Thường thì trước giờ chúng ta luôn nói về việc làm sao để chiến thắng nhiều nhất hoặc nhanh nhất, nếu là game RPG thì là luyện cấp cao với cày cuốc đồ đạc cho nhiều. Nhưng đôi khi bạn chơi hay quá cũng là một cái tội, vì có vài tựa game bắt buộc game thủ phải… cố tình chơi dở đi để có thể hoàn thành được chúng.
Red Faction II
Mấy cái ending của Red Faction II sặc mùi trào phúng và nó thực sự xếp hạng theo khả năng của người chơi, tức là bạn chơi càng giỏi (lấy được nhiều điểm và hoàn thành thử thách) thì sẽ nhận được best ending, ngược lại đi từ đầu tới cuối như một thằng ngố thì chỉ có bad ending mà thôi. Khác biệt giữa chúng là rất lớn vì ở best ending thì nhân vật chính Alias Burke sẽ trở thành người hùng, thậm chí là cuộc đời của anh ta còn được làm thành game và đạt danh hiệu bestselling. Trong khi đó ở bad ending thì cả đám không bị xử tử thì cũng bị đi đày, chịu cuộc sống vô gia cư và thất nghiệp mãn kiếp.
Thực tế thì best ending của Red Faction II cực kỳ khó lấy, bạn phải hoàn thành mọi nhiệm vụ và mọi thử thách ở mức độ gần như hoàn hảo (ở mức 95 tới 100%). Nó không những yêu cầu bạn vừa không được giết nhầm dân thường, vừa thực hiện tất cả các bonus ở mọi màn chơi có thể, một nhiệm vụ chắc chắn không hề dễ dàng chút nào. Nhưng bạn có nhớ là Red Faction II có tới 4 ending hay không, thế nên nếu muốn Platinum cái game này thì chúng ta cần phải chơi đi chơi lại nhiều lần, hẳn bạn sẽ nghĩ xời nếu đã đạt được cái best ending thì phần còn lại hẳn chẳng có gì khó thì hoàn là sai bét.
" alt=""
Game sẽ lại có mốc để đo điểm và bạn phải chơi làm sao đó… dở đi để đạt đúng trong cái khung này, thấp hơn hoặc cao hơn là không được mặc dù biến thiên của nó khá là rộng. Red Faction II là định nghĩa của troll game, vì nó chính xác là cố tình làm phiền hà để khiến người chơi phải mất công mất sức, kể cả sau khi họ đã chứng minh khả năng thần thánh của mình với cái best ending quái dị kia rồi.
Banjo-Tooie
Có thể nhiều người không biết đến tựa game Banjo-Tooie, vì nó được ra mắt trên N64 và về sau là Xbox 360 cũng khá lâu rồi. Nhưng đối với cộng đồng thì Banjo-Tooie là một game vô cùng độc đáo, đặc biệt nó có một màn đánh boss thực sự kinh điển vô địch thiên hạ về mức độ ức chế, đó là cuộc đua với Canary Mary. Đầu tiên thì có 2 thứ cần nói về cuộc đua này, đó là Banjo-Tooie sử dụng cơ chế ẩn đặc biệt khiến cho Canary Mary sẽ luôn luôn ở ngay sát bên người chơi bất kể bạn có đua giỏi tới đâu, tức là game sẽ giữ cho con boss này không thể bị bỏ lại một chặng dài được.
Thứ hai bạn phải nhấn nút chạy một cách điên cuồng để đua, nhấn càng nhanh thì đua càng nhanh và việc này vô cùng mỏi tay cũng như khiến game thủ bị ảo giác. Khi vào cuộc đua điều thường trực mà họ làm là nhấn nút như bị lửa châm đít, để bằng mọi giá bỏ Canary Mary càng xa càng tốt, nhưng như đã nói điều này là hoàn toàn vô nghĩa, kiểu quái gì thì con chim vàng chóe đó cũng bắt kịp được và vượt lên khi tay bạn thiếu điều đã muốn què tới nơi. Rất nhiều thế hệ game thủ muốn phát điên về cái cơ chế này, khi họ không hiểu tại sao mình đã bỏ Canary Mary rõ xa nhưng kiểu gì cũng bị vượt lên ở phút chót.
" alt=""
Cách duy nhất để đánh bại Canary Mary là bạn phải… cố tình chơi chậm lại, vấn đề ở đây không phải là đi nhanh hơn nó mà là giữ cho nó không vượt lên trước mình, vì đặc thù cơ chế của game khiến cho Canary Mary sẽ phản ứng lại theo tốc độ người chơi. Bằng cách kiên nhẫn chờ tới khoảnh khắc cuối cùng để bứt tốc khiến cho game không kịp chơi ăn gian nữa, tôi thề với các bạn là nói nghe đơn giản vậy thôi, chứ vào chơi thì bảo đảm chỉ muốn đập cụ nó tay cầm đi cho nhanh.
Tất nhiên còn một cách khác nữa là nếu như bạn có thể nhấn nút một cách siêu phàm (kiểu APM mấy ngàn trên phút), thì vẫn có thể đánh bại được con chim chết toi này, nhưng đó là điều mà con người hoàn toàn không thể làm được nên thôi bỏ qua. Đây là một trong những tiết mục bựa nhân nhất, khi chơi hay hơn cũng thua mà phải cố tình chạy chậm chơi dở lại để đánh bại cái cơ chế kì cục trong Banjo-Tooie.
Shin Megami Tensei IV
Dòng Shin Megami Tensei là một trong những JRPG cực hay nhưng lại không nhận được sự chú ý như các tựa game khác, một trong những điểm đặc biệt của nó là hệ thống Alignment hay còn gọi là “nhân quả”, nơi người chơi sẽ chọn lựa giữa tốt và xấu theo cốt truyện, dẫn đến ảnh hưởng tới kết thúc. Trong Shin Megami Tensei IV có 4 kết thúc tùy thuộc bạn chọn Alignment ra sao, nhưng cái mà chúng ta đang nói tới ở đây là Neutral Ending – một cái kết thúc siêu cấp khó thực hiện, khi nó “lừa” người chơi phải cố tình… chơi ngu một chút.
Nói đơn giản thì đối với mỗi lựa chọn tốt (Law) hoặc xấu (Chaos), điểm Alignment của bạn sẽ nhích theo hướng tương ứng, để có thể đạt được Neutral Ending thì game yêu cầu con số này phải nằm ở mức 8 tới -8. Nghe qua thì có vẻ dễ dàng đúng không, vì bạn chỉ cần cân bằng 50/50 với tất cả các lựa chọn tốt xấu sao cho không bên nào vượt trội hơn, nhưng thực tế đây là một cái bẫy mà game đưa ra. Ở thời điểm cuối cùng trước khi khóa Ending, game sẽ đưa ra một câu hỏi cộng hoặc trừ tới 10 điểm Alignment và nếu như bạn làm theo cái tư duy 50/50 ở trên, thì chắc chắn kiểu gì cũng sẽ bị lệch khỏi khung để lấy Neutral Ending.
Điểm phiền phức nhất là người chơi không thể kiểm tra được số điểm Alignment hiện có của mình và chỉ có áng chừng, chưa kể do cái câu hỏi bẫy ở cuối game nên bạn phải cố tình đi lệch sang một bên Law hoặc Chaos thì mới chắc chắn rằng mình sẽ lấy được Neutral Ending. Cứ thử tượng tượng cái cảnh game thủ tính toán từ đầu tới cuối, chắc mẩm mình đã không chọn nghiêng quá về phía nào, để rồi không nhận được cái ending mong muốn thực sự vô cùng ức chế. Thành thử ra là khi chơi Shin Megami Tensei IV, bạn phải cố tình chọn sai để ra kết quả đúng.
Final Fantasy VIII
Đây chắc chắn là màn bẫy kinh điển nhất khi “dụ” game thủ, lúc mới chơi Final Fantasy VIII thì tôi rất hăng hái tìm kiếm quái vật có phép xịn để drawn, dẫn tới việc lang thang ngoài bản đồ rất lâu và cấp thì cứ lên ầm ầm. Với hầu hết game nhập vai thì lên cấp đồng nghĩa với nhân vật mạnh lên và là việc bắt buộc phải làm, nhưng FF8 thì nó lại không theo logic như vậy mà lại ép buộc người chơi phải… chơi dở để giữ level càng thấp càng tốt. Lý do rất đơn giản vì quái sẽ mạnh lên theo cấp độ người chơi, chưa kể việc luyện các chỉ số cơ bản lên 255 chỉ có thể được thực hiện vào cuối game khi có các kỹ năng “Up Bonus”, thế nên nếu bạn hào hứng luyện cấp khí thế thì bảo đảm tới đĩa 2 thôi là thấy địa ngục ngay.
Cái cơ chế quỷ tha ma bắt này thực sự là trừng phạt cho những người chơi nghĩ rằng mình rất giỏi, khi có thể luyện cấp vù vù vèo vèo ngay từ đĩa một, gắn một đống magic vô dụng mà chẳng để làm gì cả. À thì nếu trong lần đầu chơi FF8 thì có tài thánh mới biết được cái vụ quái mạnh theo cấp người chơi được, thế nên hẳn là ai cũng nghĩ mình giỏi lắm khi chưa gì mới tới đĩa hai mà nhân vật đã lên tới gần 5x rồi – đúng thực là đại họa.
FF8 là minh chứng cho câu nói “bạn phải giả vờ ngu để cuộc sống dễ dàng hơn”, vì kiểm chứng cho khả năng bá đạo của game thủ là làm sao ém level các nhân vật chủ chốt càng lâu càng tốt, thậm chí có đại hiệp tới đĩa 4 mà Squall còn chưa lên nổi cấp 10 nữa. Với Final Fantasy VIII thì “chơi giỏi” lúc đầu và cày cuốc cho cố đồng nghĩa với gà, thế nên cái game này là nơi mà bạn có thể tự hào rằng mình đã… chơi rất dở để khiến không nhân vật nào lên cấp, nghe ngược đời quá hả.