Top 6 thể loại game từng phổ biến nhưng đã thoái trào ở Việt Nam

Theo dòng phát triển của ngành công nghiệp game, những thể loại game từng làm mưa làm gió trên thị trường đã bị bỏ lại nhường chỗ cho eSports.

1. Game đi cảnh (Platformer)

Khoảng đầu những năm 2000, thế hệ máy NES, SNES, PlayStation 1 xuất hiện nhiều ở các quán net thì phong trào chơi game tại Việt Nam bắt đầu manh nha và nở rộ. Đây là tiền đề quan trọng để thanh thiếu niên lúc bấy giờ làm quen với việc giải trí thông qua game nhiều năm sau đó. Lúc bấy giờ, game đi cảnh có thể nói là được nhiều người ủng hộ nhất. Nội dung game đơn giản, hiệu ứng hình ảnh, âm thanh ấn tượng, có tính thử thách. Điển hình phải kể đến Contra, Mario Bros, Mega Man X, Oddworld: Abe’s Exoddus, Crash Bandicoot series.

2. Game đấu võ đài (Fighting)

Đây là thể loại game thắng bại tại kỹ năng, những pha hành động mãn nhãn do chính tay game thủ thực hiện qua các nút bấm thực sự có thể gây nghiện. Trước khi có sự xuất hiện của các thương hiệu đình đám như Samurai Shodown, Mortal Kombat, Street Fighter. Thì Yie-Ar Kung Fu, Punch-Out, Karateka, Karate Champ trên hệ máy NES đã chinh phục được game thủ thập niên 90.

3. Game âm nhạc (Rhythm)

Tượng đài của thể loại game này ở Việt Nam chắc hẳn là Audition Online, nó được VTC phát hành vào năm 2006 và chính thức đóng cửa vào năm 2020. Sự nổi tiếng của Audition Online kéo theo tên tuổi của những ca sĩ, bài hát đi sâu vào tiềm thức fan yêu mến tựa game này. Có thể kể đến như Tuyết yêu thương (Young Uno), Chiếc khăn gió ấm (Khánh Phương), Công chúa bong bóng (Bảo Thy). Ca từ lãng mạn, giai điệu bắt tai, lời nhạc dễ nghe, dễ thuộc, dễ hát làm cho game thủ bị cuốn vào game và không dứt ra được. Một số game tương tự như Au Mobi VNG, LoveBeat, Muse Dash.

4. Game thẻ bài (Card game)

Yugioh, Hearthstone là tiêu biểu cho dòng game thẻ bài phổ biến ở Việt Nam. Ngoài ra còn có Infinity Wars: Animated Trading Card Game, Gwent, Eternal. Gần đây, Auto Chess và Teamfight Tactics (Đấu Trường Chân Lý) được đón nhận nhiệt tình nhờ vào 2 tên tuổi lớn là Dota 2 và LMHT làm bệ phóng, nhưng nhìn chung thì dòng game thẻ bài càng ngày càng không có chỗ đứng so với những thể loại game khác.

Có thể bạn muốn xem thêm : MC Mai Dora khoe ảnh “xinh hết nấc” khi đi nghỉ mát năm mới

5. Game chiến thuật (Strategy)

Thể loại này hơi kén người chơi nhưng từng có lượng fan không hề nhỏ ở Việt Nam. Một số tựa game phổ biến là Đế Chế, Age of Empires II, Red Alert, StarCraft. Giới hạn về cơ chế game, sự cân bằng, độ khó để làm quen, thành thạo trò chơi cần nhiều thời gian là rào cản không nhỏ đối với người mới. Fan lâu năm thì lớn tuổi, không đủ độ nhạy bén để chơi tốt như xưa, bộn bề trong cuộc sống dẫn đến mất đi nhiệt huyết. Kết quả là dòng game chiến thuật dần bị mai mục.

6. Game nhập vai trực tuyến (MMORPG)

Thời kỳ hoàng kim của ngành game Việt Nam song hành cùng thể loại game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi trên Internet. Hai tựa game Võ Lâm Truyền Kỳ, MU Online là tiên phong của MMORPG. Cuối năm 2021, dù lượng người chơi không còn nhiều như trước nhưng vẫn còn tồn tại những server lậu để phục vụ những tín đồ cuồng nhiệt, tình yêu dành cho tựa game ruột không phai theo thời gian. Blade & Soul, Lineage 2, Kiếm Thế, Cửu Long Tranh Bá, Thiên Long Bát Bộ… cũng thuộc thể loại này.