Khả năng bảo mật người dùng của Apple liệu có đang yếu đi?

Apple đột ngột tung bản nâng cấp iOS 14.8 để vá lỗi khiến giới công nghệ tranh cãi, khả năng bảo mật người dùng của Apple có đang yếu đi.

Mới đây nhất, Apple đột ngột tung ra bản nâng cấp iOS 14.8 và đưa ra khuyến cáo yêu cầu người dùng nhanh chóng nâng cấp để vá lỗi, ngăn chặn nguy cơ bị truy cập trái phép vào microphone, camera và kho ứng dụng trong thiết bị. Tuy nhiên, hành động này khiến giới công nghệ dấy lên tranh cãi, xoay quanh việc, liệu khả năng bảo mật người dùng của Apple có đang yếu đi.

Bảo mật của Apple liệu có đang yếu đi?

Các chuyên gia công nghệ đánh giá rằng hãng “táo khuyết” nên làm tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ người dùng, thay vì để đến khi bị chọc thủng hàng rào mới vội vàng đi vá lại.

Trong lĩnh vực công nghệ, Apple từ lâu đã được coi là ứng viên hàng đầu về khả năng bảo mật quyền riêng tư của khách hàng. Nhưng hai sự kiện xảy ra liên tiếp gần đây đã đặt ra câu hỏi về việc liệu danh tiếng của hãng có đang mất dần uy tín hay không.

Bảo mật thông tin người dùng đang là vấn đề được mội người quan tâm.

Chỉ ít ngày trước khi hệ điều hành iOS 15 được tung ra, Apple vội vã cập nhật bản vá lỗi khẩn cấp nhằm đóng các lỗ hổng trong hệ điều hành của iPhone, iPad và Apple Watch. Các lỗ hổng bảo mật này khiến các thiết bị dễ bị tấn công bởi phần mềm gián điệp Pegasus do Tập đoàn NSO của Israel tạo ra. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận khi Apple tung ra iPhone 13 và loạt thiết bị mới. Trong khi đó, một số khách hàng đang sử dụng những chiếc iPhone đời cũ than trời vì nếu nâng cấp hệ điều hành thì máy của họ sẽ chẳng khác gì cục gạch kim loại.

Nâng cấp iOS 14.8, một số thiết bị Apple cũ sẽ hóa “cục gạch”.

Trích lời của Richard Bird, giám đốc phụ trách quản lý thông tin khách hàng tại công ty an ninh mạng Ping Identity, cho biết “Apple đã tỏ ra yếu kém trong cách xử lý những vấn đề phát sinh này dẫn đến mất dần lòng tin của khách hàng”. Ông Richard Bird cho biết thêm, phần mềm gián điệp Pegasus nếu không được giải quyết dứt điểm thì có thể gây ra sự kiện tương tự như “Cambridge Analytica” vào năm 2018. Công ty Cambridge Analytica thu thập dữ liệu người dùng mà chưa được họ đồng ý thông qua Facebook để phục vụ cho các mục đích chính trị.

Trước đó, Apple đã phải hoãn ra mắt tính năng mới cho phép tự động quét thiết bị của hãng để phát hiện những hình ảnh có dấu hiệu bạo hành trẻ em để gửi đến cơ quan chức năng. Kế hoạch này khiến cộng đồng tranh cãi gay gắt vì bề ngoài, Apple luôn khẳng định rằng họ đề cao quyền lợi người dùng và bảo mật thông tin khách hàng. Nhưng lại tạo ra tính năng tự ý truy cập vào kho hình ảnh trên thiết bị. Vậy sự thật đằng sau những lời hứa hẹn của hãng sẽ là gì.