3 nghiên cứu khoa học mới được công bố trong tháng này cho thấy Covid-19 có thể lây lan theo nhiều đường mà chúng ta chưa biết. Nghiên cứu từ nhiều nơi trên thế giới đã xem xét 3 yếu tố riêng biệt gồm độ ẩm thấp, phòng vệ sinh công cộng và bụi trong không khí.
Dù đã phát hiện tại khu vực Greater Sydney, Úc trong giai đoạn đầu của đại dịch mối liên hệ giữa độ ẩm thấp và sự lây lan cộng đồng của Covid-19 nhưng phải đến giữa tháng 8 nghiên cứu này mới được xác nhận. Nghiên cứu mới do Tiến sĩ Michael Ward thuộc trường Khoa học Thú y Sydney dẫn đầu đã bổ sung thêm thông tin về số lượng lớn bằng chứng cho thấy độ ẩm thấp là yếu tố chính trong sự lây lan của virus corona.
Các nhà khoa học ước tính rằng, với độ ẩm tương đối giảm 1%, số lượng ca nhiễm Covid-19 sẽ tăng từ 7 - 8%. Mối liên hệ tương tự đó không hề được tìm thấy ở các yếu tố thời tiết khác như lượng mưa, nhiệt độ hoặc gió.
Theo ông Ward, không khí khô thuận lợi cho sự lây lan của virus: “Khi độ ẩm thấp hơn, không khí khô hơn làm cho các hạt khí nhỏ hơn. Khi bạn hắt hơi và ho, những hạt nhỏ hơn đó có thể lơ lửng trong không khí lâu hơn, làm tăng khả năng phơi nhiễm cho người xung quanh. Khi không khí ẩm và các hạt khí lớn hơn và nặng hơn, chúng rơi và chạm vào đất nhanh hơn". Do đó, việc đeo khẩu trang là rất cần thiết.
2. Nhà vệ sinh công cộng
Nghiên cứu thứ 2 do các nhà nghiên cứu Trung Quốc từ Đại học Dương Châu thực hiện đã báo cáo rằng, việc xả nước bồn cầu hoặc bồn tiểu công cộng có thể giải phóng các đám mây khí dung chứa đầy virus mà con người có thể vô tình hít phải, gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng. Các nhà khoa học đã mô phỏng và theo dõi chuyển động của các hạt chứa đầy virus khi bồn cầu và bồn tiểu được xả nước. Họ phát hiện ra việc xả nước liên quan đến sự tương tác giữa khí và chất lỏng, dẫn đến một lượng lớn các hạt khí lan rộng.
Việc quan sát quỹ đạo của các hạt phóng ra từ quá trình xả nước cho thấy hơn 57% các hạt đi ra khỏi bồn tiểu. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khi nam giới sử dụng bồn tiểu trong nhà vệ sinh công cộng, những hạt nhỏ này có thể chạm tới đùi họ trong vòng 5,5 giây so với bồn cầu xả nước.
Xiang-Dong Liu, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Từ nghiên cứu của chúng tôi có thể suy ra rằng, việc dội nước trong nhà vệ sinh công cộng thực sự thúc đẩy sự lây lan của vi khuẩn và virus. Cần phải đeo khẩu trang trong các phòng vệ sinh công cộng trong thời gian này, và cần thiết phải tăng cường phòng chống lây nhiễm cộng đồng để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19”.
3. Bụi trong khí quyển
Nghiên cứu thứ 3 từ Đại học California, Davis và trường Y Icahn tại Mỹ báo cáo rằng, virus cúm có thể lây lan qua không khí trên bụi, sợi và các hạt cực nhỏ khác. Cho đến nay, các nhà khoa học cho rằng, sự lây truyền qua đường không khí xảy ra chủ yếu từ đường hô hấp khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Các nhà khoa học đã kiểm tra xem liệu các hạt nhỏ có thể mang bệnh cúm đối với chuột thí nghiệm hay không. Bằng cách sử dụng thiết bị phân loại hạt tự động để đếm các hạt trong không khí, họ phát hiện ra rằng những con chuột chưa bị nhiễm bệnh sẽ phát ra các quả cầu lên tới 1.000 hạt mỗi giây khi chúng di chuyển xung quanh lồng.
Các hạt do hô hấp từ động vật di chuyển với tốc độ ổn định và chậm. Những con chuột có khả năng miễn dịch với virus cúm được đưa vào lông có thể truyền virus qua không khí cho những con chuột khác, cho thấy virus không nhất thiết phải được lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp.
Tiếp đó, các nhà nghiên cứu kiểm tra xem liệu các sợi cực nhỏ từ một vật vô tri có thể mang virus lây nhiễm hay không. Họ đưa virus lên bề mặt những tờ khăn, để khô và sau đó vò nát trước máy nghiền hạt tự động.
Việc vò nát các mô này sẽ giải phóng lên đến 900 hạt mỗi giây trong một phạm vi kích thước đủ để người đối diện hít vào. Chúng cũng có thể lây nhiễm các tế bào từ các hạt này được giải phóng từ các mô giấy bị nhiễm virus.
Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện đáng ngạc nhiên về việc virus có thể lây lan qua bụi không khí chính là thông điệp về sự lây truyền virus và sử dụng khẩu trang để bảo vệ bản thân. Ngoài ra, kết quả thí nghiệm cũng mở ra một hướng đi hoàn toàn mới cho việc giải thích nguyên do các đợt bùng phát dịch.
Theo Forbes