Ghost of Tsushima và những màn “hư cấu” lịch sử như thật - PC/Console

Cái meme “dân ngoại đạo thì biết gì về game Samurai mà làm” có lẽ sẽ đúng một phần trong trường hợp này, vì Ghost of Tsushima được hư cấu rất nhiều.

Không thể phủ nhận Ghost of Tsushima là một game cực hay nhưng có khá nhiều chi tiết trong số đó được Sucker Punch hư cấu lên để gia tăng drama cho cốt truyện. Một vài thứ còn hơi ngộ nghĩnh khi phải đến vài trăm năm sau đó mới xuất hiện ở xứ Phù Tang. Tất nhiên chúng ta không thể nào đòi hỏi game phải đúng 100% như sách giáo khoa được vì như thế nó trở thành giáo trình giảng dạy lịch sử mất rồi, cơ mà nếu chỉ nhằm mục đích “soi mói” cho vui lúc trà dư tửu hậu thì cộng đồng mạng vẫn có thể phát hiện được rất nhiều thứ “thú vị” trong cốt truyện lẫn lối chơi của Ghost of Tsushima.

Cốt truyện Ghost of Tsushima: Khi danh dự của samurai bị thử thách - P.1Cốt truyện Ghost of Tsushima: Khi danh dự của samurai bị thử thách - P.1
Cốt truyện Ghost of Tsushima: Khi tín điều của samurai bị thử thách - P.1
Đứng trước đạo quân Mông Cổ hùng mạnh, chiến binh cuối cùng của Tsushima sẽ đánh bại kẻ thù bằng oán hận hay danh dự của samurai?

Samurai không có nghĩa là mặt đối mặt

Nhiều người chơi Ghost of Tsushima chắc chắn khá ức chế với lãnh chúa Shimura – ông chú của nhân vật chính Jin Sakai, khi đại hiệp này luôn xuất hiện với câu nói “chúng ta phải giữ vững tinh thần võ sĩ đạo” và đã là “samurai phải nhìn thẳng vào mắt kẻ địch khi kết liễu chúng”. Đây là một trong rất nhiều điều nhầm lẫn của người phương Tây về văn hóa Nhật Bản. Đến nỗi vào đầu thế kỉ 20 nhà văn Inazo Nitobe đã phải viết cuốn sách Bushido: The Soul of Japan (tạm dịch Võ sĩ đạo: Linh hồn của Nhật Bản), để giải thích rất nhiều điều mà dân ngoại quốc hay áp đặt lên samurai.

Cốt truyện Ghost of Tsushima: Khi tín điều của samurai bị thử thách - P.2Cốt truyện Ghost of Tsushima: Khi tín điều của samurai bị thử thách - P.2

Theo đó cái việc mà samurai phải luôn đối đầu với kẻ địch, không có sử dụng mưu hèn kế bẩn như đâm lén hay chơi thuốc như trong Ghost of Tsushima về cơ bản là sai lầm. Sự thực thì samurai sẽ làm mọi cách để chiến thắng và chỉ có chiến thắng mới đem lại vinh quang, thế nên là mọi phương cách kể cả là tàn bạo hoặc dã man, thậm chí là đâm sau lưng kẻ địch cũng không thành vấn đề.Ghost of Tsushima và những màn “chém gió” lịch sử điêu luyệnGhost of Tsushima và những màn “chém gió” lịch sử điêu luyện

Thực tế thì kể cả xét theo logic trong game thì cái câu “nhìn thẳng vào mắt khi kết liễu” nó cũng đủ hư cấu rồi, chả lẽ trên chiến trường hỗn loạn khi một samurai muốn giết ai đó mà kẻ ấy đang đưa lưng về phía bản thân thì cũng phải tiến tới vỗ vai bảo hắn quay lại để chặt cho nó đúng nguyên tắc à?

Lúc Mông Cổ xâm lược Tsushima chưa có Katana

Trong game chúng ta có thể thấy bộ combo vũ khí của Jin bao gồm Katana và Tanto (trong game gọi như thế chứ không phải tôi chế ra nhé) – cái này để dùng mổ bụng tự sát thì phải nhưng anh ý đã biến tấu nó thành dao chuyên dụng cho việc ám sát luôn. Có điều theo các tài liệu ghi lại thì Katana chỉ xuất hiện từ những năm 1400, còn cuộc xâm lược đảo Đối Mã của quân Mông Cổ trong Ghost of Tsushima là vào khoảng năm 1274 – tức là Sucker Punch đã cho Jin đi trước thời đại gần 1,5 thế kỉ.

Ghost of Tsushima và những màn “chém gió” lịch sử điêu luyệnGhost of Tsushima và những màn “chém gió” lịch sử điêu luyện

Vào thời điểm diễn ra các sự kiện chính trong Ghost of Tsushima thì các samurai vẫn còn sử dụng vũ khí là Tachi (tiền thân của Katana), nó dài hơn, nặng hơn và khi đeo thì phần lưỡi hướng xuống dưới trong khi Katana thì hướng lên trên. Tachi thường được sử dụng khi cưỡi ngựa, do đó nó đòi hỏi sức lực mạnh hơn chứ không nhỏ nhắn như Katana, nên về sau khi cần vũ khí gọn nhẹ để dễ xoay trở người ta đã chế ra Katana.

Ghost of Tsushima và những màn “chém gió” lịch sử điêu luyệnGhost of Tsushima và những màn “chém gió” lịch sử điêu luyện

Cơ mà tất nhiên cũng dễ hiểu tại sao Ghost of Tsushima lại bỏ qua cái chi tiết này, vì Katana đã trở thành biểu tượng lịch sử khi nói về samurai còn Tachi là thứ gì đó có phần xa lạ. Rõ ràng game này làm cho cả thế giới chơi chứ không phải only Japan và những người có tìm hiểu về vũ khí cổ truyền Nhật Bản nên vụ trật nhịp này có thể hiểu được.

Quân Nguyên Mông không chỉ có người Mông Cổ

Ghost of Tsushima đã rất chịu khó tái hiện lại kẻ thù của Jin là quân đội của đế chế Mông Cổ, khi lồng tiếng cho họ bằng ngôn ngữ bản địa cũng như các đặc trưng riêng về quần áo hay vũ khí. Nhưng có một điều là đội quân đó không chỉ có mỗi người Mông Cổ, mà còn bao gồm binh lính từ các chủng tộc hay vương quốc bị đô hộ. Đặc biệt là vào thời điểm này khi Mông Cổ đã dựng nên vương triều tại Trung Hoa cũng như đánh bại Cao Ly thì lực lượng của họ có thể nói là rất đa dạng về sắc tộc.

Cuộc xâm lược của Mông Cổ trong Ghost of Tsushima gợi lên nhiều tranh cãi về tinh thần dân tộc Trung QuốcCuộc xâm lược của Mông Cổ trong Ghost of Tsushima gợi lên nhiều tranh cãi về tinh thần dân tộc Trung Quốc

Bất cứ game thủ nào có tìm hiểu chút ít về lịch sử đều biết đế chế Mông Cổ rất chuộng phương pháp tuyển lính ngay tại chỗ. Thế nên cuộc xâm lược Đối Mã ngoài lính Mông Cổ chính hiệu còn có rất nhiều binh lính chiêu mộ từ Trung Hoa và Cao Ly (có lẽ vì thế mà mấy hôm trước netizen Hàn Quốc mới phản đối ghê vậy), phần lớn trong số này là dân phu hoặc bị bắt lính. Đội thủy quân của quân Mông Cổ lúc đó cũng không phải toàn tàu chiến như trong game, mà nó còn bao gồm tàu đánh cá và tàu chở hàng được cải tạo lại.

Cốt truyện Ghost of Tsushima: Khi danh dự của samurai bị thử thách - P.1Cốt truyện Ghost of Tsushima: Khi danh dự của samurai bị thử thách - P.1

Tất nhiên như mọi thứ về lịch sử khác, chi tiết này phải được rút gọn lại cho đỡ phiền phức, ít nhất thì Ghost of Tsushima đã logic hóa khá nhiều thứ đại để như việc cho Khotun Khan học tiếng Nhật và văn hóa samurai, sau đó đập cho quân Nhật Bổn tơi tả. Chi tiết này tìm hiểu để giải trí là chính chứ không phải để than phiền bởi nội việc chỉn chu khi lồng tiếng Mông Cổ cho binh lính đã là nỗ lực quá sức đáng khen rồi, chứ như hãng nào đó cứ để binh sĩ bản địa chém gió bằng tiếng Anh thì cũng khá là kinh đấy.

Fan cuồng Kpop cho rằng Ghost of Tsushima phân biệt chủng tộc nhưng game thủ Nhật lại càng thíchFan cuồng Kpop cho rằng Ghost of Tsushima phân biệt chủng tộc nhưng game thủ Nhật lại càng thích
Netizen Hàn bất ngờ tố cáo Ghost of Tsushima phân biệt chủng tộc
Từ khi ra mắt đến nay Ghost of Tsushima liên tục nhận được nhiều đánh giá tích cực từ cộng đồng game thủ, ngoại trừ một số netizen Hàn Quốc.

Các chi tiết nghi lễ chưa chính xác cho lắm

Trong Ghost of Tsushima mỗi khi dùng kỹ năng tam trảm (Dance Of Wrath) hoặc kết liễu kẻ địch và bạn nhấn nút rút kiếm, thì Jin sẽ lắc nhẹ phần lưỡi kiếm của mình cho máu rơi xuống, động tác ngầu lòi này có tên là Chiburi và chắc những thí chủ nào xem nhiều phim về samurai cũng không lạ lẫm gì đâu. Có điều cái này chủ yếu xuất hiện trên phim ảnh hoặc các trận đấu kiểu nghi lễ là chính, còn khi đánh nhau thật thì người ta thường lấy miếng vải hay thứ gì đó lau máu cho nhanh, như Jin rất hay miết thanh Katana vào phần giáp trên cẳng tay mình – nhưng mà chúng ta phải đồng ý là nó không thể ngầu bằng Chiburi được đúng không nào.

Ghost of Tsushima và những màn Ghost of Tsushima và những màn

Các bài thơ Haiku – thứ mà bảo đảm ai chơi Ghost of Tsushima cũng từng làm và cảm thấy khó hiểu khi chúng… chẳng ghép vần gì cả cũng không xuất hiện ở thế kỉ 13. Thực tế Haiku ra đời vào thời Edo tức thế kỉ 17 và bằng một cách thần thánh nào đó Jin lại tiếp tục đi xuyên thời gian, mò ra loại hình nghệ thuật này trong game từ mốc thời gian trước đó khá xa. Bên cạnh đó có rất nhiều thiết kế kiến trúc cũng như phong cách ăn mặc trong Ghost of Tsushima đều lấy cảm hứng từ thời Edo, có lẽ đây là quãng thời gian dễ nhận diện hơn với đại đa số game thủ.

Ghost of Tsushima và những màn Ghost of Tsushima và những màn

Thuốc pháo cũng không phải thứ thường xuyên được sử dụng trong thời kì này, nhưng Jin thì bằng cách nào đó vẫn tìm ra được rất nhiều để ném chúng như ném lựu đạn. Ngoài những chi tiết trên, nếu chịu khó ngồi soi thì chắc còn nhiều nữa nhưng sau tất cả chúng chỉ khiến cuộc chời trở nên thú vị hơn bởi căn bản Ghost of Tsushima vẫn là một game hay.