Denis Đặng chính thức phát ngôn: "Lấy chỗ này chỗ kia một ít đâu thể gọi là đạo!"

Giám đốc sáng tạo Denis Đặng lần đầu tiên lên tiếng sau loạt nghi vấn "đạo nhái" từ poster, artwork trong dự án MV mới nhất.

Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội cái tên Denis Đặng liên tục gắn liền với "liên hoàn phốt" về việc đạo nhái ý tưởng, nhận không biết bao nhiêu gạch đá từ phía cộng đồng mạng. Từ bị nhiếp ảnh gia người Nga, DarkFlawless “dằn mặt” trên Instagram vì bắt chước phong cách chụp ảnh không xin phép, cho đến chuyện bị tố cáo bê nguyên xi concept video nấu ăn của kênh YouTube "You such at cooking".

Có thể thấy, bức ảnh của Denis và im_graphixer hoàn toàn giống nhau về mặt ý tưởng, concept. Tuy nhiên, vì có lượt follow không cao nên dù ra đời trước, bức ảnh chính chủ vẫn có ít lượt like hơn hẳn bức ảnh của Denis Đặng.

Hình ảnh cắt từ clip của Denis Đặng bê nguyên xi từ clip khác.

Chuyện cũ chưa qua thì “phốt” mới lại được phơi bày,  MV "Chân Ái" của nữ ca sĩ Orange do anh làm giám đốc sáng tạo cũng tiếp tục bị khán giả soi ra là "mượn" các yếu tố từ Trung Quốc lẫn Nhật Bản vào loạt tạo hình của nhân vật.

Dạng tóc giả được "Lặc Đầu Thiết Phiến Tử" sử dụng là đặc trưng của Kinh Kịch Trung Quốc.

Khán giả cho rằng tạo hình này không thể hiện được văn hóa Việt Nam.

Tạo hình được cho là mang nặng ảnh hưởng của Kinh Kịch Trung Quốc.

Sau "liên hoàn phốt" diễn ra chỉ trong vài ngày, đích thân Denis Đặng đã lần đầu tiên trả lời trực tiếp về loạt scandal "đạo nhái" trên một chương trình talkshow.

Theo đó, Denis Đặng đã đích thân chia sẻ: "Khi MV lên, khán giả lại bảo, sao sản phẩm này "đạo" Kinh Kịch của Trung Quốc, "đạo" Kịch của Nhật Bản, "đạo" chỗ này, chỗ kia? Thực ra đối với Denis thì những yếu tố Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam ngay từ ban đầu khi lên ý tưởng nó đã là như thế. Tôi cũng chia sẻ trước đó khá nhiều lần rằng tôi muốn sáng tạo một thế giới riêng, ở đó, tôi có thể "mix", "trộn lẫn" các nền văn hóa lại với nhau, nhưng nhìn ở đâu đấy thì vẫn thấy được sự tách biệt.

Mọi người cũng đừng nghĩ rằng lấy chỗ này một ít, lấy chỗ kia một ít nó sẽ trở thành "đạo", vì bản thân tôi, lấy chỗ này một ít, lấy chỗ kia một ít, để đắp vào với nhau thành một tổng thể hài hòa, cân đối và thu hút, đấy là một sự lao động. Nó không chỉ đơn thuần là đặt mọi thứ lại cạnh nhau."

Vậy theo những gì lời của "chàng phù thủy MV" chia sẻ, thì anh gián tiếp thừa nhận mình có "tham khảo" một số sản phẩm khác và xem đó là thành quả lao động của bản thân? Bạn có đồng tình với Denis Đặng về ý kiến này?