Có nhiều ý kiến cho rằng việc chọn chế độ dễ khi chơi game sẽ làm mất đi cái hay, cái chất của dòng game, đặc biệt là khi các dòng game có sự thử thách như các game Soul-Like đang lên ngôi.
Nhưng không phải ai chơi game đều là những game thủ Hardcore có rất nhiều người chơi game chỉ để giải trí, để giết thời gian và sau đây là những lợi ích của việc chọn chế độ dễ khi chơi các tựa game yêu thích:
1. Đỡ tốn thời gian
Càng trưởng thành chúng ta lại cần dành nhiều thời gian cho nhiều việc khác chứ không còn có thể tập trung hoàn thành các thử thách khó nhằn trong game như trước nữa, nhiều khi cả tuần chúng ta chỉ có thể chơi game được từ 4-5 giờ. Với thời lượng chơi như vậy thì sẽ mất bao lâu để hoàn thành một tựa game yêu thích khi độ dài trung bình của các game là khoảng 10-15h (không kể chết, loading,…). Rồi các game thủ lại có một tật xấu là cả thèm chóng chán, sẵn sàng bỏ thêm tiền mua về cả chục game mới trong khi các tựa game cũ trong thư viện chưa hoàn thành được một nửa. Như vậy giữa việc chơi hoàn tất game ở chế độ dễ với việc mua game về để đó thì bên nào sẽ là phung phí hơn?
2. Đỡ căng thẳng
Khi tới một độ tuổi nhất định đa phần chúng ta chỉ muốn tìm một tựa game để giải trí cùng bạn bè, người thân hay tìm kiếm những giây phút mà mình có thể thư giãn sau một thời gian dài làm việc căng thẳng mệt nhọc. Lúc này nếu bạn chọn các chế độ như Normal, Heroic, Legendary trong các tựa game hay tiêu biểu ở đây là Halo 2 sẽ có những màn chơi mà sự ức chế của bạn được đẩy lên cao hết nất khi chỉ cần sơ sẩy một chút là bạn quay lại checkpoint do ăn một phát đạn từ bọn bắn tỉa. Như vậy thì bạn chơi game để làm gì nữa chứ.
3. Tận hưởng cốt truyện
Game hiện nay gần như trở thành một bộ môn nghệ thuật mới nơi nhà làm game bày tỏ những cảm nhận, ước mơ, tầm nhìn của mình ra thế giới bên ngoài. Game thậm chí hoàn thành những việc đó còn tốt hơn cả phim ảnh lẫn truyện tranh vì đối với các trò chơi điện tử những nhà phát hành, những biên tập, những đạo diễn sẽ không bị gò bó bởi thời lượng hay nhiều yếu tố khác. Cũng chính vì nguyên nhân này cộng thêm sự phát triển vượt bật của các công nghệ motion capture càng phát triển hơn đã khiến cho nhiều tựa game có cốt truyện cực kỳ đỉnh cao xuất hiện (như các game của Hideo Kojima) nhưng không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và kỹ năng để khám phá hết cốt truyện của game nếu chơi ở các chế độ bình thường. Hiểu được điều đó nên tới cả thánh Kojima còn đem vào chế độ xem phim nơi bạn chỉ cần chơi tà tà mà thôi. Ngay cả nhà làm game còn ngầm hỗ trợ như vậy tại sao bạn lại để vấn đề kỹ năng ngăn bạn tận hưởng game?
Nói như vậy không có nghĩa là bạn không nên hoàn thành game ở các chế độ khác hoặc việc hoàn thành game ở độ khó cao là vô nghĩa. Nhưng nó chỉ thật sự phù hợp với những người có trái tim thép và mong muốn chinh phục những thử thách cao nhất trong các tựa game mà mình yêu thích mà thôi (việc gì cũng sẽ hợp lý nếu bạn cảm thấy nó xứng đáng với thời gian bạn bỏ ra).