Ngã cầu thang, bé gái 3 tuổi “hồi sinh” thành người Ai Cập cổ: Đọc chữ cổ đại vanh vách, khẳng định mình là tình nhân của Pharaoh

Sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu như Dorothy Eady Louise không có trí nhớ đặc biệt về kiếp trước của mình rằng bà từng là người tình của một vị vua Ai Cập cổ đại.

Câu chuyện người phụ nữ Anh Dorothy Eady Louise và những kí ức về kiếp trước của bà đến nay vẫn là một bí ẩn tiêu tốn nhiều giấy mực của giới khoa học.

Dorothy Eady Louise (16/1/1904 – 21/4/1981) sinh ra tại một thị trấn ven biển thuộc London, Anh. Bà còn được biết đến với biệt danh Omm Seti – cái tên gắn liền với công việc “người trông coi đền thờ Seti I” ở thành phố Abydos, Thượng Ai Cập. Sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu như Dorothy Eady Louise không có trí nhớ đặc biệt về kiếp trước của mình rằng bà từng là người tình của một vị vua Ai Cập cổ đại.

Dorothy Eady Louise (bên phải) có trí nhớ đặc biệt về kiếp trước.

Sự hồi tỉnh sau cú ngã cô bé 3 tuổi mở màn cho những kí ức kì lạ từ kiếp trước

Dorothy đã từng giống như bao đứa trẻ khác, cho đến khi cô bé 3 tuổi năm ấy bị trượt chân ngã cầu thang gây tổn thương nghiêm trọng phần não, tưởng đã đi. Nhưng điều kì diệu đã xảy ra, Dorothy bất ngờ sống lại. Tuy nhiên, niềm vui của gia đình Dorothy chưa được bao lâu thì cô bé bắt đầu xuất hiện nhiều hành động kì lạ.

Khi chỉ mới 3 tuổi, Dorothy nhớ về kiếp trước của mình. Việc tiết lộ về mối tình của mình với một vị vua Ai Cập cổ đại trong tiền kiếp đã khiến cái tên Dorothy càng trở nên nổi tiếng. Điều này đã khiến cuộc sống của Dorothy và gia đình cô xảy ra nhiều xáo trộn.

Từ một người phụ nữ Anh bình thường, Dorothy đã làm những điều không tưởng

4 năm sau cú ngã định mệnh, Dorothy được cha mẹ đưa đến thăm quan Bảo tàng Anh. Ngay khi vừa nhìn thấy bức ảnh chụp mô phỏng đền thờ Ai Cập thời Tân Vương Quốc, Dorothy đã thốt lên: “Đây là nhà của tôi”. “Những cái cây đâu rồi?”, “Khu vườn đâu rồi?” là những câu hỏi được Dorothy đặt ra liên tiếp. Ngôi đền này thuộc về Pharaonh Seti I (cha của Pharaoh Ramesse II).

Bảo tàng Anh.

Dorothy tiếp tục chạy quanh sảnh trưng bày cổ vật Ai Cập và hôn lần lượt lên chân các bức tượng một cách lưu luyến không muốn rời đi. Trong khoảng thời gian từ 10 – 12 tuổi, Dorothy dành hầu hết thời gian rảnh của mình ở Bảo tàng.

Cũng chính nơi này, Dorothy gặp gỡ với ông E.A Wallis Budge – nhân viên quản lí các món cổ vật Ai Cập trong bảo tàng. Với tình cảm đặc biệt mà Dorothy dành cho Ai Cập cổ đại, ông E.A Wallis Budge đã khuyến khích cô gái nhỏ đi học chữ tượng hình. Dorothy đã khiến giáo viên lớp học chữ tượng hình kinh ngạc khi cô tiếp thu qua nhanh môn học cần nhiều năm để nắm vững. Khi được hỏi vì sao lại có thể học nhanh đến vậy, Dorothy cho biết cô bé không học mà chỉ đang nhớ ngôn ngữ cổ lâu không dùng.

Đọc viết được chữ tượng hình một cách dễ dàng.

Khi 15 tuổi, Dorothy bắt đầu kể về những giấc mơ thường trực của mình có liên quan đến một linh hồn tên Hor-Ra ghé thăm. Linh hồn này nói Dorothy là đầu thai của một người phụ nữ Ai Cập tên Bentreshyt – nữ tu sĩ ở ngôi đền Seti I và kể cho cô bé về câu chuyện kiếp trước của mình. Dorothy cẩn thận viết từng giấc mơ với khoảng 70 trang nhật kí bằng tiếng Ai Cập cổ đại.

Mối tình với vị vua Ai Cập cổ đại trong tiền kiếp

Dorothy viết rằng mình là Bentreshyt – con của một người phụ nữ bán rau và người lính dưới thời trị vì của Pharaoh Seti I. Năm 3 tuổi, mẹ cô qua đời. Vì cha cô không thể chăm sóc con gái nên cô được đưa vào đền Kom-el-Sultancha. Tại đây, Bentreshyt được nuôi nấng để trở thành một nữ tu sĩ.

Năm 12 tuổi, một vị Quan tư tế tối cao đã cho Bentreshyt 2 lựa chọn là hoàn tục hoặc trở thành trinh nữ thánh hiến. Bentreshyt đã chọn ở lại làm trinh nữ thánh hiến vì không còn lựa chọn tốt hơn. Cô được giao đóng vai trong buổi kịch nghệ thường niên miêu tả lại những nỗi khổ hình và sự phục sinh của thần Osiris. Đây là vai diễn chỉ có những nữ tu sĩ đồng trinh mới được đảm nhận.

Thế nhưng, cuộc gặp gỡ tình cờ với vua Seti I đã khiến cả hai đã đem lòng yêu thương nhau và “ăn trái cấm”. Sau đó, Bentreshyt biết mình có thai. Cô đã liều mình nói sự thật với Quan tư tế tối cao về danh tính cha đứa trẻ.

Những tưởng sẽ có sự khoan hồng, nhưng Quan tư tế tối cao nói rằng Bentreshyt đã mắc tội phản bội nữ thần Isis nên cô phải đi.

Hành trình đến Ai Cập tìm lại “cố hương”

Trong nhật kí của mình, Dorothy còn kể về lần ghé thăm của linh hồn Pharaoh Seti I. Năm 16 tuổi, Dorothy ghé thăm nhiều bảo tàng và di chỉ khảo cổ về Ai Cập cổ đại trên nước Anh. Cô tham gia một nhóm nghiên cứu và gặp chồng mình là một người Ai Cập tên Eman Abdel Meguid. Năm 1931, Dorothy kết hôn và đến Ai Cập sống. Tại đây, bà trở thành giao viên dạy tiếng Anh và tiếp tục hành trình tìm lại “cố hương”.

Cặp đôi đã có với nhau một đứa con trai tên là Sety. Tuy nhiên, khi chồng chuyển công tác đến Iraq giảng dạy, vì Dorothy không muốn rời xa Ai Cập nên họ đã li hôn vào năm 1935.

Câu chuyện về tiền kiếp của Dorothy vẫn là một bí ẩn.

Hai năm sau đó, Dorothy dọn đến sống ở làng Nazlat el-Samman nằm bên cạnh Đại kim tự tháp Giza. Mối lương duyên giữa Dorothy và nhà khảo cổ học Selim Hassan bắt đầu từ đây. Dorothy đã trở thành thư kí cho Selim và là người vẽ phác họa tại Cục khảo cổ Ai Cập. Dorothy là nữ nhân viên đầu tiên của Cục và là phụ tác đắc lực cho Selim. Cái tên Omm Sety (tạm dịch: “mẹ của Sety”) ra đời từ đây.

Cuộc sống của Dorothy gần như dành cho việc nghiên cứu về Ai Cập cổ đại. Dorothy cảm thấy như đang sống ở nơi mình sinh ra. Bà cung cấp chi tiết về sơ đồ đền Osirion nằm sau đền Seti I và cả khu vườn. Những điều Dorothy chia sẻ có rất nhiều chi tiết mà trong ghi chép không có hoặc khác hoàn toàn. Khả năng tìm kiếm các di vật và cổ vật thất lạc của Dorothy cũng khiến nhiều người kinh ngạc.

Người dân trong vùng kể rằng, Dorothy từng nhảy xuống bể nước tại đền thờ Osireion để chữa bệnh. Bà nói rằng chính bể nước này giúp bà chữa khỏi bệnh viêm khớp, viêm ruột và không phải đeo kính nhà nước thần và đọc những câu thần chú trên tường.

Năm 1969, Dorothy nghỉ hưu nhưng vẫn đảm nhiệm vai trò cố vấn bán thời gian cho Cục và làm hướng dẫn viên cho khách tham quan Đền Seti I. Về già, Omm Seti sống tại đền thờ của Abydos. Năm 1981, bà qua đời.

Đến nay, câu chuyện đầu thai của người tình vị vua Ai Cập cổ đại không chỉ là bí ẩn lớn của người Anh hay người Ai Cập mà còn là của thế giới. Những hồi ức tiền kiếp của Dorothy khiến nhiều người bán tín bán nghi về sự thật nhưng không ai có thể phủ nhận về khả năng kì lạ của bà.