới lỏng hết mức những chính sách bản quyền của mình để tạo điều kiện cho các nhà sáng tạo nội dung lan truyền sản phẩm của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được mối quan hệ quan trọng này.
Đòi tiền streamer để chi trả cho nhà phát triển?
Alex Hutchinson – giám đốc sáng tạo của chi nhánh Montreal thuộc dự án Google Stadia đã có một phát ngôn gây sốc trên Twitter của mình ngày 22/10 vừa qua. Trong đó, ông ta cho rằng các streamer phải trả thêm tiền cho nhà sản xuất game (bên cạnh tiền mua game) vì họ đang kiếm lợi từ việc stream các tựa game đó. Trong khi từ trước đến nay họ chỉ chăm chăm lo việc nhạc bị phạt bản quyền thì việc dùng bản quyền game kiếm tiền mà không “ăn chia” đã bị bỏ quên.
The real truth is the streamers should be paying the developers and publishers of the games they stream. They should be buying a license like any real business and paying for the content they use.
— Alex Hutchinson (@BangBangClick) October 22, 2020
Tất nhiên, câu phát ngôn vạ mồm này đã bị cộng đồng “bash” cho vỡ mồm. Không phải vì nó sai mà vì cách đề cập vấn đề quá thiếu suy nghĩ và đôi khi là… ích kỷ. Nhà báo Jason Schreier đã có một câu trả lời cực kỳ đau thẳng vào mặt Alex Hutchinson. Jason nói rằng khi mà các sếp studio lãnh lương 30 triệu đô còn các nhân viên thì không được chia lợi nhuận thì cho dù có đòi được cũng không đến lượt các anh hưởng đâu mà lo.
Idk maybe you're getting flak because you're picking this particular battle in a world where C-suite executives make $30m/year and devs don't get royalties so they'd never see any of that streaming money in the first place
— Jason Schreier (@jasonschreier) October 22, 2020
Tình hình đã quá nóng đến nỗi chính Google, chủ quản của Alex Hutchinson cũng đưa ra thông cáo từ chối trách nhiệm về phát ngôn của nhân viên mình. Theo đó, người phát ngôn của Google đã đưa ra thông cáo nói rằng: “Bài tweet của Alex Hutchinson, chức danh giám đốc sáng tạo thuộc studio Montreal của Stadia Games and Entertainment không phản ánh ý kiến của Stadia, YouTube hoặc Google.”
Đòi tiền streamer là đúng hay sai?
Nếu nhìn về mặt luật và quy định về bản quyền thì Alex đã có phần đúng. Theo nguyên tắc bản quyền thì nếu bạn dùng một sản phẩm nào đó để kiếm lợi cho mình thì phải có nghĩa vụ chia lại lợi nhuận cho tác giả của sản phẩm đó dưới hình thức đóng phí bản quyền. Các streamer bị rắc rối về nhạc sử dụng khi stream cũng xuất phát từ chính nguyên tắc này.
Chính vì vậy các streamer cho dù có trả tiền mua game đi nữa cũng không thể có quyền dùng game đó để kiếm tiền vì nó nằm ở một định nghĩa hoàn toàn khác. Tiền trả để mua game là tiền sử dụng và hưởng thụ cá nhân, còn khi mang nó đi kinh doanh để thu tiền qua nhiều hình thức trực tiếp hay gián tiếp đều phải trả thêm phí bản quyền. Nó cũng giống như bạn mua đĩa phim về xem giải trí nó khác với việc làm thành một phòng chiếu rồi chiếu nó thu tiền.
Tuy nhiên, như đã nói ở đầu bài, mối quan hệ giữa streamer và hãng game là hợp tác có lợi đôi bên. Streamer không phải lấy game stream để kiếm tiền thôi mà họ đang trả về một giá trị cực kỳ lớn cho hãng, đó là quảng cáo game không công. Các streamer đã đưa sản phẩm game của mình đến với hàng ngàn, hàng triệu khán giả xem stream, một giá trị trong mơ về quảng cáo. Nhà sản xuất game luôn hưởng giá trị này nên họ mặc nhiên phớt lờ việc đòi phí bản quyền các streamer.
Streamer don't play game VS. Streamer play game
Pay streamer. https://t.co/DOwzV0vyGSpic.twitter.com/J4MdkzcqtU
— Landon – KRNG Apollo (@ApollosMission) October 22, 2020
Ngay trong phần trả lời đoạn Tweet của Alex, một tài khoản nickname Landon – KRNG Apollo cũng đã chỉ ra sức tăng trưởng của một game trước và sau khi được các streamer ủng hộ. Các chỉ số đều tăng phi mã cho thấy tựa game đang phát triển mạnh mẽ.
Một kiểu vạ mồm không hiếm với những người thích phát biểu trái chuyên môn
Có một cách để bạn thắng cả vô địch bơi lội lẫn vô địch cờ vua. Đó là thách đấu cờ vua với vô địch bơi lội và thách đấu bơi lội với vô địch cờ vua.
Câu chuyện hài hước trên đã chỉ ra một điểm rất đơn giản nhưng hầu như bị quên lãng bởi một số người. Đó là dù chuyên môn bạn giỏi đến đâu cũng khó mà nói đúng về chuyên môn khác. Nhưng đó lại chính là điểm yếu cố hữu của các nhân tài khi đạt được đỉnh cao về chuyên môn của mình. Họ ảo tưởng về trí tuệ của mình và bắt đầu… cà khịa lĩnh vực khác.
Một ông giám đốc sáng tạo như Alex Hutchinson chỉ nên nói về ý tưởng làm game và cách thiết kế game sao cho hay và độc đáo. Chứ không phải đi nói bậy bạ về chiến lược kinh doanh và kiểm soát bản quyền của ban pháp chế công ty. Những thứ anh ta nói ra tất cả công ty game lớn đều tính đến, vì đơn giản là họ sống bằng cách thu tiền bán sản phẩm, ai mà dùng sai là họ sẽ tìm ra ngay để mà kiện đòi quyền lợi.
Nhưng các hãng game đều im lặng với vấn đề Alex nêu ra vì họ có sự ngầm hiểu với các streamer. Ở đó 2 bên thông cảm cho nhau và cùng hợp tác để mọi bên cùng có lợi chứ không phải đi đập bàn đòi quyền lợi để rồi chả ai được xu nào cả.
Một cái cực kỳ khó đỡ nữa là Stadia hiện đang gặp khó khăn trong kinh doanh. Họ cần các streamer giúp đỡ để lan truyền dịch vụ của mình cùng những lợi ích mà nó mang lại cho mọi người. Thế mà chính một người có chức vị kha khá trong đội ngũ lại phát ngôn ra một câu có thể làm cả cộng đồng streamer quay lưng với Stadia.
Quả là một pha xử lý đi vào lòng đất. Chuyên môn thì lo chuyên môn thôi, đi cà khịa trái ngành làm cái gì?