Valorant và CS:GO rất hay, nhưng vẫn chẳng thể được game thủ Việt mến mộ như Đột Kích, vì sao?

Có rất nhiều lý do khiến cho cả Valorant lẫn CS:GO đều không thể làm được những điều mà Đột Kích từng làm.

Nếu như xét về các tựa game FPS nổi tiếng ở Việt Nam thời điểm hiện tại, có lẽ không khó để kể ra hai tựa game được gắn mác siêu phẩm là CS:GO của Valve cũng như Valorant từ nhà Riot Games. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng dù được coi là siêu phẩm ở đâu chăng nữa, nhưng hai tựa game này lại chẳng thể tạo được quá nhiều ảnh hưởng cũng như sức bật ở Việt Nam. 

Valorant và CS:GO rất hay, nhưng vẫn chẳng thể được game thủ Việt mến mộ như Đột Kích, vì sao? - Ảnh 1.

Thậm chí, nếu so về các chỉ số như lượng người chơi, độ phủ sóng thì cả Valorant lẫn CS:GO có lẽ còn phải xa xa mới tiệm cận được với Đột Kích thời kỳ đỉnh cao ở thị trường làng game Việt. Vậy thì lý do gì khiến cho hai siêu phẩm này chưa tạo được dấu ấn tại Việt Nam?

Lối chơi có phần quá phức tạp, không hợp với thị hiếu game thủ Việt

Đầu tiên chắc chắn phải nói tới gameplay của cả hai trò. CS:GO thì vốn thuộc dòng Counter Strike đã quá quen thuộc với các game thủ Việt. Và những bản đồ như Dust 2 hay Inferno cũng chẳng xa lạ nhiều. 

Valorant và CS:GO rất hay, nhưng vẫn chẳng thể được game thủ Việt mến mộ như Đột Kích, vì sao? - Ảnh 2.

Lối chơi của cả CS:GO...

Tuy nhiên, lối chơi của tựa game này lại có phần khá phức tạp, đặc biệt là với những người mới chơi khi thật khó có thể yêu cầu họ sử dụng thành thạo bộ bom mìn, biết cách căn vết để ném Smoke hay hiểu support Flash cho đồng đội là như thế nào. Nhìn chung, CS:GO ở một tầm cao mới hoàn toàn về chiến thuật so với các tựa game Counter Strike trước đó, vốn nổi tiếng với câu "thần chú" ra chợ bắn nhau của người Việt.

Valorant và CS:GO rất hay, nhưng vẫn chẳng thể được game thủ Việt mến mộ như Đột Kích, vì sao? - Ảnh 3.

... lẫn Valorant đều phức tạp hơn so với nhu cầu của game thủ Việt

Với Valorant, mọi thứ cũng tương tự như vậy. Bản đồ tuy không rộng và nhiều như CS:GO, nhưng lượng Đặc Vụ đa dạng với các chiêu thức không phải dễ sử dụng cũng khiến khá nhiều người phải hoang mang. Nhìn chung, cả CS:GO và Valorant đều yêu cầu sự linh hoạt từ phía các game thủ, và không tập trung vào các tình huống "bắn nhau chay" như Đột Kích hướng tới.

"Không có chế độ bắn zombie là dở rồi"

Đây có thể coi là một trong những điều tạo nên sự khác biệt dù rất đơn giản của Đột Kích. Nếu đã từng chơi tựa game này trước đây, chắc hẳn đa phần chúng ta đều hiểu những chế độ Bắn Ma, Bắn Zombie thật sự cuốn hút và kéo được nhiều người chơi thế nào. CS:GO thì chắc chắn không có mode này, trong khi Valorant thì vẫn bỏ ngỏ, nhưng dù có thì cũng là câu chuyện trong tương lai xa.

Valorant và CS:GO rất hay, nhưng vẫn chẳng thể được game thủ Việt mến mộ như Đột Kích, vì sao? - Ảnh 4.

"Không có chế độ bắn zombie là dở rồi"

Thiếu vắng đi một trong những chế độ được coi là huyền thoại và hợp sở thích với nhiều game thủ Việt, chẳng trách khi CS:GO cùng Valorant đều bị đánh giá là không có điểm nhấn.

Không thể hiện được sức mạnh Pay to Win

Valorant và CS:GO rất hay, nhưng vẫn chẳng thể được game thủ Việt mến mộ như Đột Kích, vì sao? - Ảnh 5.

Khá lạ lùng là đối với các tựa game FPS, người Việt vẫn có xu hướng Pay To Win khá nhiều. Đấy là lý do mà Đột Kích, hay sau này là Free Fire đang rất được ưa chuộng. Súng đẹp, súng khỏe hơn, bắn nhanh và damage to hơn chính xác là những gì mà đa số game thủ Việt đều yêu cầu sau khi chấp nhận bỏ tiền để nâng cấp skin súng của mình. 

Và tất nhiên, điều này đi ngược hoàn toàn với định hướng của Valorant và CS:GO - những tựa game vốn hướng tới sự công bằng, thể hiện kỹ năng và không phân biệt người chơi dù giàu hay nghèo.