Những câu chuyện xoay quanh Faker sẽ mãi không có hồi kết. Nói cách khác, tự bản thân anh sẽ tạo nên tin tức giật gân. Ở một cục diện khác, những thị phi bên ngoài cũng tự kiếm ngôi sao 26 tuổi. Gần nhất, thất bại trước LSB, anh còn bị đối thủ Croco dơ ngón tay khiêu khích. Và hiển nhiên, điều này nhanh chóng bị lọt vào ống kính máy quay, lên các mặt báo quốc tế.
Kéo theo đó là sự chỉ trích từ cổ động viên T1 hướng đến Croco. Họ thậm chí yêu cầu người đi rừng LSB lên tiếng xin lỗi Faker. Và rồi, chuỗi ồn ào trên khui lại một giai thoại ở LPL, “vị thần xuống núi”. Các trang tin Trung Quốc dùng cụm từ này để mô tả lại câu chuyện Faker bị sỉ nhục.
Trang tin QQ giật title như sau: “Sự ra đời của ân oán lớn nhất của LCK: Các vị thần xuống núi một lần nữa bị chế giễu”. Vậy từ đâu, giai thoại này nở rộ ở LPL?
Thực chất, nguồn gốc ra đời của cụm từ “vị thần xuống núi” cũng liên quan đến việc Faker từng bị khiêu khích. Ở năm 2021, Gori đã dơ ngón tay dislike về phía ngôi sao 26 tuổi. Để rồi, điều này thổi bùng cuộc tranh cãi ở LCK lẫn LPL. Sau đó, PDD, cựu sao LMHT xứ Trung vô cùng bất bình khi chứng kiến hành động trên. Anh đã đặt câu hỏi trên sóng livestream: “Làm thế nào những người lên núi lại chế giễu các vị thần xuống núi”. Và “vị thần xuống núi” PDD đề cập không ai khác ngoài Faker.
Và sau đó, cụm từ “vị thần xuống núi” xuất hiện tràn lan trên các mặt báo xứ Trung. Chung quy, nó để nói về những huyền thoại đang bước về chặng đường cuối trong giới LMHT. Đồng thời, “vị thần xuống núi” cũng là giai thoại với LPL.
Ngày PDD phát ngôn, “vị thần xuống núi” mang ý nghĩa tôn trọng Faker. Và tới nay, dù thế nào, điều này vẫn không thay đổi. Bởi lẽ, “Quỷ vương” đã đóng góp rất nhiều cho giới LMHT. Ngoài kia, hiển nhiên có rất nhiều cái tên dè bỉu sự hết thời từ ngôi sao T1. Nhưng một điều đàn em đi sau phải có, đó chính là sự kính trọng với tiền bối. Và hành động của Croro rõ ràng khó lòng được chấp nhận.