Xuất hiện màn "quay cóp" đỉnh cao với thiết kế đồ họa tinh vi giả nhãn bút bi: Không nên học theo!

Không nhiều học sinh có thể thiết kế đồ họa tinh vi giả nhãn bút bi như thế này. Tuy nhiên, qua đây cũng cần nâng cao ý thức, không nên học theo màn "quay cóp" đỉnh cao này.

Một bài đăng mới đây trên diễn đàn lớn dành cho học sinh - sinh viên lộ diện một chiêu "quay cóp" mới cực tinh vi. Trong các bức ảnh đăng tải, ai cũng dễ dàng nhận thấy những chiếc bút bi nhãn hiệu Thiên Long quen thuộc. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ thì những chiếc nhãn dán trên bút bi đều là giả.

Ảnh 1: Quay cóp đỉnh cao - We25.vn

Đây là những chiếc bút bi bình thường, nhưng có gì đó khác ở cái nhãn...

Đặc biệt, nhìn kỹ hơn nữa thì phát hiện ra nội dung của những chiếc nhãn bút bi lại toàn là... nội dung các môn học. Đây là một chiêu trò tinh vi và được tạo ra bằng công cụ đồ họa hiện đại theo như quan sát trong các bức ảnh. Tuy nhiên, có lẽ khó lòng mang cả "tấn" bút bi vào phòng thi để có thể "trúng tủ".

Ảnh 2: Quay cóp đỉnh cao - We25.vn

Gợi ý làm bài in trên nhãn.

Ảnh 3: Quay cóp đỉnh cao - We25.vn

Dùng hẳn công cụ thiết kế đồ họa trên máy tính.

Bài đăng nói trên đã nhận được hàng chục ngàn lượt "like dạo" và các biểu cảm vui cười của cư dân diễn đàn vì ai cũng nghĩ đây có lẽ là một màn đùa dai. Bạn Nguyễn Linh Đan châm biếm: "Kinh doanh bút trong phòng thi. IQ cao. 1 cái tầm chục nghìn". Bạn Ji Ji cũng pha trò: "Đem dô phòng thi giám thị hỏi: nhà em bán bút hả, em tính kinh doanh hả?...".

Nhiều người cũng chỉ ra sự vô lý của chiêu trò này. Bạn Lưu Thị Đan Phượng phân tích: "Thật sự rất tinh vi và kĩ xảo nhưng mà đem lên fb như này coi như thầy cô cũng biết mọi mánh khóe, coi như lần sau sẽ không dùng được". Bạn Trúc Trúc thì chỉ ra: "Đánh máy như này chắc cũng thuộc... bài". Bạn Nguyễn Văn Hải chất vấn: "Gặp đề cương tầm 20 câu thì bao nhiêu bút cho vừa?"...

Nhiều bạn cũng cho rằng, chiêu trò này cũng rất dễ bị tóm và chịu xử phạt theo quy định hiện hành. Tuy vậy, với những mặt vô lý như nhiều bạn đã chỉ ra, có lẽ nên coi đây là một trò đùa của hội "nhất quỷ nhì ma" hơn là một chiêu gian lận.

Tất nhiên, học trò tuyệt đối không nên thử học theo chiêu trò này vì ngoài việc ít tác dụng như đã nói ở trên thì việc bạn bị tóm và bị xử lý hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là trong bối cảnh vấn nạn gian lận thi cửa đang bùng phát như hiện nay./.

"Gắt" thế này thì thiên tài quay cóp cũng "méo mặt" với cách chống gian lận của thầy cô giáo