Những truyền thuyết rợn người về các tựa game, chỉ nghe qua chứ chưa cần chơi đã đủ "ướt quần" (p1)

Những câu chuyện rùng rợn về các tựa game này luôn khiến cho nhiều game thủ phải "ướt quần" khi nghe tới.

Bình thường, các câu chuyện tâm linh hay ma quỷ rùng rợn luôn là một trong những chủ đề kích thích, khơi gợi trí tò mò nhất dành cho các game thủ. Và tất nhiên, chủ đề này dường như xuất hiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, ngay cả trong ngành công nghiệp game cũng vậy. Đã có không ít những truyền thuyết rợn người về một số tựa game mà không phải ai trong số chúng ta cũng từng nghe tới, nhưng một khi đã biết thì cảm giác "ướt quần" là rất dễ xảy ra.

Killswitch

Ra mắt vào năm 1989, Killswitch được phát hành với số lượng rất hạn chế, chỉ khoảng 5.000 - 10.000 bản, và cũng được coi là một trong những lá cờ tiên phong trong thể loại game sinh tồn mang yếu tố kinh dị. Điều đáng nói, trong game có tùy chọn việc bạn sử dụng nhân vật là một gã ác quỷ vô hình để làm main chính, cố gắng chiến đấu với những quái vật còn lại trong một hầm mỏ.

Những truyền thuyết rợn người về các tựa game, chỉ nghe qua chứ chưa cần chơi đã đủ ướt quần (p1) - Ảnh 1.

Kỳ bí ở chỗ, vào năm 2005, một thanh niên người Nhật có tên Yamamoto Ryuichi đã tò mò và kiếm được một bản gốc của Killswitch với cái giá cực kỳ đắt đỏ. Háo hức, anh chàng dự định sẽ quay lại hành trình chơi game và phá đảo của mình. Nhưng rùng rợn ở chỗ, đoạn clip mà Ryuichi quay lại chỉ kéo dài 1 phút 45 giây. Và ở đó, chàng game thủ chẳng làm gì ngoài việc ngồi nhìn màn hình mà khóc, trong khi rõ ràng, trên màn hình cũng chẳng có những tình tiết quá đáng sợ hay giật gân. Cộng thêm việc luôn tự xóa đi toàn bộ dữ liệu sau mỗi phần chơi, tới nay, truyền thuyết về Killswitch vẫn đang là một ẩn số.

Pale Luna - vụ án giết người ngoài đời thật được gửi gắm vào game

Có lẽ ít người biết tới tựa game này, khi mà Pale Luna được phát triển bởi một tên tuổi vô danh và ở quãng thời gian quá lâu trước đó rồi. Tựa game này cũng chỉ được truyền tay nhau bởi một nhóm lập trình viên ở San Francisco mà thôi. Game lỗi nhiều, lại còn xuất hiện cả lỗi phần cứng khiến cho nhiều người cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc. Chỉ trừ Michael Nevins là không. Quyết tâm phá đảo tựa game này, cuối cùng anh chàng cũng hoàn thành ước nguyện. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau dòng chữ chúc mừng là cả loạt thông điệp khó hiểu.

Những truyền thuyết rợn người về các tựa game, chỉ nghe qua chứ chưa cần chơi đã đủ ướt quần (p1) - Ảnh 2.

"Đất ở đây rất mèm, Không còn đường đi, Ở đây" kèm theo đó là những dòng chữ 40.24248, -121.4434 khiến cho Michael cảm thấy dường như có một điều gì đó ẩn giấu. Cho rằng đó là tọa độ kho báu, anh chàng hào hứng vác cuốc xẻng lên tới đúng nơi để đào bới đồng thời coi nó như phần thưởng mà nhà phát triển vô danh dành tặng cho người kiên nhẫn. Tuy nhiên, kho báu đâu chẳng thấy, thứ mà Michael tìm ra lại là một chiếc đầu đang phân hủy. Cảnh sát sau đó đã vào cuộc điều tra, và nạn nhân được xác định là một bé gái 11 tuổi đã mất tích 1 năm rưỡi trước đó. Ngay lập tức, tựa game bị điều tra, nhưng mãi mãi không ai có thể tìm ra cha đẻ của Pale Luna.

Những truyền thuyết rợn người về các tựa game, chỉ nghe qua chứ chưa cần chơi đã đủ ướt quần (p1) - Ảnh 3.