James Bond – Từ thương hiệu game đình đám tới số phận “đầu đường xó chợ” - PC/Console

James Bond là một thương hiệu rất đình đám vào thời điểm thập niên 80 và 90. Tuy nhiên hiện nay, mặc dù giấy phép về thương hiệu này bị bỏ ngỏ nhưng lại chẳng có ai dám đứng lên tiếp quản và hồi sinh nó cả.

Thật khó để tưởng tượng các game bắn súng trên console hiện nay sẽ như thế nào nếu không có sự ảnh hưởng của một trong những thương hiệu quan trọng nhất trong ngành giải trí: James Bond. Vào năm 1997, GoldenEye 007 đã thay đổi hoàn toàn cách các game thủ chơi game bắn súng trên console, mang lại một trải nghiệm nhanh, gay cấn và hấp dẫn.

James Bond – Từ thương hiệu game đình đám tới số phận “đầu đường xó chợ” (Phần 1)

Ở thời điểm đó, trên nền tảng PC đã có game như Doom cung cấp một trải nghiệm tương tự. Cho tới ngày nay, Call of Duty, Battlefield hay Halo vẫn đang được phát triển từ cơ chế của GoldenEye 007 từ hơn 2 thập kỷ trước.

Tuy có sức ảnh hưởng là vậy, nhưng hiện nay, số phận thương hiệu James Bond chẳng khác nào “đầu đường xó chợ”. Giấy phép của thương hiệu này đã bị bỏ ngỏ từ năm 2013 nhưng cho tới giờ vẫn chưa có ai dám đứng lên và hồi sinh lại nó. Đây là một kết cục đáng buồn cho một trong những thương hiệu game có sức ảnh hưởng lớn như James Bond.

Cuộc phiêu lưu đầu tiên của James Bond trong thế giới game

James Bond – Từ thương hiệu game đình đám tới số phận “đầu đường xó chợ”

Mặc dù chúng ta đều biết thương hiệu James Bond 007 thuộc thể loại game bắn súng, nhưng thực tế, nó lại không bắt đầu như vậy. Quay trở lại thời điểm những năm 80, các trò chơi Bond được phát hành khá đa dạng về thể loại. Game về James Bond đầu tiên là Shaken but Not Stirred vào năm 1982, một tựa game theo dạng văn bản được phát triển và phát hành bởi Richard Shepherd Software cho hệ ZX Spectrum.

Trong game, 007 đối mặt với Dr. Death, kẻ đã lên kế hoạch thổi bay cả thành phố London bằng đầu đạn hạt nhân. Cách chơi của Shaken but Not Stirred khá đơn giản, người chơi sẽ giải các câu đố dưới dạng đảo chữ để đưa Bond tới gần hơn với Dr. Death và ngăn chặn hắn ta. Nhưng đáng tiếc là trò chơi này lại chỉ được phát hành trong khu vực Anh Quốc.

Những khẩu súng "đóng cọc" tuyệt vời của thế giới game
Không sang trọng như vũ khí laser, không hào nhoáng và long lanh như các loại súng trường, những khẩu súng bắn cọc nổi bật nhờ sức mạnh nguyên thủy của nó.

Hầu hết các trò chơi James Bond trong thập niên 80 đều được làm dựa trên những bộ phim đã được sản xuất. Vào năm 1983, James Bond 007, một trò chơi được phát triển và phát hành bởi Parker Brothers cho hệ Commodore 64, ColecoVision và một số thế hệ Atari đã đưa thương hiệu điệp viên lên một tầm cao mới, nhận được sự chú ý nhiều hơn từ cộng đồng người hâm mộ video game. Các level của James Bond 007 được làm dựa trên các bộ phim Diamonds Are Forever, The Spy Who Loved Me, MoonrakerFor Your Eyes Only.

Và đó cũng là tựa game đầu tiên thuộc thương hiệu James Bond được phát hành trên toàn thế giới.

GoldenEye 007 – đưa James Bond lên tới đỉnh cao

James Bond – Từ thương hiệu game đình đám tới số phận “đầu đường xó chợ”

Tới thời đại của hệ máy Nintendo 64, thương hiệu James Bond không những không lỗi thời, mà còn được đưa lên tới đỉnh cao trong ngành công nghiệp game. Tất cả là nhờ hãng phát triển Rare đã thay đổi diện mạo của các game bắn súng bằng GoldenEye 007 vào năm 1997. Nhiều người thậm chí coi trò chơi này đã mở đường cho các game bắn súng trên console, làm bàn đạp cho một loạt các thương hiệu đình đám khác như Halo hay Call of Duty.

Điểm nhấn của nó nằm ở chế độ Multiplayer, cùng khả năng chia màn hình nhanh và hỗ trợ tới 4 người chơi ở một số chế độ Deathmatch. Cuối cùng, GoldenEye 007 trở thành tựa game bán chạy số hai trên Nintendo 64 với 8 triệu bản được bán ra. GamePro thậm chí còn xếp trò chơi này là sản phẩm quan trọng thứ chín trong lịch sử video game, bởi tính năng multiplayer.

Thật không may, Rare đã bị Microsoft mua lại vào năm 2002, và chúng ta không bao giờ có được phần tiếp theo của GoldenEye 007. Điều này cũng khiến cho trò chơi trở thành một tượng đài bất di bất dịch của game bắn súng nói chung hay thương hiệu James Bond nói riêng.

James Bond thành công dưới kỷ nguyên EA

James Bond – Từ thương hiệu game đình đám tới số phận “đầu đường xó chợ”

Có thể điều này sẽ khó tin với một số bạn đọc, nhưng EA đã thực sự tiếp quản thương hiệu James Bond một cách rất hiệu quả. Quay trở lại vào năm 1999, khi đó toàn bộ giấy phép liên quan tới 007 đã về tay Electronic Arts. Sản phẩm đầu tiên khi James Bond về tay EA là Tomorrow Never Dies vào năm 1999, dựa trên bộ phim cùng tên. Nhưng Tomorrow Never Dies lại gần như khác hoàn toàn so với GoldenEye 007, đó là game làm theo góc nhìn thứ ba và đi theo hướng tuyến tính.

Tiếp đó vào năm 2000, EA tiếp tục tung ra The World Is Not Enough, một tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất được làm dựa trên công thức của GoldenEye 007. Mặc dù đã cải thiện một vài nhược điểm của GoldenEye 007, nhưng The World Is Not Enough lại không tạo được tiếng vang như người đàn anh.

Từ năm 2001 tới 2003, EA tiếp tục cho ra mắt tận 3 trò chơi thuộc thương hiệu James Bond nữa là Agent Under Fire, Nightfire, và Everything or Nothing. Điểm đặc biệt là cả 3 sản phẩm đều được làm độc lập, không dựa trên bất kỳ bộ phim về Bond nào. Everthing or Nothing được ca ngợi là một trong những game Bond trung thành với nguyên tác và hấp dẫn nhất từng tạo ra.

Nhưng đỉnh cao cũng chẳng được lâu, vào năm 2005, thương hiệu James Bond dưới thời của EA đã chấm dứt bằng một trò chơi góc nhìn thứ ba được làm dựa trên bộ phim From Russia With Love.

Activision đã giết chết thương hiệu James Bond

James Bond – Từ thương hiệu game đình đám tới số phận “đầu đường xó chợ”

Nếu như EA đã góp phần đưa James Bond trở thành biểu tượng của ngành công nghiệp game thì Activision đã đạp đổ toàn bộ công sức của EA xuống sống xuống biển. Vào năm 2006, Activision tiếp quản toàn bộ giấy phép liên quan tới 007 từ tay EA. Hãng đã giao cho Treyarch nhiệm vụ tạo ra một trò chơi dựa trên bộ phim Quantum Of Solace.

Trò chơi được phát triển dựa trên nền tảng engine đồ họa của Call of Duty 4, cũng như được thêm vào khá nhiều tính năng tiêu chuẩn của dòng CoD, chẳng hạn như Quick-Time-Event. Trò chơi cũng được Treyarch lấy cảm hứng rất nhiều từ bộ phim Casino Royal. Mặc dù Quantum Of Solace không được các nhà phê bình đón nhận nhưng nó vẫn bán khá tốt.

Thừa thắng xông lên, Activision quyết định tung ra thêm 3 trò chơi James Bond nữa bao gồm Blood Stone; một bản port của GoldenEye 007 được làm lại cho PS3 và Xbox 360; và cuối cùng là 007 Legends, một trò chơi tổng hợp lại các câu chuyện của tận 6 bộ phim Bond. Nhưng đáng buồn cho Activision là không một trò chơi nào được đón nhận, và đặc biệt 007 Legends còn có lượng tiêu thụ rất kém.

Doanh số bán kém, cách làm game không có gì nổi bật, tầm nhìn quá bình thường đã khiến cho thương hiệu James Bond dưới thời Activision hoàn toàn mờ nhạt. Cuối cùng, hãng đã từ bỏ giấy phép về 007 vào năm 2013 nhưng không có ai tiếp nhận kể từ thời điểm đó.

Tạm kết

James Bond – Từ thương hiệu game đình đám tới số phận “đầu đường xó chợ”

James Bond là một trong những thương hiệu game lão làng nhưng thật đáng buồn khi hiện giờ, không còn một ai nhắc tới nó nữa. Điều này cũng dễ hiểu khi xu thế của ngành game liên tục thay đổi trong những năm qua. Đặc biệt là những trò chơi được đánh giá là AAA, được phát triển dựa trên các bộ phim điện ảnh, đều không nhận được cái nhìn thiện cảm của người hâm mộ nữa.

Các hãng game cũng đánh giá James Bond không phải thương hiệu hấp dẫn với game thủ, cả trên phim lẫn video game. Có thể Bond là một huyền thoại điệp viên, nhưng huyền thoại nào rồi cũng phải có lúc nghỉ ngơi. Tôi không biết chắc trong tương lai, liệu có ai dám đứng lên hồi sinh lại các trò chơi Bond nữa không, nhưng ở hiện tại Activision là điểm dừng cuối cùng và là nơi đã đưa các trò chơi James Bond về nơi an nghỉ.