1.Alone in the Dark (2005)
Marc Savlov, Austin Chronicle: ‘Thật đáng kinh ngạc khi tác phẩm chạm ngõ điện ảnh 1 cách dở tệ.’
Game: sê-ri Alone in the Dark (1992-)
Đây là bộ phim chuyển thể từ trò chơi do Uwe Boll đạo diễn - 1 trong những cái tên ‘nổi tiếng’ bởi vô số tai tiếng. Vị đạo diễn này được mệnh danh là cha đẻ của loạt phim thảm họa trong ngành giải trí điện ảnh Hollywood. Các game thủ của Alone in the Dark phải la ó vì cốt truyện của bộ phim khác xa với trò chơi ( 1 phần do Eden Games đã sửa lại nội dung trong game Alone in the Dark 5 sau khi bộ phim được công chiếu). Ngay sau đó, Một mình trong bóng tối nhanh chóng ‘soán ngôi’ các tác phẩm khác để trở thành bộ phim chuyển thể từ game thảm họa nhất mọi thời đại. Thậm chí Alone in the Dark còn ‘vinh dự’ nhận danh hiệu bộ phim dở tệ nhất trong sự nghiệp làm phim của Uwe Boll từ trước tới nay.
2. Mortal Kombat: Annihilation (1997)
Maitland McDonagh, TV Guide: ‘Mớ hỗn độn tẻ nhạt kết hợp giữa các yếu tố võ thuật, ảo thuật và hiệu ứng hình ảnh rời rạc mà không hề giả vờ như có cốt truyện thật sự.’
Game: Mortal Kombat 3 (1995)
Sau khi phần 1 của bộ phim Mortal Kombat ra mắt thành công mĩ mãn và nhận được nhiều lời khen ngợi từ công chúng thì đạo diễn ngay lâp tức nảy sinh ý định khai thác tiếp phần 2. Phải chăng do quá vội vàng mà cốt truyện của Mortal Kombat: Annihilation quá rời rạc và chỉ có 1 nhân vật chính duy nhất góp mặt trong phần này. Việc gây hoang mang cho người chơi bằng những nhân vật mới toanh khiến bộ phim thất bại thảm hại và chẳng thể kéo các gamer ra khỏi bàn máy tính.
3. House of the Dead (2003)
David Grove, Film Threat: ‘Đây là bộ phim kinh dị không có đến 1 OZ niềm tự hào khi được tạo ra chứ chưa nói đến khía cạnh kỹ thuật. Bộ phim thật sự rất đáng thất vọng và thảm hại nhất trong thời gian gần đây.’
Game: sê-ri The House of the Dead (1996)
Thay vì tập trung vào vào câu chuyện của 2 AMS đang cố gắng điều tra những vụ mất tích lạ lùng ở biệt thự Curien thì phiên bản chuyển thể do Uwe Boll đạo diễn lại thiên về bữa tiệc phiêu lưu kì thú của những đứa trẻ. Dù bộ phim có hay đến mấy cũng không thể đi vào lòng người hâm mộ của trò chơi và sự bất tử, đáng tiếc là House of the Dead thậm chí còn không đủ thuyết phục với những khán giả yêu mến điện ảnh.
4. In the Name of the King: A Dungeon Siege Tale (2008)
Frank Scheck, The Hollywood Reporter : ‘Bộ phim đã bị hủy hoại hoàn toàn bởi kịch bản tệ hại, cốt truyện sai lệch, hiệu ứng âm thanh và ánh sáng quả thật quá tẻ nhạt.’
Game: sê-ri Dungeon Siege (2002)
Vâng, lại là anh - đạo diễn Uwe Boll vĩ đại của chúng ta. Cái gật đầu đồng ý tham gia In The Name of the King của các ngôi sao lớn như Ray Liotta, Leelee Sobieski, và Burt Reynolds khiến nhiều người không khỏi sửng sốt. Bộ phim xoay quanh Farmer (Statham ) - 1 người nông dân đã buộc phải cầm vũ khí chống lại thế lực đen tối của pháp sư tà ác (Liotta) để cứu vợ con và toàn bộ vương quốc Ehb. ‘Thảm họa’ này có vẻ na ná Lord of the Rings hơn là chuyển thể từ trò chơi Dungeon Siege. In the Name of the King đã giúp Boll giữ nguyên thành tích làm phim dở tệ mà ít người có thể vượt qua.
5. Street Fighter: The Legend of Chun-Li (2009)
Jim Ridley, LA Weekly: ‘Cốt truyện và những cuộc đối thoại thiếu muối là những gì bạn sẽ nhận được sau khi xem bộ phim này. Những cảnh chiến đấu như múa hề thật đáng thất vọng.’
Game: Street Fighter II: The World Warrior (1991)
Street Fighter: The Legend of Chun-Li. đầy rẫy những hạt sạn to đùng chẳng thể kể hết. Mặc dù nhân vật chính trong game là 1 viên cảnh sát nhưng bỗng dưng đạo diễn lại muốn ‘đổi gió’ và biến nhân vật thành…nghệ sĩ piano. Phải chăng Chun-Li đang cố gắng đánh bại chúa tể tội ác Bilson? Thậm chí Kristin Kruek (Chun-Li) còn thay đổi quốc tịch nhân vật từ Trung Quốc sang Trung Quốc-Mỹ. Ngoài ra, những cảnh chiến đấu nhàm chán, cốt chuyện chung chung khiến cho bộ phim này nhạt nhẽo và kém hấp dẫn hơn so với tác phẩm chuyển thể cùng tên năm 1994.
6. Super Mario Bros. (1993)
Lawrence Cohn, Variety: ‘Không có tình tiết nào liên quan đến Mario thực sự cả, và sự thiếu vắng những tình tiết hồi hộp gay cấn cùng với 1 cốt chuyện thú vị khiến bộ phim nhạt nhòa đi rất nhiều.’
Game: Super Mario Bros. (1985)
Sự góp mặt của Bob Hoskins, Dennis Hopper và Roland Joffe (The Killing Fields) hứa hẹn sẽ mang đến 1 tác phẩm tuyệt vời nhưng thực chất khán giả lại nhận được 1 mớ hỗn độn. Fan hâm mộ kỳ vọng phiên bản nhân vật sẽ có yếu tố gia đình hơn so với trò chơi điện tử đình đám. Tuy nhiên, các nhà phê bình, fan hâm mộ và thậm chí cả 1 vài diễn viên trong phim đã thốt lên đầy thê lương: ‘Điều tồi tệ nhất mà tôi đã từng làm là tham gia Super Mario Brothers.’
7. BloodRayne (2006)
Scott Tobias, A.V. Club: ‘Với sự bùng nổ và sức mạnh tối đa, Boll chỉ đơn thuần tạo ra 1 bộ phim mờ nhạt cùng những cảnh hành động nhàm chán. Điều này khiến cộng đồng game không khỏi sôi sục.’
Game: BloodRayne (2002)
Giữ nguyên tiêu đề trò chơi, nhân vật chính và vài nhân vật phụ khác, BloodRayne 1 lần nữa chứng minh đạo diễn Uwe Boll không hề bị rằng buộc bởi nội dung hay thiết lập của game. Với sự ‘góp vui’ của các nhà phê bình, người hâm mộ và Laura Bailey (lồng tiếng cho Rayne trong game), đứa con tinh thần nhà Boll đã nhận được 6 đề cử Mâm xôi vàng và nhanh chóng bị chôn vùi vào dĩ vãng.
8. Wing Commander (1999)
Andrew O'Hehir, Salon: ‘Cuối cùng thì khán giả cũng có cơ hội chiêm ngưỡng hình ảnh Kilrathi hung dữ đáng sợ nhưng đáng tiếc tạo hình của nó trông có vẻ như đang ho ra 1 mớ tóc trên thảm của bà dì Patrice hơn là để lãng phí cả hành tinh.
Game: sê-ri Wing Commander (1990-2007)
Trong vở kịch không gian Wing Commander, 2 nhân vật Freddie Prinze Jr. và Matthew Lillard sẽ phải gánh vác nhiệm vụ giải cứu ngân hà. Mặc dù bộ phim này do chính Chris Roberts - người đã sáng tạo ra sê-ri game huyền thoại cùng tên đứng tên sản xuất, nhưng các fan hâm mộ nhận thấy 2 tác phẩm này không hề ‘ăn khớp’ với nhau. Bộ phim chuyển thể đã thay đổi từ các nhân vật, hình ảnh người ngoài hành tinh cho đến thiết kế tàu. Wing Commander là sản phẩm đầu tay cũng chính là dấu chấm kết thúc cho sự nghiệp đạo diễn phim của Roberts. Thậm chí bộ phim tệ đến mức không thể vớt vát lại 30 triệu USD kinh phí làm phim.
9. Postal (2008)
Mark Olsen, Los Angeles Times: ‘Tác phẩm đầy tâm huyết và tình yêu của Boll đã tạo ra cảnh tượng kì quái khiến anh ta cảm thấy mình giống như nghệ sĩ bị hiểu lầm. Điều đó trải dài suốt cả bộ phim chứ không phải đôi lúc.’
Game: Postal 2 (2003)
Lại là 1 trong những cái tên nằm trong danh sách các phim chuyển thể do Uwe Boll đạo diễn thất bại thảm hại và hoàn toàn không phù hợp với tinh thần của trò chơi. Bộ phim chuyển thể được coi là phiên bản hài kịch khi nội dung chỉ xoay quanh 1 anh chàng thất nghiệp với ý định trở thành tên cướp. Dù có mang những nhân vật và sự kiện ‘tầm cỡ’ như George W. Bush, Osama Bin Laden và 4 vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ngày 09/11 vào phim. Hay thậm chí tự quay cùng dòng chữ ‘Tôi ghét trò chơi điện tử’ thì Boll vẫn hoan hỉ ẵm về giải đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim quốc tế Hoboken và 1 đề cử khác tại Mâm xôi vàng cho giải thưởng đạo diễn tồi nhất.
10. Silent Hill (2006)
Jason Anderson, The Globe and Mail: ‘Mặc dù những cuộc trò chuyện nhạt nhẽo và câu chuyện không ăn nhập liên tục khiến khán giả phát cáu nhưng bù đắp lại là những cảnh quay huy hoàng đến siêu việt. Đáng tiếc là điều đó không thể cứu vãn 1bộ phim mờ nhạt, không có những tình tiết gay cấn hấp dẫn, thiếu sự phát triển nhân vật và chẳng thể có lời giải thích thỏa đáng cho những gì đang diễn ra trên màn hình.’
Game: Silent Hill series (1999)
Giữ nguyên nội dung ban đầu của trò chơi, nhà văn Roger Avary viết lên câu chuyện về người mẹ đang cố gắng tìm kiếm con gái trong thị trấn mà quái Silent Hill. Đạo diễn Christophe Gans đã thành công khi tạo nên 1 viễn cảnh kinh hoàng nhưng lại chẳng thể làm ra đầu ra đuôi cho kịch bản của Avary. Khách quan mà nói, Silent Hill là 1 bộ phim tuyệt vời dù phải nhận nhiều gạch đá từ các nhà phê bình. Phần tiếp theo của bộ phim hiện đang được lên kế hoạch triển khai và dự định ra mắt vào thời gian sớm nhất.