Blasphemous, lại một phiên bản đẫm máu và hắc ám của Castlevania? - PC/Console

Liệu có công bằng cho Blasphemous hay không khi còn chưa chính thức ra mắt đã bị gắn cái mác truyền nhân hắc ám của dòng game Castlevania?

Từ xưa đến nay hễ mỗi khi có một trò chơi nào đó có gameplay đi cảnh màn hình ngang, sở hữu bản đồ phức tạp cùng những con quái đa dạng xuất hiện, ngay lập tức nó sẽ bị cộp ngay cái mác truyền nhân, người thừa kế, kẻ ăn theo… và hàng tá danh hiệu liên quan đến Castlevania. Đó là một lợi thế tương đối hữu ích khi đối với các hãng game indie khi trò chơi được quảng bá mà không cần tốn quá nhiều chi phí. Ở chiều ngược lại với vị thế của một nhà phát hành có tên tuổi như Team17 Digital từng ra mắt nhiều tựa game siêu cấp thú vị như hai phiên bản Overcooked, My Time at Portia, Hell Let Loose, thì đấy lại không phải điều đó đáng ước ao cho lắm. Trong lần trải nghiệm sớm của Kênh Tin Game hay cùng xem kẻ báng bổ Blasphemous có thoát khỏi cái danh xưng truyền nhân của Castlevania bằng chất bạo lực cùng sự máu me hắc ám của bản thân hay không nhé.

Khởi đầu trò chơi vô cùng đơn giản, người chơi sẽ vào vai The Penitent One, kẻ sống sót duy nhất sau cuộc thảm sát mang tên Silent Sorrow. GIờ đây The Penitent One không còn chết hoàn toàn nữa, gã chỉ bị truyền tống về bệ thờ ấn ký gần nhất mỗi khi tử vong. Việc giãy dụa giữa sự sống và cái chết tất nhiên không có gì thú vị và cuộc phiêu lưu của người chơi sẽ chứng kiến liệu The Penitent One có thoát ra khỏi vòng lặp sinh tử vô tận này để giải thoát thế giới khỏi định mệnh khủng khiếp hay cúi đầu chấp nhận trầm luân để linh hồn bị tra tấn trong ngàn cõi thiên thu. Mọt tui không biết đáp án đó vì bản thân chưa chơi hết game và cùng không có ý định spoil.

Đánh giá Bloodstained: Ritual of the Night - Trở lại thời hoàng kim Castlevania
Bloodstained: Ritual of the Night là tất cả những gì mà một game thủ yêu mến Castlevania mong muốn, với các cải tiến đáng giá tới từng chi tiết nhỏ.

Sau những thao tác làm quen với việc di chuyển, nhảy nhót và đánh đậm rất nặng phong cách Castlevania, Blasphemous sẽ ném chúng ta vào trận đánh trùm đầu tiên con cốt đột cục súc nhưng bày đặt mang cái tên rất “nên thơ” là Warden of the Silent Sorrow. Nếu tay chân đủ mau lẹ hay đã từng trải nghiệm qua nhiều game Metrovania hẳn con trùm này này không làm khó được chúng ta, còn ngược lại thì sau khi chết vài lần bạn cũng sẽ nhận ra con trùm này ngu, chỉ cần nắm vững bước di chuyển của nó sẽ hạ gục nhanh trong vài nốt nhạc. Dẫu sao đây cũng chỉ là phần tutorial và không phải trò chơi nào cũng biến thái tới mức hành cho người ta muốn bỏ game như Dark Soul, Bloodborne hay Sekiro: Shadow of Chết nhiều vãi cả nồi nên đừng quá lo lắng quá mức.

Warden of the Silent Sorrow không đáng sợ, đáng sợ là việc mà The Penitent One làm sau đó, anh ta tháo xuống chiếc mũ nhọn hoắt quái dị được quấn quanh bởi các vòng dây kẽm gai, dùng nó như chiếc ly hứng đầy máu của con quái vật sau đó đội lên đầu. Đây là nghi thức gì? Nó chứa đựng ẩn ý gì của trò chơi? Có lẽ phải đến lúc sau hay vài ba màn chơi nữa mới có câu trả lời cụ thể nhưng hiện giờ chắc chắn đó là sự mở đầu đấy ấn tượng. Đúng như tên gọi kẻ báng bổ của mình, Blasphemous sau đó quả thực đã giới thiệu cho người chơi một thế giới trán đầy sự báng bổ các biểu tượng tôn giáo xuất hiện đầy trên người của bọn quái vật. Lũ ngạ quỷ mắc đọa lại sử dụng những chiếc gương có dấu hiệu của thiên thấn, bọn quái vật đầm lầy phản Chúa lại có vũ khí là chuỗi tràng hạt câu rút. Và thêm vào đó là những chiếc lư hương, các ly đựng dầu thánh và há tá thứ khác nữa. Nói chung bọn quái trong game dù chỉ được thể diện dưới dạng pixel vẫn vô cùng đặc sắc và sống động.

Bọn quái vật dị dang mang các đặc điểm rõ ràng của tôn giáo đã khiến cho bầu không khí của Blasphemous hết sức bị kìm nén thế nhưng chính tông màu ảm đạm của phông cảnh xung quanh mới là thứ khiến sự máu me hắc ám của trò chơi được gia tăng tột bậc. Thêm vào đó các khung hình đặc trưng gợi tả như cảnh The Penitent One thoát ra khỏi đống xác chết giống y hệt bản thân hồi đầu game, ánh hoàng hôn le lói đầy ảm đạm chiếu rọi không đầy đủ bức tường loang lổ của một nhà nguyên cũ càng khiến cho tâm trạng của người ta càng thêm ngột ngạt. Blasphemous rõ ràng không phải là một game kinh dị nhưng các chi tiết kinh khủng đó lại phụ gia cực tốt cho tâm trạng muốn càng quét hết thảy mọi thứ cản đường của game thủ khi trải nghiệm trò chơi. Rõ ràng trốn tránh sự sợ hãi không phải là cách làm tốt mà dũng cảm đối mặt sâu đó đập cho nó ra bã mới là cách thức hữu hiệu, các NSX của Blasphemous rõ ràng là có ý đồ như vậy.

Phong cách di chuyển và chiến đấu của game không có quá nhiều điểm đặc sắc, không phải vì các NSX lười biếng hay kém tài mà thật sự trong những ngày này, bạn khó lòng mà sáng tạo ra được thứ gì mới khi những kẻ đi trước đã thực hiện qua tốt công việc của họ. Chơi Blasphemous là ta sẽ thấy một chút của Dead Cell, một chút của Celeste, một chút của Hollow Knight và tất nhiên không thể không nhắc đến tầm ảnh hưởng của huyền thoại Castlevania. Tất nhiên The Game Kitchen cũng giữ cho họ một con át chủ bài đó là yếu tố đẫm máu và sự hắc ám của cốt truyện. Trong các tác phẩm trước chúng ta có thể bắn kẻ thù nổ tung, đang chúng đi tịnh hóa hay làm gì đó tùy thích nhưng nhìn chung vẫn là các công thức cũ và Blasphemous quyết định chơi lớn khi dẹp bỏ những yếu tố đó và thay thế bằng máu tuôn xối xả, thịt vụn và nội tạng văng tứ tung cùng những thây người đổ rạp. Đó là cả một niềm phấn khích cho những Metrovanian!

Bên cạnh đòn tấn công chặt chém cơ bản, The Penitent One còn có riêng một bộ kỹ năng được mở khóa thêm khi thu thập các Tears of Atonement, thứ tài nguyên có được khi hành quyết kẻ địch trong game. Các kỹ năng này vừa đa dạng, vừa mạnh mẽ thế nên chắc chắn chúng sẽ không tiện lợi chút nào bởi hao tốn năng lượng khủng khiếp thi thi triển. Một điều thú vị về Blasphemous chính là các điểm lưu được đặt rải rác khắp nơi giúp người ta có thể chạy ra hòng đòi lại nợ máu với bọn quái ngay vật lập tức khiến người ta không thể không liên tưởng đến các đống lửa của From Software. Tất nhiên là game do Team17 Digital phát hành không khó một cách biến thái như ai kia nhưng xét theo góc độ nào đó vụ đặt điểm lưu lung tung này cũng khiến cho trò chơi trở nên thú vị một cách kỳ quặc.

Ban đầu câu hỏi đặt ra chính là Blasphemous có phải một phiên bản đẫm máu và hắc ám của Castlevania không, đến giờ màn sau trải nghiệm sơ bộ, Mọt tui có thể đáp rằng vì nhiều lẽ trông nó giống một bản nhược hóa của dòng Souls-like nhiều hơn. Thêm vào đó trò chơi lại sở hữu một đặc điểm mà các game Souls-like sau này hay bỏ qua, đó chính là Lore. Theo lời kể được góp nhặt từ những NPC, có khả năng cốt truyện chính của game dẫn The Penitent One đến Cradle of Affliction, nơi đang bị phong ấn bởi một cánh cửa lớn. Để mở cánh cửa này game thủ cần thu thập ba thánh tích, thứ đang được canh giữ bởi những con trùm hùng mạnh, phân bố khắp nơi trên thế giới. Sau khi thu thập đủ thánh tích, mở cánh cửa bí ấn người ta lại tìm thấy một đống các vật phẩm nhiệm vụ khác nhau như rương thánh tích, chuỗi tràng hạt cùng nhiều vật phẩm chứa đựng đủ thứ Lore về thế giới của Blasphemous.

Nhìn chung Blasphemous nếu loại bỏ đi phần chặt chém đánh nhau, lại giống như một bức tranh vừa khổng lồ vừa bí ẩn nhưng lại chứa đựng sự thú vị khiến người ta không thể không dấn thân vào khám phá. Giải cứu những linh hồn bị mắc đọa, trò chuyện cùng những cư dân trong thị trấn để cảm nhận nỗi tuyệt vọng âm thầm gào thét trong từng câu chữ hay sám hối trước những tội lỗi mà bản thân The Penitent One đã phạm phải. Tất cả những điều máu me lẫn hắm ám ấy góp phần tạo nên một thế giới nặng nề và tăm tối không lối về của Blasphemous. Theo thông tin từ NSX trò chơi sẽ chính thức đến tay game thủ vào ngày 10/9/2019.

Steam: https://store.steampowered.com/app/774361/Blasphemous

Cấu hình tối thiểu:

  • Hệ điều hành: Windows XP
  • CPU: Intel Core2 Duo E8400 hoặc tương đương
  • RAM: 4 GB
  • VGA: GeForce GTX 260
  • DirectX: Version 9.0
  • HDD: 4 GB ổ cứng trống