Nếu bạn là quản lý của một công ty khởi nghiệp, bạn có thể cố gắng khai thác tối đa khả năng bằng sự thông minh, chăm chỉ và sáng suốt. Thị trường cạnh tranh luôn khốc liệt, đòi hỏi sự linh hoạt và thay đổi, dòng tiền cũng sẽ đến lúc cạn kiệt. Sẽ có những cam kết thực sự nghiêm túc và cách duy nhất để tiếp tục tiến lên là tiếp tục đánh đổi.
Đánh đổi là quyết định khó khăn đối với các doanh nhân vì luôn có 2 tình huống với 2 phương án: Dễ dàng và hấp dẫn trong ngắn hạn; Quyết định khó khăn trong thời gian ngắn nhưng cực kỳ hữu ích về lâu dài. Điều này càng phức tạp hơn do bạn thiếu thông tin. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ suy nghĩ với số ít dữ liệu đó hoặc tệ hơn, quyết định bằng linh cảm.
Tôi đã điều hành công ty của mình trong nhiều năm nay và mở rộng quy mô từ một công ty khởi nghiệp nhỏ bé thành một công ty đầu tư với khách hàng ở hơn 30 quốc gia, chúng tôi đã và đang trải qua nhiều quyết định khó khăn. Sau đây là một số quyết định ảnh hưởng đến sự sống còn của công ty.
Hầu hết các công ty khởi nghiệp tồn tại đều phấn đấu trở thành những công ty lớn với hàng trăm triệu đô doanh thu hàng năm. Trên con đường đến đó, họ cần phải đáp ứng mục tiêu quý. Trên thực tế, những yếu tố tạo nên thành công doanh thu quý có thể cản trở con đường đến với doanh thu triệu đô.
Trước đây, công ty của tôi sở hữu những dòng sản phẩm cũ đóng góp vào một lượng doanh thu đáng kể. Việc loại bỏ các dòng sản phẩm cũ mà chúng tôi không còn muốn sản xuất về lâu dài có thể giảm gánh nặng chi phí kỹ thuật, khoản đó sau này có thể được đầu tư vào những sản phẩm mới. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn tới suy giảm doanh thu nhanh chóng mà không phải công ty nào cũng có khả năng bù lỗ khi tình huống đó xảy ra.
2. Thống trị thị trường lớn hay sở hữu thị trường ngách?
Nhiều công ty khởi nghiệp bắt đầu từ các thị trường ngách chưa có tương đối nhiều dịch vụ hoặc nhà cung cấp. Đối với một công ty khởi nghiệp quy mô nhỏ, đây là kế hoạch an toàn và hoàn hảo để bắt đầu. Họ có thể tập trung sức lực hạn chế của mình vào việc giải quyết một vấn đề hạn chế mà không cần phải cạnh tranh với các đối thủ tốt hơn và cố trụ lại
Nhưng nếu bạn đang tìm cách xây dựng một công ty lớn, việc sở hữu thị trường ngách mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bạn cần để mắt đến thị trường lớn hơn hoặc vấn đề rộng hơn thì mới có nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Theo kinh nghiệm của tôi, các công ty khởi nghiệp liên tục chạm ranh giới giữa 2 mảng đó. Ví dụ, tại công ty tôi, chúng tôi đã xây dựng một vài công cụ giúp tăng trải nghiệm khách hàng của Google Suite. Công cụ đầu tiên chúng tôi xây dựng là nhãn hàng cho Gmail, sau đó đến lượt các liên hệ được chia sẻ. Những công cụ này đã giành được sự ủng hộ và doanh thu lớn, nhưng đồng thời chúng tôi nhận thấy mình cần phải vượt ra khỏi thị trường ngách này.
Do chuyển đổi từ phân khúc nhãn hàng dùng chung sang sản phẩm hiện tại, chúng tôi đã mất một thời gian dài vì không ngừng cân bằng giữa việc hỗ trợ khách hàng với những cải tiến cho sản phẩm hiện tại và xây dựng sản phẩm tiếp theo.
3. Dừng lại hay tiếp tục với chi phí lớn?
Khởi nghiệp giống như tiến hành nhiều thí nghiệm đắt đỏ. Mọi thử nghiệm đều cần tài nguyên để chứng thực lý thuyết về nó là đúng và hiệu quả. Vì lý do này, thử nghiệm luôn có một ngân sách phân bổ hạn chế và đều được đánh giá liên tục để xác định nên đi tiếp hay dừng lại.
Tốt nhất, các thử nghiệm nên được chạy với các tiêu chí được xác định rõ ràng và các mốc thời gian cố định để quyết định xem chúng có thành công hay không. Trong khi đó, một công ty khởi nghiệp không phải là một phòng thí nghiệm khoa học. Chẳng có điều kiện kiểm soát nào cả, thay vào đó là đấu trường.
Mỗi thử nghiệm sẽ cho ra đời một khám phá mới, dẫn đến thay đổi các thông số và tiêu chí. Trong thị trường đầy biến động và thay đổi, liệu bạn có nên tiếp tiếp tục thí nghiệm hay tiếp tục rót chi phí vào?
Tại công ty tôi, chúng tôi đã có những thử nghiệm chạy trong nhiều tháng mà không có kết quả rõ ràng nào nhưng lại thành công chỉ sau một điều chỉnh nhỏ, cụ thể hơn đó là kênh bán hàng quốc tế. Chúng tôi đã phải trải qua nhiều tháng trời thất vọng khi cố gắng xác định đối tượng khách hàng với những kế hoạch marketing tốn kém. Sau đó, vào tháng thứ 6 của cuộc thí nghiệm này, mọi thứ đã đi vào quỹ đạo. Điều thú vị là trong khoảng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, chúng tôi đã gần tới mức phải phá sản.
4. Làm thế nào bạn có thể đưa ra những quyết định khó khăn này?
Một quy tắc mà tôi đã học được là luôn ghi nhớ tầm nhìn dài hạn mà bạn có cho công ty của mình và làm tất cả những gì có thể để không đi lệch hướng. Đưa ra nhiều quyết định khó khăn nhất có thể nhưng hãy kiên định trên con đường bạn đã chọn.
Bạn vẫn phải đưa ra quyết định để tối ưu hóa cho tháng hoặc quý tới. Trong những trường hợp như vậy, hãy luôn ý thức về tầm nhìn dài hạn của bạn và cân nhắc cẩn thận lợi ích và hậu quả. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu mức độ thỏa hiệp cần thiết mà còn đảm bảo công ty bạn sẽ đi đúng hướng, tiến tới các mục tiêu lớn hơn.
Điều khó khăn nhất của những quyết định này là không có tính đúng sai và bạn không thể dựa trên những thông tin sẵn có. Suy cho cùng, đó chính là yếu tố khiến việc xây dựng một công ty khởi nghiệp trở nên đầy thách thức và thú vị.
Theo Forbes