Sốc: Riot Games kiện công ty game Việt vì hành vi đạo nhái tướng của LMHT

Một công ty game Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải bồi thường hàng triệu USD vì vi phạm bản quyền với tướng của LMHT.

Mới đây, Riot Games đã tiến hành các thủ tục kiện cáo studio game Việt là Imba Network (và công ty game Suga đằng sau) vì hành vi “đạo nhái” ngoại hình và tiểu sử các nhân vật từ Liên Minh Huyền Thoại (cụ thể hơn là từ Đấu Trường Chân Lý).

Được biết Imba đã phát hành một tựa game theo thể loại Auto Chess là I Am Hero: AFK Tactical Teamfight với cơ chế, lối chơi và thậm chí là tiểu sử, ngoại hình nhân vật sao chép y chang nhiều tướng từ LMHT.

Riot Games đã gửi đơn tố cáo tới Tòa án Trung ương California và yêu cầu Imba không được tiếp tục phát hành tựa game vi phạm bản quyền nói trên, đồng thời muốn được chi trả 150 nghìn đô cho mỗi vi phạm từ phía Imba.

Luật sư đại diện cho Riot Games cũng đã gửi một bức thư “ngừng và hủy bỏ” tới bên Imba và thậm chí còn có bản so sánh sự giống nhau giữa các yếu tố gameplay và nhân vật để chỉ rõ hành vi đạo nhái của công ty này.

Có thể bạn muốn xem thêm : LMHT: Trượng Pha Lê Rylai nhận buff khủng trong phiên bản 12.2, nhưng liệu có đáng sử dụng?

Thậm chí Imba còn không cố gắng che giấu sự giống nhau của hai sản phẩm khi một số tướng từ I Am Hero: AFK Tactical Teamfight chỉ đơn giản là tên tướng LMHT được thay đổi hay rút gọn lại : Heimerdinger vs Dinger, Vi vs Vy, và hài hước nhất Teemo – Tomee đảo chữ.

Lười biếng nhất có lẽ là tiểu sử của Tomme khi được sao chép y chang từ Teemo. Một số kỹ năng của tướng LMHT cũng được Imba tận dụng triệt để trong sản phẩm của mình.

This image has an empty alt attribute; its file name is riot-games-kien-cong-ty-viet-1.jpg

Được biết I Am Hero: AFK Tactical Teamfight là tựa game idle nhập vai với các yếu tố của dòng Auto Chess, game được phát hành dưới hình thức miễn phí giờ chơi và đã thu hút được trên 10.000 lượt review ở cả AndroidiOS:

Đây cũng không phải là lần đầu LMHT làm chặt về vấn đề bản quyền, nếu bạn còn nhớ thì Moontoon với Mobile Legends cũng thua kiện một lần và đã phải trả bồi thường lên đến 2.9 triệu đô (tương đương gần 65 tỷ đồng).