5 xu hướng chính trong thói quen ăn uống của thế hệ Y cho thấy bộ mặt của thị trường ăn uống hiện tại

1. Thế hệ Y thích ăn muộn hơn dùng bữa sớm

Một báo cáo mới đây của Elior về sở thích ăn uống của những người từ 18 - 30 tuổi cho thấy 5 xu hướng chính trong thói quen ăn uống của thế hệ Y.

Báo cáo này cung cấp cái nhìn sâu sắc về thị hiếu của nhóm dân số trẻ năng động, giúp các doanh nghiệp dịch vụ cân nhắc lại về thực đơn của họ và đưa ra các bữa ăn sáng tạo hơn, đáp ứng mong đợi của một thế hệ kết nối và đòi hỏi khắt khe, đặc biệt là nhạy cảm với các trào lưu trên mạng xã hội.

Millennials (tức thế hệ Y) có xu hướng trốn tránh các bữa ăn truyền thống, nhiều người thậm chí bỏ bữa sáng. Họ thích các bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng và vào bữa trưa thì lựa chọn đồ ăn nhanh dễ tiếp cận, chất lượng cao.

Đây có lẽ là nguyên nhân tại sao nhiều nhà hàng ẩm thực mọc lên những năm qua ở các thành phố lớn. Các nhà hàng có thể phục vụ tới 23h hoặc 0h đêm. Tại Việt Nam, rất ít hãng đầu tư vào phục vụ những bữa ăn sáng, nơi dường như các cửa hàng truyền thống phục vụ phở, bún, miến... thống trị.

Thế hệ Y có vẻ quen thức dậy muộn nên hay giữa buổi sáng. (Ảnh: Danone)

2. Giải pháp ăn uống thiết thực, càng dễ càng tốt

Millennials sống cuộc sống bận rộn. Đây còn được coi là thế hệ những người ăn vặt theo thói quen, luôn thích những ăn khô và giòn nên tốc độ phục vụ là điều quan trọng, nhất vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Vì vậy, các giải pháp siêu thị, cửa hàng tiện ích và dịch vụ đồ ăn nhanh được đặc biệt đánh giá cao vì sự tiện lợi.

Vài năm trở lại đây, các hãng đồ ăn nhanh đã mở rộng quy mô hơn bao giờ hết. Ở thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, các hãng cũng lập tức tận dụng ưu thế để kết nối nhanh chóng với khách hàng, đưa đồ ăn tới tận nơi. Thế hệ Y hiện nay có lẽ là lực lượng chính trong nhóm khách hàng tiêu thụ đồ ăn nhanh tại chỗ.

3. Thế hệ của kết nối kỹ thuật số

Mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của thế hệ Y. Hầu hết những người từ 18 - 30 tuổi thường xuyên đến các cửa hàng cung cấp các kết nối truyền thông xã hội tích cực và hy vọng công nghệ sẽ là một phần trong trải nghiệm ăn uống của họ.

Nhiều năm qua, người ta đã quán quen cảnh tượng khoe đồ ăn trên mạng xã hội, nhiều kênh review đồ ăn và cả dạy nấu ăn cũng ra đời. Không ít các nhãn hàng đã tận dụng những công cụ đó để quảng cáo hay bán hàng.

Thế hệ Y muốn kết nối khi ăn uống. (Ảnh: Washington Post)

4. Thực phẩm "lành mạnh" hay chế độ ăn uống lành mạnh cho tương lai?

Đại đa số những người từ 18 - 30 tuổi tuyên bố họ ăn hoặc có ý định ăn thực phẩm "lành mạnh". Thực phẩm "lành mạnh" có thể hiểu là những loại thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng và an toàn. Tuy nhiên, lựa chọn thực phẩm của thế hệ Y trên thực tế lại khác, vì họ thường ăn xúc xích ăn liền, thịt xông khói, bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên thay vì salad, bánh mì và trái cây...

Đã đến lúc thế hệ Y cần quan tâm đến chế độ ăn uống thay vì chỉ là những lựa chọn đồ ăn nhất thời. Trong tương lai, các nhãn hàng quan tâm đến chế độ ăn uống có thể sẽ dẫn đầu cuộc cạnh tranh. Ví dụ, một hãng nào đó phát triển những chế độ ăn uống chuẩn dựa trên từng đối tượng cụ thể với những thể trạng khác nhau.

5. Ưu tiên nấu ăn tại nhà

91% những người thuộc thế hệ Y nấu ăn tại nhà và dự kiến sẽ ăn ít hơn trong tương lai. Họ có xu hướng kết hợp điều này cùng các bữa ăn sử dụng đồ ăn sẵn đặt từ các nhà hàng.

Thế hệ Y không dừng ở trải nghiệm ăn uống mà cả trải nghiêm nấu nướng. (Ảnh: Tasting Table)

Có lẽ điều này lại một lần nữa cho thấy sự bận rộn của thế hệ Y. Đây là một thế hệ hầu hết đã trưởng thành, có gia đình và bắt đầu quan tâm chăm sóc tổ ấm. Nhưng cũng có lúc vì bận rộn nên họ có xu hướng không tránh khỏi việc sử dụng các dịch vụ ăn uống.

Báo cáo của Elior được thực hiện tai châu Âu và công bố tại Pháp, phần nào trùng khớp với xu hướng của thế hệ Y tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Có thể nhận thấy xu hướng chính trong thói quen ăn uống của thế hệ Y đang tạo nên bộ mặt của thị trường ăn uống hiện nay.

Tham khảo Eliorgroup.com