Dưới đây là một số nguyên tắc lịch sự của người Nhật Bản.
1. Gọi tên kèm danh xưng
Ở Nhật ngoài gọi tên bạn phải gọi kèm cả danh xưng để thể hiện sự tôn trọng. Dưới đây là một số danh xưng trong tiếng Nhật:
- "san" là danh xưng an toàn sử dụng cho cả nam và nữ, trang trọng và đời thường
- “-kun” là danh xưng không trang trọng như "-sam", thường được dùng với nghĩa "bạn bè"
- “-chan” là danh xưng thường dùng cho trẻ em, người trong gia đình, người yêu, bạn thân
- “-sama” là danh xưng trang trọng nhất từng được dùng để gọi vua chúa, thần thánh. Ngày nay đôi khi nó được dùng với nghĩa châm biếm.
- “-senpai” dùng để gọi đồng nghiệp lớn tuổi hơn hoặc đàn anh đàn chị trong trường
- “-kōhai” ngược lại với "senpai"
- “-sensei” được dùng để gọi giáo viên, bác sĩ, nhà khoa học, chính trị gia, các tác giả,...
- “-shi” được dùng trong văn viết trang trọng
2. Trao đổi card visit
Trao đổi card visit là cả một nghệ thuật ở Nhật Bản. Dưới đây là những gì bạn cầm làm:
- Hướng mặt trước của tấm danh thiếp lên trên về phía người kia
- Đưa bằng hai tay
- Nếu bạn có địa vị thấp hơn thì cần để card của mình thấp hơn người kia
- Nếu bạn được trao card visit, hãy đặt nó ngay ngắn trong ví đựng card và nhìn vài giây
- Đừng quên cúi cảm ơn
- Nếu bạn không có ví đựng card thì sẽ là một thảm họa. Điều này khác hẳn các nước khác, có khi chúng ta chỉ cần đút card vào túi là được
3. Nguyên tắc lịch sự trong thang máy
Nếu là người đầu tiên bước vào thang máy trống, bạn cần đứng cạnh bảng điều khiển, giữ thang máy khi mọi người đã vào hết, và cứ như vậy mỗi khi thang máy dừng.
Nếu bạn là khách du lịch đến Nhật, tốt nhất đừng là người đầu tiên bước vào thang máy.
4. Trên tàu điện ngầm
Trên tàu điện, bạn không nên nói chuyện, gọi điện thoại cũng không. Đặc biệt nhìn chằm chằm người khác là hành vi bất lịch sự.
Chuyện ngường ghế cho người già không phải điều phổ biến ở đây, vì có chỗ ngồi riêng cho người già, người khuyết tật và phụ nữ có thai. Những người khác sẽ không bao giờ ngồi vào ghế đó.
5. Về chuyện đụng cạm người khác
Ở Nhật, nhìn chằm chằm người khác đã là bất lịch sự chứ không kể đến việc đụng chạm. Người Nhật rất tôn trọng không gian riêng tư của nhau. Nếu đến Nhật Bản, đừng đụng chạm người khác khi không được sự đồng ý.
6. Uống rượu bia
Khi người Nhật ở trên bàn nhậu thì mọi khoảng cách thứ bậc xã hội sẽ bị xóa bỏ hết. Họ có thể uống rất nhiều, giáo sư có thể uống với sinh viên để sinh viên phải mang thầy về. Một thư ký hàng ngày luôn cúi đầu trước đối tác nhưng khi say xỉn ở quán bar có thể nôn lên bộ vest của đối tác mà chẳng sao cả.
Điều thú vị là khi họ tỉnh rượu, họ sẽ cư xử như chẳng có chuyện gì đã xảy ra cả.
7. Tiền
Người Nhật có một thái độ rất lạ với tiền. Họ ngại để lộ tiền trước mặt người khác. Bởi vậy phong bì tiền được trang trí theo cách truyền thống rất phổ biến ở đây. Nếu không có phong bì, bạn cần gói tiền vào giấy trước khi trao cho ai.
Tất nhiên bạn không cần làm điều này ở siêu thị nhưng vẫn cần lưu ý: bạn không được đưa tiền trực tiếp cho thu ngân mà chỉ để tiền ở khay tiền. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm không gian cá nhân.
8. Ngồi cũng là nghệ thuật
Kiểu ngồi quỳ lên đôi chân ở Nhật được gọi là "seiza" và họ luôn ngồi trên sàn theo cách này. Họ thấy thoải mái với kiểu ngồi này y như ngồi trên ghế đệm vậy. Tuy nhiên người nước ngoài có thể không quen và thấy tê mỏi chỉ sau vài phút.
9. Tặng quà
Ở Nhật, có hai mùa tặng quà mỗi năm là o-chugen (mùa hè) và o-seibo (mù đông).
Nhiều nước có thói quen mở quà ngay khi nhận, nhưng người Nhật cho rằng điều đó thể hiện sự tham lam và thiếu kiên nhẫn. Ngoài ra hành động này có thể khiến người tặng quà thấy xấu hổ vì món quà khiêm tốn hoặc thấy vẻ mặt không hài lòng trên mặt bạn.
10. Những cái cúi đầu của người Nhật
Nghệ thuật cúi đầu ở Nhật rất quan trọng, và trẻ em được dạy điều này từ rất sớm. Có nhiều kiểu cúi đầu ở Nhật, tùy theo đứng hay ngồi, nam hay nữ.
- Cúi chào (eshaku): Cúi thấp 15 độ, là để chào những người có cùng địa vị xã hội, cấp bậc
- Cúi tôn trọng (keirei): Cúi 30 độ, dành cho giáo viên hay cấp trên
- Cúi sâu (saikeirei): Cúi 45 độ, khi bạn muốn xin lỗi hoặc khi chào Nhật hoàng
- Cúi "cầu xin" ngày nay chỉ được dùng khi bạn đã làm điều gì đó thực sự tồi tệ
11. Tiễn khách
Ở Nhật, khách hàng hoặc đối tác giống như thượng đế và được đối xử vô cùng tôn trọng. Khi họ rời đi, cả công ty sẽ đi theo đến tận cửa hoặc thang máy và cúi chào cho đến khi cửa khép lại.
Điều này khá bất tiện nếu ở các trung tâm, tòa nhà với thang máy đông đúc, thậm chí khiến khách nước ngoài ngại, xấu hổ. Người trẻ Nhật cho rằng điều này hơi quá và thường bỏ qua nghi lễ này.