6 bí quyết tiết kiệm chi tiêu đã đến lúc bạn cần nghiên cứu để tránh khó khăn tài chính thời Covid-19

1. Tăng thu nhập phụ

Mặc dù bạn có thể chưa cảm nhận được tác động tài chính của Covid-19, nhưng sẽ là khôn ngoan khi bắt đầu tiết kiệm và bảo vệ sức mạnh tài chính của bạn.

Báo cáo khảo sát gần đây của OCBC cho biết, chỉ 1/3 người Singapore được khảo sát có đủ tiền tiết kiệm để sống sót sau 6 tháng nếu họ thất nghiệp. Michelle Ngiam từ Great East Financial Advisors chỉ ra việc thiết lập một vài nguồn thu nhập thụ động bắt đầu bằng cách đánh giá hồ sơ rủi ro cá nhân và các công cụ cấp cao như cổ tức, tín thác đơn vị, thu nhập cho thuê từ tài sản đầu tư hay công cụ thấp cấp như tiền gửi cố định, trái phiếu tiết kiệm.

2. Loại bỏ các chi phí không cần thiết

Có lẽ đã đến lúc tạm dừng dịch vụ thuê quần áo, đăng ký hộp làm đẹp cho đến khi có một nhu cầu thực sự cho chúng. Lập danh mục tất cả các thứ bạn đã đăng ký, từ phòng tập thể dục đến Spotify và LinkedIn Premium... và quyết định xem điều gì thực sự cần thiết.

Chẳng hạn, bạn có cần một tài khoản Dropbox trả phí 2 TB một tháng với 9,99 USD hay phiên bản 2 GB miễn phí? Trong 1 năm, chi phí có thể lên tới 119,88 USD. Hãy tìm các bản dùng thử miễn phí hoặc giảm giá (Amazon Prime, Netflix, Spotify...) hoặc có thể thử dùng một dịch vụ trước khi quyết định cam kết lâu dài.

3. Trả hết nợ

Nếu bạn có một khoản thế chấp, Ngiam khuyên bạn nên tái cấp vốn hoặc trả lại. “Bằng cách nhận được một gói cho vay tốt hơn, bạn sẽ có thể trả nợ thấp hơn. Điều quan trọng là giảm mức nợ càng nhiều càng tốt vì điều này sẽ giúp ích cho các chi phí trong tương lai của bạn.”, Ngiam chia sẻ.

Đồng thời, sử dụng cơ hội để củng cố nợ thẻ tín dụng của bạn. Những khoản nào đang thay đổi một khoản phí hàng năm khổng lồ cho các đặc quyền ăn uống mà bạn hiện không sử dụng? Thiết lập thanh toán tự động để tránh phải trả phí lãi suất trễ (một số thẻ tính phí lên tới 26,9%) và nếu bạn không thể thanh toán đầy đủ hóa đơn thẻ tín dụng hàng tháng của mình, trước tiên hãy tập trung vào việc giảm lãi suất cao hơn hoặc nhận chuyển khoản số dư 0%.

4. Xem lại tất cả các hóa đơn

Tạo thói quen xem qua các hóa đơn hàng tuần, hàng tháng. Dành một giờ mỗi tuần cho việc này và bạn ngay lập tức sẽ quen thuộc với thói quen chi tiêu của mình, cả tốt và xấu. Nếu đến lúc phải gia hạn gói cước điện thoại di động của bạn, hãy xem xét việc đăng ký với nhà cung cấp mới.

5. Thay đổi thói quen mua sắm

Nói một cách đơn giản, nếu bạn muốn một cái gì đó, bạn có thể mua nó nhưng chỉ khi bạn cần nó sau 30 ngày. Bằng cách tạm hoãn việc mua hàng, nó cho bạn cơ hội đánh giá đúng giữa việc cần và muốn mua.

Bạn sẽ có thêm thời gian để nghiên cứu việc mua hàng, vì vậy nó hoàn toàn chất lượng và đáng đồng tiền bát gạo. Sản phẩm có thể có giá cao hơn nhưng nếu nó dung được lâu hơn, yêu cầu sửa chữa hoặc bảo trì ít hơn hoặc có giá trị bán lại cao hơn thì sẽ tốt hơn trong thời gian dài.

Hãy nghĩ theo cách này, nếu bạn mua một sản phẩm với giá 200 USD và nó bị hỏng trong vòng chưa đầy 1 năm thì sẽ có ý nghĩa hơn khi mua một sản phẩm tương tự với giá 400 USD nhưng được bảo hành và kéo dài 3 năm.

6. Hợp lý hóa các gói bảo hiểm

Có bảo hiểm y tế đầy đủ trong thời kỳ suy thoái kinh tế là ưu tiên, tuy nhiên một số người có thể được bảo hiểm quá mức. Thay cho chính sách bảo hiểm du lịch hàng năm, hãy nâng cấp gói bảo hiểm tai nạn cá nhân của bạn lên gói bảo hiểm bệnh truyền nhiễm.

Theo Asianone