Khám phá bí ẩn của Jukai, một trong những "nghĩa địa" kinh hoàng nhất thế giới

Đồ đạc của những người quá cố cho đến xương người, thậm chí còn bắt gặp nguyên vẹn một xác chết treo lủng lẳng trên cây. Tất cả đã nói lên sự kinh hoàng mà “Jukai” mang lại cho toàn thế giới.

Chúng ta đang nói đến một khu rừng phía Tây Bắc núi Phú Sĩ tại Nhật Bản. Nó có tên là Aokigahara Jukai, ngoài ra còn có một biệt danh đặc trưng khác dành cho nó “Khu rừng tự sát” bởi đây không chỉ là địa điểm đẹp để ngắm núi Phú Sĩ mà còn là nơi tuyệt vời để tự sát. Địa điểm này đã thu hút rất nhiều người đến đây để kết liễu đời mình đến nỗi khu rừng này khắp nơi đều toàn những di vật của họ hay thậm chí ghê rợn hơn khi được nhìn cận cảnh những thi thể treo lủng lẳng trên cây.

 Khi nhìn từ ngoài vào sẽ có cảm giác ớn lạnh vì khung cảnh đầy ma mị của khu rừng

Khi nhìn từ ngoài vào sẽ có cảm giác ớn lạnh vì khung cảnh đầy ma mị của khu rừng

Mức độ rậm rạp của khu rừng nguyên sinh này làm cho chúng ta có cảm giác rơn người khi nhìn qua nó. Vì có quá nhiều vụ tự sát ở nơi đây nên chính quyền địa phương và kiểm lâm phải đặt những tấm biển báo trong khắp khu rừng nhằm khuyên nhủ những người có ý định tự sát hãy nghĩ về gia đình và tương lai.

 “Hãy suy nghĩ đến con cái và gia đình của bạn” hay “Mạng sống của bạn là món quà mà bố mẹ bạn trao cho”

“Hãy suy nghĩ đến con cái và gia đình của bạn”
hay “Mạng sống của bạn là món quà mà bố mẹ bạn trao cho”

Bí ẩn về nguồn gốc khu rừng

 Đây là những hình ảnh thường xuyên được bắt gặp trong khi rừng

Đây là những hình ảnh thường xuyên được bắt gặp trong khi rừng

Vào năm 1960, cuốn bi tiểu thuyết có tên “Kuroi Jukai” đã ra đời do nhà văn Seicho Matsumoto viết. Đây được cho là tác phẩm đã làm phổ biến hóa truyền thống tự sát tại nơi đây. Trong đó, có nhắc đến 2 nhân vật chính yêu nhau và quyết định tìm đến cái chết tại đây. Chính sự kiện trong cuốn tiểu thuyết này đã để lại ảnh hưởng đen tối lên nền văn hóa Nhật Bản, mở đầu cho những cuộc tự sát kinh hoàng.

Ngoài ra, cuốn “Hướng dẫn tự tử toàn tập” đã nói rằng Aokigahara là nơi thích hợp nhất để chết. Được phát hành vào đầu năm 1993, mô tả lại các cách thức tự tự khác nhau của con người. Nhiều người cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc tự sát ở Nhật trở nên nghiêm trọng là vì cuốn sách này. Nó luôn luôn được tìm thấy trong số tư trang của những người đã ra đi tại đây.

 Nếu là một du khách ưa thích mạo hiểm kinh dị thì đây sẽ là nơi lý tưởng của bạn

Nếu là một du khách ưa thích mạo hiểm kinh dị thì đây sẽ là nơi lý tưởng của bạn

Tuy nhiên, lịch sử về khu rừng này còn diễn ra trước cuốn tiểu thuyết “Kuroi Jukai” được xuất bản. Có một hủ tục có tên Ubasute của người dân Nhật Bản, vì nạn đói và dịch bệnh những người già hay ốm yếu sẽ được cõng lên khu rừng và bỏ mặc tại đây đến chết. Trong đạo Phật cũng đã có nhắc đến điều này qua hình ảnh người con cõng mẹ lên núi. Suốt dọc đường đi người mẹ sẽ với tay bẻ những cành cây và để lại dấu cho người con biết đường quay về.

Những con số kinh hoàng

 Khu rừng luôn chào đón những thành viên mới vào mỗi ngày

Khu rừng luôn chào đón những thành viên mới vào mỗi ngày

Nhiều thi thể được phát hiện trong các đợt thu dọn rừng hàng tháng. Nhưng các động vật hoang dã thường tìm đến các xác chết trước khi họ phát hiện. Do vậy đã cản trở rất nhiều về việc tìm thông tin người chết cũng như không biết chính xác được bao nhiêu người đã tới đây kết thúc cuộc đời mình.

Theo hồ sơ, kể từ năm 1970 mỗi năm đã có khoảng vài trăm người vào khu rừng để kết liễu, con số thành công rơi vào khoảng vài chục. Ở trại kiểm lâm khu rừng có hẳn một phòng để chứa xác. Số vụ tự sát vào khoảng 20 xác mỗi năm, nhưng tăng lên 57 vụ từ 1994. Đến năm 2004 đã đạt đến kỷ lục 108 xác và con số này sẽ không ngừng tăng. Trên thế giới Nhật Bản là đất nước khét tiếng về vấn nạn tự tử, tỉ lệ này đạt 25.8/100.000 người, cao nhất trong số các nước phát triển và gấp 2 lần tại Mỹ. Đến nỗi, các nhà chức trách phải quyết định thôi không công khai các con số ám ảnh này nhằm tránh tạo ra sức ép cũng như khiến người dân thêm hoang mang.

Những câu chuyện liên quan đến quỷ dữ

 Những băng dính luôn có khắp mọi nơi để tránh tình trạng đi lạc trong khu rừng mãi mãi

Những băng dính luôn có khắp mọi nơi để tránh tình trạng đi lạc trong khu rừng mãi mãi

Một số khác tin rằng, Aokigahara Jukai có liên quan đến quỷ dữ. Rất nhiều câu chuyện kể lại, tại đây là nơi sống của những linh hồn người chết yếu hoặc bị đột tử. Gốc cây là nơi chứa những nguồn năng lượng tiêu cực, ma quỷ trong rừng đã làm cho bất cứ ai tới đây đều cảm thấy buồn chán và luôn luôn nghĩ đến cái chết, không cho họ thoát ra khỏi cánh rừng.

Còn nhiều người cho rằng hồn ma của những người bị bỏ rơi theo hình thức Ubasute hay của những người tự sát vẫn còn vất vưởng trong khu rừng. Người dân cho rằng họ là những linh hồn đầy hận thù và muốn tra tấn những du khách viếng thăm bằng cách dẫn dụ những người có chuyện đau buồn hoặc bị lạc nảy sinh ý định tự vẫn.

Một giả thuyết khoa học về những cái chết là do quặng sắt ngầm mang từ trường khiến la bàn trở nên vô dụng, nhiễu sóng của điện thoại di động, các thiết bị định vị GPS không thể định hướng. Đó là một trong những lý do nhiều người bị lạc trong cánh rừng và không bao giờ có thể trở ra.

 Aokigahara Jukai vẫn còn là bí ẩn cho đến tận ngày nay

Aokigahara Jukai vẫn còn là bí ẩn cho đến tận ngày nay

Dù có rất nhiều giả thuyết đưa ra về những bí ẩn tại khu rừng này, nhưng tất cả đều vẫn còn là tấm mang đen chưa lời giải đáp. Chính vì sự bí ẩn và những sự kiện kinh hoàng đã diễn ra tại đây Jukai đã trở thành một địa điểm ám ảnh và đáng sợ nhất đối với người dân Nhật Bản. Tuy vậy, khu rừng này hàng năm vẫn đón khá nhiều khách du lịch đến mạo hiểm ghé thăm, và từ đó đã xảy ra không biết bao nhiêu câu chuyện gây ám ảnh cho họ. Tại đây họ khuyên cấm các du khách đem những vật dụng họ tìm thấy không thuộc về mình tại khi rừng về nhà nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.