Nếu Aphelios là sản phẩm '200 năm kinh nghiệm cân bằng game', thì Samira là kỷ niệm 300 năm làm game của Riot

Riot Games tuyên bố sẽ không cho ra đời những vị tướng mới quá mất cân bằng, nhưng sự xuất hiện của Samira lại cho thấy điều ngược lại.

Aphelios - Vị tướng Xạ thủ gần nhất được ra mắt trên đấu trường LMHT (trước khi công bố Samira), sở hữu một biệt danh khá hài hước: "con quái vật 200 năm cân bằng game". Cái tên này được mang ra để châm biếm chính Riot Games, bởi NSX này chỉ biết nói mà không biết làm.

Một mặt, họ tuyên bố với 200 năm kinh nghiệm làm game, đội ngũ phát triển trò chơi (LMHT) sẽ mang đến cho game thủ những trải nghiệm cân bằng nhất. Không lâu sau đó, Aphelios xuất hiện, tặng một cái tát trời giáng cho sự tự tin của đội cân bằng game. Tiếp đến là Sett với cái tát thứ 2, và mới đây nhất là Lillia (thậm chí có thể cả Yone) với cái tát thứ 3.

Nếu Aphelios là sản phẩm 200 năm kinh nghiệm cân bằng game, thì Samira là kỷ niệm 300 năm làm game của Riot - Ảnh 1.

Bất chấp mọi lời cam kết, những vị tướng mới ra mắt của LMHT vẫn đang làm mưa làm gió trên đấu trường chuyên nghiệp lẫn xếp hạng đơn. Những vị tướng này đều có chung một vấn đề - Quá tải công dụng, sở hữu quá nhiều công năng trong bộ skill của mình.

Sau màn ra mắt của Aphelios và Sett, Riot Games lại một lần nữa nhấn mạnh rằng các vị tướng tiếp theo sẽ không lặp lại tình trạng này, chúng sẽ bị hạn chế sức mạnh để không trở nên quá vượt trội so với các vị tướng cũ. Thế nhưng, màn ra mắt của Samira tại các máy chủ chính thức lại một lần nữa khiến các game thủ thất vọng, với sự bất lực trong việc cân bằng sức mạnh của Riot.

Samira, Hoa Hồng Sa Mạc | Tiêu Điểm Tướng - Liên Minh Huyền Thoại

Có thể nói, Riot Games đã tiếp tục tạo ra một vị tướng Xạ thủ "phi truyền thống", với lối chơi hoàn toàn lập dị: Lao vào đối phương và gây sát thương giữa vòng vây địch thủ. Một lối chơi chắc hẳn sẽ khiến rất nhiều người cảm thấy kích thích.

Nhưng rõ ràng, lối chơi này đã nảy sinh quá nhiều vấn đề, đó là về khả năng gây sát thương của Samira. Có lẽ Riot muốn bù trừ cho việc phải lao đầu vào team địch của cô nàng bằng cách tặng cho Samira khả năng gây sát thương mạnh mẽ hơn, nhưng vấn đề ở đây là ngoài khả năng gây sát thương, thậm chí là cả cơ chế chí mạng áp dụng lên đòn đánh kỹ năng, Samira còn được tặng thêm cả: tốc độ chạy, hồi chiêu E khi hạ gục đối thủ, chiêu cuối không có hồi chiêu, khả năng hút máu khi sử dụng chiêu cuối...

Mới liệt kê qua đã đủ thấy Riot lại cho ra đời một con tướng quá tải công dụng. Hiện tại, tỉ lệ thắng cao nhất của Samira (ở vị trí ADC) là 46,01% theo thống kê của Metasrc, con số này rõ ràng không hề tồi, nhất là với hình mẫu "Da Sua phiên bản nữ" này.

Nếu Aphelios là sản phẩm 200 năm kinh nghiệm cân bằng game, thì Samira là kỷ niệm 300 năm làm game của Riot - Ảnh 3.

Vấn đề là những con số thống kê chẳng nói lên được điều gì về việc Samira đang trở nên mất cân bằng như thế nào. Chiêu Q hồi chiêu nhanh khủng khiếp, W hủy đạn đạo, E quá sức cơ động và còn hồi chiêu ngay khi hạ gục tướng địch, trong khi đó, chiêu cuối thì lại gây được quá nhiều sát thương kèm theo hút máu, và quan trọng là không hề có hồi chiêu mà chỉ dựa vào việc tăng combo Nội tại lên bậc S.

Thực tế, việc Samira có thể sử dụng chiêu cuối tới 2 lần trong một tình huống giao tranh dài hơi không phải là chuyện hiếm, thậm chí chỉ với một lần chiêu cuối thôi, đội hình team địch cũng đủ tan nát với cơ chế sát thương liên hoàn đi kèm hiệu ứng chí mạng.

Samira Montage - Pentakill

Về phương thức gây sát thương, có vẻ như Samira là một phiên bản khác của Katarina, tuy nhiên, cô ta có hẳn 2 lợi thế đặc biệt hơn hẳn với "tướng cũ": Thứ nhất, cô ta là một Xạ thủ, vừa có tầm đánh xa, vừa có khả năng gây sát thương lớn bằng đòn đánh thường. Thứ hai, với chiêu W, khả năng phòng ngự của Samira chắc chắn vượt trội hơn hẳn. Một vị tướng vừa có khả năng sốc sát thương, vừa cơ động lại vừa có công cụ phòng ngự, rõ ràng Samira chính là ứng viên hàng đầu trong việc soán ngôi Aphelios để trở thành biểu tượng của... 300 năm kinh nghiệm cân bằng tướng mà Riot Games đang tự hào.

Nếu Aphelios là sản phẩm 200 năm kinh nghiệm cân bằng game, thì Samira là kỷ niệm 300 năm làm game của Riot - Ảnh 5.