Cũng giống như hai tựa game đã từng được ra mắt là The Division and Far Cry 5, Ubisoft cũng ra mắt nhiều tựa game có thêm thắt quan điểm xã hội theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, theo Alf Condelius, COO (giám đốc điều hành) của Ubisoft Massive, phát biểu tại hội thảo gần đây tại Thụy điển, rằng Ubisoft “không thể thẳng thắn về chính trị” trong game vì điều này “gây nguy hại cho việc kinh doanh.” Ông đã thảo luận rất kỹ về việc quan điểm xã hội không được đặt nặng trong The Division và một số tựa game khác của Ubisoft
Ông nói: “Chúng tôi đã cân nhắc rất kĩ vì quan điểm xã hội không phải là thứ để đề cập rộng trong các tựa game. Ví dụ, The Division là tương lai của những con người tiêu cực và đó có thể là những gì mà xã hội chúng ta đang hướng tới. Nhưng thực tế, đó chỉ là một sự tưởng tượng thôi. Đó là một thế giới mà chúng tôi tạo ra để con người khám phá rằng, làm sao để trở thành một con người tốt trong một thế giới đang dần suy tàn. Nhưng nhiều gamer lại có khuynh hướng đặt điều chính trị vào đó, khiến chúng tôi phải giải thích rất nhiều rằng chúng tôi không muốn dựng lên bất kỳ tư tưởng chính trị nào trong tựa game đó”.
Ông cũng cho rằng, việc nhấn mạnh một quan điểm xã hội trong game có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhà phát triển. Do vậy, thay vì “cố định” một thông điệp duy nhất, Ubisoft hướng tới xây dựng một môi trường xã hội trung lập để người chơi suy ngẫm theo nhiều cách. Ví dụ, nếu ta xem xét đến tựa game sắp tới của Ubisoft dựa trên bộ phim Avatar của James Cameroon – một bộ phim về đề tài môi trường – đã nói đến “chủ nghĩa thống trị xảo quyệt”. Theo ông Condelius: “Dẫu đó là quan điểm xã hội, nhưng chúng tôi lại không có ý ép buộc một ai phải cổ súy cho bất kỳ cá nhân hay chủ nghĩa nào, dù ai xem phim cũng đều tự mình nhân ra điều đó”.
Thật khá bất ngờ khi được biết, The Division 2, một tựa game về nước Mỹ bị tàn phá bởi khủng bố và nội chiến, lại khăng khăng rằng nó không tạo ra bất kỳ quan điểm nào. Thế nhưng trong những năm gần đâu, Ubisoft đang lên kế hoạch trung lập hóa những tư tưởng trong hầu khắp các tựa game sau này. CEO của Ubisoft là Yves Guillemott, cho rằng Far Cry 5 vẫn là một tựa game hay dù vẫn bị chỉ chích là có lối tiếp cận khá nhạt nhẽo với những bình luận xã hội và cách mà phương pháp này xung đột với những vấn đề khác của tựa game.
Phỏng vấn Guillemot, ông trả lời: “Mục tiêu của chúng tôi trong các trò chơi, là mong muốn người chơi có chính kiến riêng của mình. Chúng tôi muốn đặt họ vào những câu hỏi mà ít khi họ tự hỏi bản thân mình và để người chơi lắng nghe và nhìn nhận những ý kiến khác nhau. Chúng tôi tạo điều kiện để người chơi có thể suy nghĩ và có một tầm “nhìn xa trông rộng” về những chủ đề như thế”. Guillemot cũng coi đây là một “mục tiêu dài hạn”, và việc xây dựng trò chơi theo cách này sẽ là “thử nghiệm với những gì xảy ra trong tương lai”. Dù điều này trong tương lai sẽ vấp phải nhiều vấn đề khác, nhưng chúng ta đều mong muốn sẽ có một tựa game hay và thật sự có ý nghĩa với nhưng quan điểm chính trị thật sự cần thiết.