Khi game thủ cũng bị lừa bởi placebo effect - PC/Console

Placebo effect ngày nay không còn bị giới hạn trong phạm trù y học nữa khi người ta có thể thấy chúng ở khắp mọi nơi, bao gồm cả khi chơi game.

Placebo effect chính xác là cái gì vậy?

Chính thức xuất hiện lần đầu năm 1875 trong các văn bản y khoa lẫn từ điển chuyên ngành, placebo effect hay hiệu ứng giả dược nguyên bản được dùng để ám chỉ mấy chiêu trò chữa bệnh bịp bợm của mấy tay lang vườn. Theo thời gian, những nghiên cứu về tâm lý có ảnh hưởng thế nào đến qua trình điều trị bệnh tật đã chứng minh placebo effect thật sự có hiệu quả trong một số trường hợp nhất định. Nhưng dẫu sao đây chỉ là được xem là biện pháp hỗ trợ bổ sung đồng thời vẫn phải chịu nhiều nghi ngờ cùng cái nhìn thiếu thiện cảm từ giới chuyên môn vì sự mông lung như một trò đùa của nó.

Placebo effect là gì và tác động của nó với game ra sao?

Tất nhiên họ có lý của họ bởi khoa học là phải có những thống kê cụ thể rõ ràng trong khi hiệu ứng giả dược này lại có tác dụng dựa trên việc đánh lừa tâm lý của bệnh nhân. Bản thân từ giả dược trong placebo cũng chỉ là một khái niệm tương đối bởi đây là cách trị liệu bổ sung trong đó sử dụng các phương pháp, kỹ thuật hoàn toàn không có tác dụng về mặt y khoa, ví dụ như kê đơn những viên con nhộng bọc đường trông y xì đúc những viên thuốc thật. Dù vậy, những phương pháp, kỹ thuật này vẫn được các bác sĩ điều trị áp dụng theo kiểu “trông như thật” – nhằm đánh lừa bệnh nhân về mặt tâm lý.

Cũng bởi vì ảnh hưởng đến tâm lý của người sử dụng nên một loại giả dược vẫn có thể đem lại hai hiệu quả tương phản hoàn toàn tùy thuộc vào thông tin cung cấp cho người sử dụng. Trong một thí nghiệm, các đối tượng nghiên cứu được cho biết họ đang được dùng một loại chất kích thích. Sau khi dùng thuốc, nhịp tim và huyết áp của họ tăng lên, đồng thời tốc độ phản ứng cũng được cải thiện. Vẫn với viên thuốc đó, nhưng khi được giới thiệu là thuốc giúp ngủ ngon, thuốc lại cho tác động ngược với thử nghiệm trước. Các đối tượng cho biết họ cảm thấy dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn khi dùng thuốc.

Thời gian trôi đâu mất rồi hay câu chuyện vừa ngồi xuống chơi game thì trời đã sáng
Thời gian trôi đâu mất hay câu chuyện vừa ngồi xuống chơi game thì trời đã sáng
Phương trình E = mc2 rất phức tạp nhưng có khi nó lại là lời giải cho câu hỏi thời gian đã trôi đi đâu mỗi khi chúng ta ngồi xuống chơi game.

Lý giải cho hiện tượng kỳ lạ này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chủ yếu bắt nguồn từ khía cạnh tâm lý cùng cơ chế sinh hóa của não bộ. Cụ thể khi bộ não tiếp xúc với những thông tin dạng placebo effect nó sẽ tự sản sinh ra endorphins (chất giảm đau tự nhiên) cùng nhiều hợp chất truyền dẫn thần kinh có tác động tích cực (hoặc tiêu cực tùy thông tin mà não bộ tiếp nhận) khác nhau. Endorphins phối hợp cùng các chất xúc tác khác nhau sẽ khiến cơ thể có phản ứng đúng theo nhưng gì mà liệu pháp giả dược mong muốn tác động từ đó tạo nên những kết qủa khác nhau dù sử dùng cùng một loại giả dược.

Placebo effect trong cuộc sống và… game

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể vô tình bắt gặp nhiều placebo effect hơn bản thân mình nhận thức. Không bị hạn chế trong phạm trù y học mà được mở rộng ra nhiều sự vật/việc khác nhau. Ví dụ đơn giản nhất chính là người dùng có xu hướng vỗ remote TV vào lòng bàn tay mỗi khi không điều khiển được. Thật ra lúc đó điều chính xác cần làm là hướng điều khiển trực diện với TV hoặc kiểm tra xem pin gắn bên trong còn sử dụng được hay không. Nhưng placebo effect buộc chúng ta cứ phải vỗ chiếc điều khiển TV vài phát với hy vọng nó sẽ hết trục trặc. Khoa học đã chứng minh làm thế không có bất cứ tác dụng gì nhưng người ta vẫn thích làm như thế, cốt chỉ để an tâm mà thôi.

Placebo effect là gì và tác động của nó với game ra sao?

Trong thế giới game thiên kỳ bách quái, placebo effect càng có đất dụng võ hơn khi đám game thủ càng phụ thuộc nhiều vào xác suất may rủi do NSX đặt ra. Từ đó có hàng trăm biến thể kiêng cữ kỳ quặc mà ngay cả một dân mê tín dị đoan ngoài đời thật có trót nhỡ nhìn thấy chắc cũng cam bái hạ phong chớ không còn lời gì để diễn tả sự kính nể. Đừng nghĩ Mọt tui ba hoa về vụ này nhé vì nó đã được chứng minh hẳn hoi bằng nghiên cứu thực tế của những nhà khoa học hẳn hoi. Paul Cairns, giáo sư chuyên về lĩnh vực tương tác giữa con người và trí thông minh nhân tạo tại Đại học York, đã tự hỏi liệu hiệu ứng giả dược có ảnh hưởng đến trò chơi điện tử hay không sau khi anh ta xem một chương trình trên TV về cách thức một viên thuốc làm bằng đường có thể cải thiện hiệu suất của VĐV đua xe đạp.

Để chứng thực suy nghĩ của mình, anh ta cùng cô đồng nghiệp Alena Denisova đã tạo một thử nghiệm yêu cầu 21 game thủ cùng qua màn Don’t Starve hai lần. Lần đầu tiên, hai nhà nghiên cứu nói với những người thử nghiệm rằng bản đồ cùng tài nguyên sẽ được tạo ra một cách ngẫu nhiên. Ở lượt chơi thứ hai, họ lại nói rằng bản đồ được quản lý bởi một hệ thống AI (Adobe Illustrator) có khả năng nhận biết và học hỏi các hành vi cũng như thói quen của game thủ để gia tăng thêm độ khó cho trò chơi. Kết quả cuối cùng trong màn chơi ngẫu nhiên thành tích đạt được của game thủ tốt hơn hẳn màn chơi được nói rằng do AI siêu thông minh quản lý.

Placebo effect là gì và tác động của nó với game ra sao?

Thực tế cả hai lần chơi đều do máy chủ tạo ra bản đồ ngẫu nhiên cũng chẳng có cái quái gì gọi là AI có thể học hỏi hành vi của con người để gia tăng thói quen và độ khó cả. Ngoài kết quả chơi tệ hơn, trong bản khảo sát của 21 người chơi còn có những nhận xét đại khái như AI rất tiên tiến làm quá trình trải nghiệm game của tôi vô cùng thú vị hay hy vọng EA và Ubisoft sẽ phát hiển hệ thống này trong các bản game mới của họ v.v… và mây mây. Rõ ràng những người thử nghiệm đã bị lời nói của Paul Cairns dẫn dắt suy nghĩ. Các nhà khoa học tiếp tục lặp lại thử nghiệm, lần này là 40 game thủ khác và kết quả trả về cũng tương tự như lần đầu tiên.

Rõ ràng, hiệu ứng giả dược ngày nay không còn bị giới hạn trong phạm trù y học nữa khi người ta có thể thấy placebo effect ở khắp mọi nơi, bao gồm cả khi chơi game. Người ta sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi tin rằng bản thân đang được trải nghiệm phiên bản mới nhất, tốt nhất và được cập nhật chi tiết nhất dù thực tế thứ họ đang trải nghiệm chẳng khác gì so với phiên bản trước đó. Cũng giống như các tín đồ của iPhone vậy, ngoài lý do theo kịp trào lưu thời thượng, rõ ràng một số tính năng của iPhone 11 chưa chắc đã tốt hơn iPX hay thậm chí là là iPhone 7 và 8 nhưng người ta vẫn sẵn lòng bán thận để sắm một chiếc với suy nghĩ rằng hàng mới nhất thì kiểu gì chẳng là đồ tốt nhất.

Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Kênh Tin Game: http://bit.ly/2ByvA1e