1. Kỹ năng về nghệ thuật, sáng tạo tốt hơn
Nhiều người trên thế giới từng có một tuổi thơ khó khăn và sau đó trở nên nổi tiếng. Các nhà khoa học Đại học California đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này. Họ tiến hành khảo sát 234 người đang làm trên các lĩnh vực nhạc sĩ, vũ công, diễn viên, nhà thiết kế, ca sĩ về tuổi thơ của họ. Sau đó chia người trả lời thành ba nhóm, tùy thuộc vào mức độ khó khăn họ từng trải qua.
Kết quả cho thấy những người trong nhóm thứ ba có tuổi thơ cơ cực nhất, họ dễ bị lo lắng và hay mặc cảm hơn. Thế nhưng, họ lại là những người rất sáng tạo, cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Chính điều này đã tạo cho họ sức mạnh để thay đổi cuộc sống của mình. Họ cũng có khả năng phát minh, đưa ra những điều người khác không bao giờ nghĩ tới.
2. Áp dụng 'chiến lược nhanh gọn' hơn trong mọi việc
Theo quan sát của các nhà khoa học, những người đã trải qua khó khăn khi còn nhỏ thường sống theo một "chiến lược nhanh gọn". Họ thường chọn những lợi ích ngay lập tức, trước mắt. Trong điều kiện không ổn định, chiến lược này giúp họ xoay xở tốt và nhận được cái lợi trước mắt. Thế nhưng, cách suy nghĩ này cũng có một phần hạn chế vì có thể họ chưa nhìn được xa trông rộng. Vì tùy từng hoàn cảnh, nếu họ biết chờ đợi, họ có thể nhận được nhiều hơn nữa.
Một thử nghiệm được đưa ra cho hai đứa trẻ có hoàn cảnh sống khác nhau. Đặt một chiếc bánh trước mặt chúng và nói rằng: "Nếu con chờ 15 phút, con sẽ nhận được thêm một chiếc kẹo dẻo khác, nhưng nếu con ăn ngay bây giờ, con sẽ không được gì thêm". Đứa trẻ lớn lên trong môi trường ổn định sẵn sàng chờ đợi. Nhưng một đứa bé thiếu thốn, thường sẽ ăn ngay, vì sợ người lớn sẽ thay đổi quyết định hoặc có một bất ngờ gì đó xảy ra.
3. Khả năng thích nghi cao
Khi một người lớn lên trong điều kiện bất lợi, tâm lý của họ buộc phải thích nghi nhanh chóng với sự căng thẳng. Từ đó những kỹ năng dần được phát triển, dễ dàng thích nghi với sự thay đổi và có thể tìm cách thoát ra khỏi mọi tình huống.
Giáo sư tâm lý học Bruce Ellis cho rằng những người này có khả năng nhận thức linh hoạt, phân biệt rõ ràng cái gì quan trọng, cái gì không, và khả năng chỉ tập trung vào những gì quan trọng nhất. Họ có thể thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, sự việc, và từ đó đưa ra được quyết định phù hợp.
4. Trực giác cảm nhận sự nguy hiểm tốt hơn
Theo nghiên cứu của nhà khoa học thần kinh Ian Robertson, sự có mặt của norepinephrine (hormone cảm nhận sự nguy hiểm) cho phép chúng ta cải thiện trí nhớ và khả năng học hỏi. Ở những người có tuổi thơ khó khăn, hormone này có xu hướng tiết ra nhiều hơn, cho phép họ cảm nhận, ứng biến trước nguy hiểm nhanh hơn. Họ thường ngay lập tức suy nghĩ về cách tránh nó.
5. Trí nhớ và khả năng đồng cảm tốt
Giáo sư Chirag Mittal của Đại học Texas cho hay những đứa trẻ lớn lên trong điều kiện căng thẳng có trí nhớ tốt và khả năng cập nhật nhanh chóng: Những thông tin vô ích và lạc hậu dễ bị lãng quên và được thay thế bằng thông tin mới, hữu ích.
Cuộc sống khó khăn cũng giúp họ có sự đồng cảm, thấu hiểu tốt với mọi người. Họ là những nhà tâm lý học tuyệt vời, biết những điều gì đang xảy ra trong tâm hồn người khác để tìm cách xoa dịu, động viên họ.