Đường Tăng, (Đường Tam Tạng) là nhân vật trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, được phỏng theo nhân vật có thật là Trần Huyền Trang. Câu chuyện Tây Du Ký chủ yếu kể về cuộc hành trình đi lấy kinh của ông cùng với 4 người đệ tử: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã.
Trong Tây Du Ký, tam giới nói rằng Đường Tam Tạng kiếp sau của Kim Thiền Tử, đệ tử thứ 2 của Đức Phật Thích Ca, do ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.
Trong 9 kiếp đầu, Kim Thiền Tử có đi lấy kinh nhưng qua sông Lưu Sa lại bị Quyển Liêm (Sa Tăng) ăn thịt, mỗi lần ăn thịt lại ném đầu lâu xuống sông nhưng đầu lâu không chìm, thấy là vật lạ nên Quyển Liêm xâu đầu lâu lại thành vòng cổ, tổng cộng 9 kiếp của Kim Thiền Tử đều bị Quyển Liêm ăn thịt nên không thể đi lấy được kinh, chỉ góp phần làm cho chuỗi vòng đầu lâu có đến chín cái sọ.
Tuy nhiên trong lịch sử, đệ tử thứ hai của Đức Phật Thích Ca lại là Mục Kiền Liên, hơn nữa trong số các đệ tử còn lại cũng không có ai tên là Kim Thiền Tử. Vậy Kim Thiền Tử là ai?
Chúng ta biết, Tây Du Ký bao gồm cả các nhân vật huyền thoại (như Lão Quân, Ngọc Hoàng, Tây Vương Mẫu, các chư Phật và Bồ Tát) và các nhân vật lịch sử (như Đường Thái Tông và các danh tướng nhà Đường). Dẫu là nhân vật huyền thoại hay lịch sử, thì câu chuyện về họ đều hết sức rõ ràng, ít nhiều có thể tra lại trong các thư tịch cổ.
Ngay cả Ngộ Không, Bát Giới, và Sa Tăng cũng không phải hoàn toàn là hư cấu của tác giả, mà đều bắt nguồn từ các truyền thuyết trong dân gian. Nhưng riêng câu chuyện về tiền kiếp của Đường Tăng lại là hư cấu, thậm chí còn mâu thuẫn với lịch sử.
Hình ảnh Tôn Ngộ Không trên bìa một cuốn truyện cổ của Trung Quốc
"Cú lừa ngoạn mục" từ Ngô Thừa Ân và dụng ý sâu xa
Nếu xét về lý thì thân thế của Đường Tăng đá nhau chan chát với lịch sử, bảo hư cấu cũng không hẳn mà có thật cũng không đúng, không ai dám khẳng định. Suốt 34 năm, người xem luôn đinh ninh rằng thân thế "Kim Thiền chuyển thế lần thứ 10" của Đường Tăng là có thật, ấy thế nhưng chỉ bằng một vài "thao tác nghiệp vụ", người hâm mộ của Tây Du Ký đã nhận ra những điều bất bình thường như trên.
Điều bất bình thường này không thể giải thích bằng nhân chứng vật chứng rõ ràng, mà chỉ có thể áp vào ý niệm, vào mục đích truyền tải tầng lớp nghĩa sâu xa của Ngô Thừa Ân để đôi phận ngộ đạo. Một bài phân tích rất hay cho rằng, trong "cú lừa" mà Tây Du Ký tạo dựng lại hàm chứa cách chơi chữ tuyệt vời.
Trong tiếng Hán, "Kim Thiền" nghĩa là con ve sầu, mượn ý trong "Kim thiền thoát xác" (ve sầu lột xác). Không ít lần Ngô Thừa Ân mượn lời thơ để tiết lộ ý nghĩa của cái tên này:
Hồi thứ 12:
"Rằng năm Trinh Quán mười ba,Nhà vua hội họp sư về giảng kinh (…)
Chùa xây ơn sắc chỉ vua,Kim Thiền lột xác tìm về Tây phương.
"Phật thuyết Tam Tạng chân kinh,Bồ Tát khuyến thiện dân sinh khắp vùng (…)
Kim Thiền thoát xác muốn xong,
Hồi thứ 15:
Kim Thiền thoát xác muốn xong,
Thì Huyền Trang phải dốc công tu hành".
Đoạn cuối Tây Du Ký kể rằng, khi đến Linh Sơn, Đường Tăng phải tắm gội ở am Ngọc Chân để tẩy sạch bụi trần, rồi qua bến đò Lăng Vân lại phải thoát thai hoán cốt, rũ bỏ xác phàm mới có thể mang cái thân thuần tịnh mà đi gặp Như Lai Phật Tổ. Nguyên văn:
Tam Tạng bấy giờ vẫn chưa yên tâm, Hành Giả đứng khoanh tay trước ngực, bất ngờ ẩy mạnh một cái, Tam Tạng đứng không vững, rơi đánh ào một cái xuống nước. Tiếp Dẫn Phật Tổ nhanh tay đỡ lấy, dắt xuống đò. Tam Tạng vừa phủi quần áo, vừa giậm chân oán trách Hành Giả. Hành Giả dắt luôn cả Sa Tăng, Bát Giới dắt ngựa gánh đồ xuống đò. Thầy trò đứng cả ở đằng mũi đò. Phật Tổ nhẹ nhàng ẩy con đò ra. Bỗng thấy phía thượng lưu một xác người trôi xuống. Tam Tạng sợ hãi luống cuống.
Hành Giả cười nói: "Sư phụ đừng sợ. Xác đó là sư phụ đấy".
Bát Giới và Sa Tăng cũng nói: "Đúng sư phụ rồi! Đúng sư phụ rồi!".
Tiếp Dẫn Phật Tổ giơ tay làm hiệu nói: "Đúng là ngài! Xin chúc mừng! Xin chúc mừng!".
Nói cách khác, Đường Tăng đã "chết đuối", chết cái phần xác để giải phóng nguyên thần. Nguyên thần của người thường vì trĩu nặng nghiệp lực và các loại dục vọng nên cứ mãi trầm luân nơi trần thế. Nhưng một người tu luyện thì khác, họ sẽ không ngừng tẩy tịnh thân tâm, đề cao tầng thứ, khi đạt đến cảnh giới viên mãn đắc Đạo thì cũng là lúc trút khỏi xác phàm mà thăng hoa. Đây cũng chính là ý nghĩa của “Kim thiền thoát xác”, cũng chính là ngụ ý của cái tên “Kim Thiền Tử” của Đường Tăng.