Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.Cuối - PC/Console

Khác với những môn thể thao mang tính cạnh tranh, trong đô vật Mỹ chuyện thắng hay thua là do người viết kịch bản quyết định.

Những đòn đánh của các võ sĩ đô vật Mỹ thoạt nhìn thường có vẻ ghê gớm, nhưng thực tế khi va chạm trên sàn đấu các đô vật sẽ sử dụng nhiều tiểu xảo để bảo vệ đối thủ lẫn bản thân khỏi bị chấn thương. Khi một đô vật chuyên nghiệp giả vờ tỏ ra đau đớn sau khi bị đánh thì gọi là sell a move. Trong đấu vật chuyên nghiệp có thể nói là không có đô vật, chỉ có nhân vật, mỗi nhân vật cố tạo ngoại hình, tính cách khác biệt cũng như những đòn đánh khác nhau để tránh trùng lặp. Trong lúc những môn như quyền anh, những vận động viên tập luyện kĩ năng để gây sát thương cho nhau, thì những đô vật Mỹ chuyên nghiệp lại rèn luyện kỹ năng để giúp đỡ lẫn nhau, và bảo vệ nhau trong lúc biểu diễn để tránh chấn thương.

Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.1
Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.1
Ngày nay dân mê đô vật Mỹ tại Việt Nam chỉ còn cách ngóng trông từng bản WWE được 2K cho ra lò hàng năm để thỏa mãn cơn ghiền thế nhưng cách đây hai thập niên ngoài WWE2K vẫn còn nhiều gương mặt nổi bật khác.

Do một kĩ năng quan trọng của đô vật Mỹ chuyên nghiệp là diễn xuất nên một số người đã được mời đi đóng phim, như Hulk Hogan, The Rock, Stone Cold, HHH, John Cena… Tuy vậy dù có luyện tập đến đâu thì những tai nạn đáng tiếc cũng vẫn có thể xảy ví dụ như tai nạn của Owen Hart năm 1999 làm anh thiệt mạng trong lúc di chuyển ra sân đấu. Những đô vật Mỹ ký hợp đồng với một công ty sẽ có những câu chuyện để họ xung đột (rivals) với nhau. Thông thường một cuộc xung đột giữa hai đối thủ sẽ kéo dài trong trong thời gian vài tuần, nếu được khán giả hâm mộ, các biên kịch sẽ thêm thắt chi tiết để show diễn được kéo dài thêm. Thường trong những buổi diễn bình thường, họ dùng lúc này để xây dựng vụ xung đột cho thêm gây cấn, sau đó sẽ có trận đấu ở các buổi diễn lớn gọi là Pay Per View.

Để dễ viết những câu chuyện, các đô vật Mỹ được chia làm 2 phe: vai tốt và vai xấu. Một rivals thường diễn ra giữa một vai tốt và một vai xấu. Vai tốt luôn tỏ ra mạnh mẽ và hay giúp đỡ kẻ yếu trên sàn đấu và ở phía đối diện vai xấu buộc phải tỏ ra hèn nhát hoặc tìm cách ăn gian để chiến thắng dù ngoài đời tính cách của họ không giống như vậy. Ở WWE những ngôi sao thường xuyên đổi từ vai tốt sang vai xấu và ngược lại để khán giả bớt nhàm chán. Ví dụ như Randy Orton khi xung đột với Triple H ở năm 2003 thì là vai tốt nhưng vào năm 2007 lúc gây hấn với John Cena lại đóng vai xấu. Khi khán giả đi xem đấu vật, họ sẽ cổ vũ cho nhân vật tốt, và chế giễu nhân vật xấu, như nhiều khán giả hâm mộ Randy Orton nhưng họ vẫn sẽ chế giễu anh ta khi đô vật này đóng vai xấu theo kịch bản.

Def Jam: Fight For New York (2004)

Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.Cuối

Về mặt nào đó Def Jam: Fight For New York không hắn là một game đấu vật bởi nó không có sàn đấu, khán giả và cũng chẳng hợp pháp chút nào khi miêu tả các thành viên trong băng đảng tội phạm đánh nhau. Tuy nhiên phần tiếp theo mang tên Vendetta sẽ đưa người chơi đến những câu lạc bộ chiến đấu ngầm dưới lòng đất, nơi ngoài quyền cước các chiêu thức vật lộn khóa siết cũng rất thường xuyên được sử dụng bởi mấy tay chuyên đánh võ đài chui. Nhìn chung nếu mong muốn tìm kiếm một trò giải trí đấm đá tổng hợp bao gồm kung-fu, súng ống, đấm bốc, bom đạn và đô vật Mỹ thì Def Jam: Fight For New York hiển nhiên là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

WWE ’12 (2011)

Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.Cuối

Sự thay đổi đầu tiên mà WWE 12 mang lại chính là hệ thống điều khiển cho phép người chơi tung ra những đòn đánh liên hoàn và khi đối thủ bị choáng váng thì họ có thể thi triển những cú đánh trời giáng vào người đối phương. Bên cạnh đó, việc chuyển từ tư thế tấn công sang phòng thủ hay ngược lại đã trở nên mượt mà hơn, loại bỏ được những chi tiết rườm rà không cần thiết, do đó việc ăn miếng trả miếng có thể nói là đã thú vị hơn rất nhiều. Không những vậy, các trận đấu diễn ra với một diễn biến khá tự nhiên, được đẩy dần đến cao trào. Qua đó người chơi sẽ không bị cảm thấy hụt hẫng vì phần “đỉnh” đến quá nhanh hoặc nhàm chán khi tiết tấu của trận đấu cứ diễn ra đều đều.



WWE All Stars (2011)

Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.Cuối

Nếu đô vật Mỹ là sự hư cấu khi hai đối thủ đánh đấm cả ngày nhưng trên mặt không có một vết bầm dập hay trầy xước nào cả thì WWE All Stars lại là tổ sư của hư cấu khi miêu tả các đòn đánh cực kỳ khoa trương. Kane có thể nhảy cao ba thước để Chokeslam đối thủ, Jimmy Snuka bước lên ring post và thực hiện cú Superfly Splash từ… nóc nhà hay Shawn Micheal tung Sweet Chin Music để đá đối thủ bay từ đầu này sang đầu kia của sàn đấu là một vài ví dụ điển hình cho sự hư cấu của WWE All Stars. Đồ họa của game rất tốt, đặc biệt trong việc thể hiện các mô hình nhân vật. Bạn hoàn toàn nhận ra từng nhân vật yêu thích của mình thông qua tạo hình xuất sắc cùng những động tác rất nhuần nhuyễn và mượt mà. Khung cảnh sàn đấu sôi động và hoành tráng với sự góp mặt của rất đông các khán giả và trên hết là những cú ra đòn rất đẹp mắt và ép phê. Game mang đến một số lượng nhân vật khá lớn và được tập hợp từ nhiều phiên bản khác nhau, như John Cena, Dwayne “The Rock” Johnson, Triple H, Big Show, The Undertaker… quá quen thuộc với các fan của bộ môn thể thao này. Thậm chí Jim Ross và Jerry Lawler, 2 người dẫn chương trình cũng trở thành nhân vật điều khiển được!

Fire Pro Wrestling Returns (2005)

Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.Cuối

Với những người thuộc trường phái Button Smashing thì thương hiệu Fire Pro Wrestling có lẽ không khiến họ xao xuyến cho lắm bởi dù mang danh game đối kháng phổ thông thế nhưng FPW lại yêu cầu kỹ thuật rất cao từ phía người chơi. Thậm chí nếu so với dàn roster chỉ vài chục người của những tựa game khác thì hơn 300 nhân vật có sẵn cùng 500 nhân vật có thể sáng tạo của Fire Pro Wrestling Returns quả thật là một thứ gì đó vô cùng rối rắm mà những ai yêu thích sự đơn giản không thể nào ưa thích được. Nhìn chung với chiều sâu về nội dung do cộng đồng người chơi tự sáng tạo và chia sẻ, Fire Pro Wrestling Returns giống một game quản lý công ty đô vật Mỹ hơn là hướng người chơi tập trung vào một nhân vật cụ thể nào đó. Trong game hầu như mọi thứ đều có thể chỉnh sửa được, từ những thể loại trận đấu không giống ai của CZW cho đến kiểu dáng đai vô địch, sàn đấu hay thậm chí là diện mạo của… trọng tài, kẻ luôn cố tình bị phớt lờ trong các game đô vật Mỹ từ xưa đến nay.

WWF No Mercy (2000)

Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.Cuối

Ra mắt vào thời kỳ Attitude Era – được xem là giai đoạn hấp dẫn bậc nhất trong lịch sử ngành công nghiệp giải trí đô vật Mỹ với những màn Beauty Contest khoe vếu trá hình hay các trận lột đồ Bra and Panties Match hấp dẫn, WWF No Mercy đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi diện mạo lối chơi của những tựa game đô vật sau này. Trước khi trò chơi ra mắt, game đô vật Mỹ thường chỉ là 1vs1 hay 2vs2 với những màn đọ sức có phần nhàm chán. Sử dụng hiệu suất đồ họa của cỗ máy N64, các nhà thiết kế đã đưa vào WWF No Mercy những trận tranh đai vô địch hấp dẫn với các thể thức như Casket hay TLC, thứ trước giờ người ta chỉ thấy trên TV chứ chưa thực sự được rớ vào. Thậm chí cho đến khi WWE 2K19 ra mắt nhiều game thủ vẫn còn hoài niệm về tựa game cổ xưa có thâm niên gần 20 năm trên hệ máy N64.