Trộm 5 triệu USD từ ví Bitcoin đang nằm trong kho của FBI

Trả lời cho việc 5 triệu USD tiền ảo của FBI đột nhiên "biến mất", thủ phạm cho rằng đó là do họ không biết cách giữ tiền của mình. 

Trả lời cho việc 5 triệu USD tiền ảo của FBI đột nhiên “biến mất”, thủ phạm cho rằng đó là do họ không biết cách giữ tiền của mình. 

TIN LIÊN QUAN

Bức ảnh người đàn ông nằm tận hưởng trong chiếc bồn tắm chứa đầy tiền, xung quanh là các cô gái xinh đẹp được đăng tải như một lời thách thức.

Đó là Gary Harmon, anh đã đăng tải bức ảnh lên với lời tuyên bố mình là một đại gia tiền ảo. Tuy nhiên theo các công tố viên, bức ảnh có thể là bằng chứng chứng chống lại anh trước tòa.

Theo đó, Gary Harmon bị cáo buộc chính là thủ phạm đã ăn trộm số Bitcoin trị giá 5 triệu USD mà FBI đang nắm giữ. Đây là số tiền FBI thu giữ được trong một vụ án khác.

Cụ thể, vào hồi đầu năm 2020, một “ví tiền ảo” dưới dạng ổ cứng chứa hơn 4.500 Bitcoin thuộc về Larry Harmon, anh trai của Gary được FBI, Mỹ thu giữ làm tang vật trong một phi vụ rửa tiền.

Ngay sau đó, 519 Bitcoin trị giá hơn 5 triệu USD trong ví đã “không cánh mà bay” một cách bí ẩn.

Larry Harmon, người đã nhận tội danh rửa tiền thông qua các giao dịch tiền ảo, phủ nhận mọi liên quan đến vụ mất trộm này. Nhưng thay vào đó, hắn ta đã chỉ điểm cho FBI em trai mình là tình nghi số một. Gary Harmon rơi vào tầm ngắm và đã bị bắt.

Larry Harmon trước khi bị bắt vì tội rửa tiền. Ảnh: Coindesk.

Hiện Larry Harmon đã được tại ngoại, còn em trai hắn là Gary thì đang chờ xét xử ở nhà tù liên bang.

Chuyên gia “trộn” Bitcoin

Đó là hành vi trộn lẫn nhiều đơn vị tiền ảo từ nhiều chủ sở hữu khác nhau khiến việc theo dõi các giao dịch trở nên khó khăn.

Vụ bắt giữ Larry Harmon vào năm 2020 được xem là một thành công lớn của cơ quan chức năng vì ngoài là vụ án đầu tiền trong lĩnh vực này được phá, họ còn thu giữ số tiền tang vật lên đến hơn 300 triệu USD.

Năm 2014, Larry Harmon điều hành một đường dây kinh doanh trái phép các dịch vụ như chất cấm, vũ khí, các dịch vụ mua bán thông tin các nhân và hack vào các hệ thống, tài khoản ngân hàng,…Người dùng có thể kết nối với hắn thông qua công cụ tìm kiếm tên Grams.

Với mức phí 2,5% phát sinh cho mỗi giao dịch thành công, Larry yêu cầu người dùng thanh toán qua dịch vụ “trộn” đặc biệt của hắn ta như đã nói ở trên có tên là Helix.

Hành động “trộn” tiền ảo như vậy được dân trong nghề đánh giá là sáng tạo, giúp tăng tính bảo mật và cực kì khó để bị theo dõi.

Tuy nhiên vấn đề của Larry Harmon là tên này đã quá tự tin, hắn quảng cáo rầm rộ rằng công cụ “trộn” này của mình có thể qua mặt được mọi lực lượng chức năng phụ trách các giao dịch tiền ảo trái phép. Điều này đã tạo ra sự chú ý.

Việc kinh doanh ban đầu có vẻ khá thành công. Đến cuối năm 2016, công cụ Helix được dùng phổ biến ở AlphaBay, một trong những khu chợ đen lớn nhất internet. FBI đã đóng giả người dùng của Grams và thực hiện giao dịch thông qua Helix, bắt đầu theo dõi Larry từ đó.

Đến tháng 7/2017, tuy AlphaBay bị chính phủ Mỹ đóng cửa nhưng người ta vẫn chưa điều tra ra được ai đứng đằng sau dịch vụ rửa tiền Helix kia. Vài tháng sau, Larry đã tự dừng hoạt động của Helix sau khi thực hiện gần 360.000 giao dịch tiền ảo trái phép.

Cuối cùng FBI cũng lần ra và bắt được Larry Harmon tại một văn phòng nhỏ ở Akron, thu giữ thiết bị lưu trữ tiền ảo Trezor và một ổ cứng nhỏ có kích thước bằng chiếc MP3 chứa chìa khóa để mở chỗ tiền ảo kia.

5 triệu USD “không cánh mà bay”. 

Ổ cứng nhỏ chứa “chìa khóa” gồm dãy số và chữ cái để trup cập ví và sử dụng các Bitcoin. Tuy nhiên, để đề phòng trường hợp bị mất chìa khóa, thiết bị lưu trữ Trezor có một phương án dự phòng là dãy gồm 24 cụm từ mật mã có thể cọi như một chìa khóa thứ 2.

Ổ cứng Trezor chứa mã khóa ví Bitcoin. Ảnh: Coindesk.

Bất kỳ ai biết 24 cụm từ này đều có thể kiểm soát ví và rút tiền mà không cần chạm vào ổ cứng. Kể cả khi ổ cứng bị ngắt điện hoặc bị phá hủy cũng không ảnh hưởng gì.

Điều này khiến chính phủ Mỹ rất đau đầu vì nếu không nhanh chóng chuyển số tiền ảo sang một ví khác được chính phủ quản lý, đồng bọn của Larry hoặc bất kỳ ai cũng có thể chiếm được hơn 4.500 Bitcoin kia.

Tuy nhiên vào tháng 3/2020, Larry đã được tại ngoại.

Ngay sau đó vào tháng 4/2020, trong vòng 1 tuần liền, Sở Thuế Mỹ phát hiện Bitcoin liên tục được tuồn ra khỏi ví mà không thể kiểm soát được. FBI lúc đó mới cưỡng chế yêu cầu Larry giao mật khẩu ví để chuyển số tiền ảo còn lại sang một ví khác an toàn hơn, do chính phủ quản lý.

Sau đó không còn tình trạng Bitcoin bị biến mất đột ngột nữa nhưng chỉ có 4.164 Bitcoin an toàn, hơn 519 Bitcoin đã bị thất thoát.

Với cáo buộc này, Larry có thể phải ngồi tù tới 20 năm. Nhưng tên này đã hợp tác với công tố viên và chỉ điểm Gary Harmon, em trai hắn để giảm nhẹ tội.

Các đặc vụ FBI đã theo dõi email của Gary và phát hiện hắn nhận được “chìa khóa dự phòng” gồm 24 cụm từ từ email [email protected]. Tên này đã nhập mã khóa vào một thiết bị khác và rút Bitcoin từ ví của anh trai mình.

Với cáo buộc cho các tội danh ăn trộm và dùng công cụ Helix như anh trai hắn để rửa tiền, công tố viên còn đưa ra bằng chứng là bức ảnh chụp lại cuộc sống xa hoa của Gary như đã nói ở trên. Tuy nhiên, Gary phủ nhận tất cả và cho rằng:

“Đó là lỗi của chính phủ khi không biết cách giữ tiền của mình, không phải lỗi của tôi”.