Cố đấm ăn xôi bất chấp thiên hạ phẫn nộ, fan ước gì những thương hiệu này ra đi cho thanh thản – P.Cuối - PC/Console

Một thương hiệu lâu năm luôn đứng trước bài toán khó khăn khi phải vừa thỏa mãn người chơi kỳ cựu đồng thời làm hài lòng game thủ mới.

State of Decay

State of Decay chưa bao giờ một IP được đánh giá cao của Microsoft, thậm chí nhiều người còn châm học rằng trò chơi giống như một thương hiệu hạng hai bởi ngân sách cho đội ngũ sản xuất luôn bị khống chế cục kỳ gắt gao. Ở phần đầu tiên, State of Decay cho thấy đơn vị chủ quản tỏ ra hơi khắt khe bởi với nguồn vốn đầu tư có hạn Undead Labs vẫn mang lại cho người ta một trò chơi khá thú vị để trải nghiệm. Dẫu có chút thiếu sót nhưng vẫn có thể thông cảm bởi dù sao đây chính là một thương hiệu hạng hai và trò chơi chứng tỏ bản thân vẫn còn nhiều tiềm năng để khai phá.

State of Decay 2

Nhưng than ôi, phần 2 của State of Decay lại khẳng định một chân lý bất biến rằng những lời ca ngợi có thể giết chết bất cứ tài năng vừa chớm nở nào. Ngây ngất trước những bình luận có cánh trong đầu, các NSX của State of Decay dường như quên mất cách để khiến phần tiếp theo trở nên hấp dẫn khi cho ra lò một game chơi được nhưng nhàm chán. Nhìn chung game vẫn ổn nhưng một thương hiệu hạng 2 muốn trở thành IP hạng nhất thì ổn, tạm được, chơi ok là những mệnh đề nên tránh. Có thể State of Decay 3 sẽ khắc phục được những điều này khi các NSX bắt đầu tỉnh lại sau cơn choáng váng từ những lời có cánh ở phần một còn bằng không đây có thể là chiếc đinh cuối cùng đóng vào nắp quan tài của trò chơi.

FIFA cho Switch

FIFA chưa bao giờ được giá cao ở khả năng sáng tạo bởi nói một cách chính xác thì tựa game bóng đá đã định hình hàng chục năm quá nên đá bóng kiểu gì cho thật sáng tạo đây? Lên mặt trăng đá Champion League? Hay tổ chức Siêu kinh điển ngoài vũ trụ? Bớt giỡn đi đại hiệp, Ronaldo béo từng được gọi là người ngoài hành tinh hay Barca có thời gian mang biệt danh Vũ trụ đội nhưng thực tế bọn họ không có khả năng rời khỏi trái đất để đá bóng đâu ạ. Tất nhiên FIFA không có nhiều sự mới mẻ nhưng ít ra nó vẫn nằm ở mức chấp nhận được nhưng FIFA trên Switch thì chẳng khác gì một trò đùa ngớ ngẩn. Các NSX tại EA Sports dường như không đánh giá cao khả năng sinh lợi của thương hiệu này trên hệ máy cầm tay của Nintendo.

Đánh giá FIFA 20: Nội dung mới, vấn đề cũ

FIFA cho Switch chủ yếu được làm ra để vớt được chút nào thì vớt vì vậy các bản port thường chứng tỏ sự lười biếng, cẩu thả thậm chí là vô trách nhiệm. Điển hình nhất chính là FIFA 18 trên Switch đã sử dụng nền tảng engine cũ kỹ khiến trải nghiệm của người chơi vô cùng kinh khủng với nhiều tính năng và nội dung bị lược bỏ. FIFA 19 không có bất kỳ sự cải tiến đáng kể nào so với người tiền nhiệm ngoại trừ số lượng lỗi game. Trong khi đó FIFA 20 là sự sao chép y khuôn của FIFA 19 ngoại trừ thị trường chuyển nhượng có thay đổi với giá bán đắt đến khó tin. Với những điều tồi tệ đó thôi thì EA Sports hãy ngừng mang FIFA lên Switch cũng được, còn hơn là mang tiếng game đa nền tảng nhưng FIFA cho Switch chẳng khác gì một công dân hạng hai.

Cố đấm ăn xôi bất chấp thiên hạ phẫn nộ, fan ước gì những thương hiệu này nên ra đi cho thanh thản – P.1
Cố đấm ăn xôi bất chấp thiên hạ phẫn nộ, fan ước gì những thương hiệu này ra đi cho thanh thản – P.1
Nếu có một điều ước, hẳn nhiều game thủ sẽ ước thôi thì NSX hãy cứ buông tay cho thương hiệu game đó trút hơi thở cuối cùng đi cho rồi.

Dynasty Warriors

Đến hẹn lại lên cứ mỗi khi phiên bản Tam Quốc Chí đi cảnh mới ra mắt, việc ném đá của cộng đồng game thủ lại trở nên quen thuộc giống như ăn cơm uống nước mỗi ngày vậy. Tung hoành giữa thiên quân vạn mã để lấy đầu tướng địch chưa bao giờ là một ý tưởng thiếu hấp dẫn nhưng có một thực tế đáng buồn chính là những người làm ra trò chơi đã khiến nó trở nên tầm thường. Lần cuối cùng mà người ta có thể búng tay để khen ngợi một game Dynasty Warriors chính là năm 2003 với phiên bản thứ 4 của trò chơi. Từ lúc đó trở về sau, series này trở thành một sản phẩm tầm trung với vô số lời chê bai mỗi khi ra mắt phiên bản mới.

Dynasty Warriors và gương mặt tiềm năng cho dòng game Musou – P.1

Ăn chửi là vậy nhưng ngạc nhiên thay kết quả kinh doanh của thương hiệu chưa bao giờ quá tệ khi văn hóa Tam Quốc đã bám rễ quá sâu trong lòng game thủ, bằng chứng là Koei cứ tung ra phần mới tì tì mỗi năm đều còn hơn vắt chanh. Năm ngoái Dynasty Warriors 9 đã chứng tỏ sự cầu thị của đội ngũ sản xuất khi đưa vào khái niệm Tam Quốc Chí thế giới mở cùng những thay đổi triệt để trong cơ chế chiến đấu. Kết quả không phụ lòng người hâm mộ, sản phẩm đã bị chửi SML bởi tinh túy của trò chơi toàn bộ mất hết trong khi đó yếu tố thế giới mở dường như là hàng đạo nhái của người khác với cái trò leo lên điểm cao và synchronize chẳng khác gì một game Assassin’s Creed của Ubisoft. Để xem năm nay Koei lại muốn giở trò gì mà thực tế dù có làm gì bọn họ cũng tiếp tục bị chửi mà thôi.

Need for Speed

Chúng ta đều biết Need for Speed Heat là sự trở lại (không mấy) hứa hẹn của thương hiệu đua xe nổi tiếng từ năm 1994. Nhưng có một sự thật mà đám fan mê tốc độ phải thừa nhận NFS ĐÃ TỪNG là một thương hiệu game đua xe hay nhất cho đến khi nó chẳng khác gì một mớ hỗn độn cố ăn theo danh tiếng của ngày xưa. Khi Ghost Games tiếp quản mọi thứ từ tay Criterion với tư cách là người giám sát nhượng quyền thương mại, họ đã làm mọi việc khá tốt với Need for Speed Rivals. Nó không hẳn là game kiểu cực kỳ xuất sắc nhưng nó đủ hay và hơn hết, thương hiệu lúc đó vẫn còn sức hiệu triệu fan hâm mộ khi chưa bị phá hoại quá nhiều.

Cố đấm ăn xôi bất chấp thiên hạ phẫn nộ, fan ước gì những thương hiệu này nên ra đi cho thanh thản – P.Cuối

Đáng tiếc mọi chuyện bắt đầu xấu đi nhanh chóng với No Limits khi không có giới hạn nào cho sự sa sút. Need for Speed (2015) thậm chí còn tạo ra đỉnh cao mới về sự thất vọng trong cộng đồng người hâm mộ khi chứng kiến thương hiệu lâu năm bị hủy hoại theo cách không thể kinh khủng hơn. Cuối cùng là Payback với khả năng loot box cực đỉnh đã lấy đi nốt những tình cảm tích cực cuối cùng của game thủ yêu mến dòng game này. Trách nhiệm của Need for Speed Heat thực sự nặng nề bởi nếu không tạo ra đột phá, chắc chắc dòng game đua xe này sẽ phải trầm luận vĩnh viễn.

Mafia

Mafia lại là một trường hợp khá đáng tiếc khi ba phiên bản đều có những điểm mạnh khác nhau nhưng tựu chung đều sở hữu những điểm yếu chết người khiến game thủ khó mà dành trọn tình cảm cho thương hiệu này. Phiên bản đều tiên là một viên ngọc thô hoàn hảo, cũng chính vì vậy trò chơi thường xuyên bị đánh giá thấp bởi những kẻ chỉ trải nghiệm hời hợt và đưa ra lời nhận xét nhanh chóng. Đến phần hai cán cân đã bị đảo ngược khi chất lượng của trò chơi chỉ nằm ở mức trung bình bất chấp sở hữu nhiều ý tưởng khá tuyệt vời. Phần 3 cũng là phiên bản gây nuối tiếc nhiều nhất khi được đầu tư một cốt truyện hết sức hấp dẫn, chặt chẽ và lôi cuốn nhưng gameplay hời hợt với nhiều lỗi vụn vặt đã phá hủy hoàn toàn công sức của các biên kịch.

Cố đấm ăn xôi bất chấp thiên hạ phẫn nộ, fan ước gì những thương hiệu này ra đi cho thanh thản – P.Cuối

Lincoln Clay, Thomas Burke, Vito Scaletta hay John Donovan đều là những nhân vật có cá tính, cuộc đời và những bi kịch rất riêng tư. Họ sống, họ trải nghiệm, thậm chí cái chết của mỗi người đều góp phần viết nên một trang trong thời kỳ vàng son nhưng chất chứa đầy rẫy những điều áp bức, bất công trong xã hội Mỹ những năm 70 của thế kỷ trước. Vì thế khác với các thương hiệu kia nên đi chết cho xong chuyện, Mafia lại là một thương hiệu mà người ta mong muốn nhanh chóng ra mắt phần thứ tư để xem cuối cùng nó có thể vươn mình để trở thành siêu phẩm hay không.

Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Kênh Tin Game: http://bit.ly/2ByvA1e

Đây là bài viết nằm trong loạt bài về Những thương hiệu game nên khép lại
  1. Cố đấm ăn xôi bất chấp thiên hạ phẫn nộ, fan ước gì những thương hiệu này ra đi cho thanh thản – P.1
  2. Cố đấm ăn xôi bất chấp thiên hạ phẫn nộ, fan ước gì những thương hiệu này ra đi cho thanh thản – P.Cuối