Những “cú lừa” vĩ đại nhất lịch sử ngành game – Phần 1 - PC/Console

Đâu phải lần đầu EA hay bất cứ nhà phát hành game nào "chém gió" hơi quá tay về sản phẩm của mình, trong lịch sử đã từng có nhiều pha còn hơn thế nữa

Phàm sống trên đời, nhiều lúc bản thân phải nói dối hay lừa gạt người khác để có thể thu hút sự chú ý của mình. Như EA hùng hồn tuyên bố “lootbox không phải cờ bạc” là rõ, cho thấy được rằng nhiều khi mấy ông làm game nói láo còn không hề chớp mắt nữa kìa. Đương nhiên, để “kỷ niệm” cho phát ngôn đi vào lòng người của EA, Kênh Tin Game sẽ điểm qua những pha “lộng giả thành chân” kinh điển mà người đời nhớ mãi trong lịch sử ngành game.

“Mua 1 tặng 1” đến từ…EA

EA luôn là người đi đầu trào lưu, đứng đầu xu hướng nên không lạ gì trường hợp đầu tiên cũng chính là gọi tên họ. Và cái drama này bắt đầu từ chính một trong những tựa game nổi nhất của EA: Battlefield. Cớ sự là như vầy: Khi Battlefield 3 ra mắt vào năm 2011, EA đã có một động thái vô cùng hào phóng và bất ngờ khi hứa rằng bất kỳ ai mua phiên bản thứ ba này trên PlayStation 3 đều được tặng thêm một bản Battlefield 1943. Đúng nghĩa mua 1 tặng 1 luôn, đặc biệt là nghe từ miệng EA thì nó lại vừa càng hấp dẫn vừa phi lý vô cùng. Vậy mà, vẫn có người tin sái cổ và doanh thu của Battlefield tăng vọt mới hay chứ. Khi mà con dân còn đang hào hứng tìm cách cài đặt cả hai con game thì bất ngờ chưa, chả có một dữ liệu nào về Battlefield 1943 trên PS Store để người mua Battlefield 3 down về cả. Tất cả đều như tá hỏa vì chẳng biết có lỗi gì ảnh hưởng nên cầu viện tới EA, rồi cuối cùng nhà phát hành của chúng ta phát biểu 1 câu xanh rờn: “Tụi tui sẽ ra mắt cái DLC đó trên PS3 sớm thôi”.

Những

Mấy mọt nghe chưa? Sớm chứ không phải miễn phí đâu á nha. Cú lừa nhau hết!

Xbox One biến thành thiết bị hỗ trợ thiết kế game

Nếu mấy mọt nào mà làm nghề phát triển game, chắc chắn đã từng sướng phát điên khi Microsoft thông báo ra mắt Xbox One tại năm 2013. Ngày đó, Microsoft đã đưa ra biết bao nhiều “lời có cánh” cho đứa con cưng mới nhất của mình. Nào là một thiết bị tích hợp rất nhiều thứ từ streaming cho tới giải trí, từ mấy game độc quyền và hàng loạt sản phẩm đình đám khác. Nhưng khủng hơn tất cả. Xbox One sẽ trở thành một thiết bị hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển game. Theo lời Microsoft, mỗi con console riêng sẽ tích hợp chức năng viết code, phát triển game và phát hành trên Store luôn. Ước mơ trở thành nhà phát triển game chuyên nghiệp chỉ còn cách bạn đúng 1 cỗ máy Xbox, quả là nằm mơ cũng không nghĩ ra được.

Những

Sau khi gieo biết bao hy vọng cho những ước mơ nhỏ bé của đám lập trình viên mong muốn làm game, năm 2016 Xbox One cũng ra mắt, đương nhiên là… không kèm theo cái hỗ trợ phát triển game gì gì đó mà họ đã “gáy” trước đây. Đã thế, bản thân cỗ máy còn là tổ hợp của một đống thứ lằng nhằng rắc rối khác mà có ngồi kể đến sáng mai cũng không hết, làm Microsoft nói chung và Xbox One nói riêng đánh mất cảm tình và thị trường khách hàng vào tay Sony và PlayStation 4. Thôi thì cũng là nghiệp tụ vành môi, ai bảo hồi xưa gáy hay quá làm gì.

Gameplay Fake của Killzone 2

Vừa nhắc đến Sony đắc lợi từ sai lầm của Microsoft, giờ tới lượt Sony dính “phốt”. Dù không mạnh mồm như hai thanh niên phía trên, nhưng Sony cũng từng bị chỉ trích là lừa dối game thủ một cách trắng trợn. Bằng chứng chính là đoạn hé lộ gameplay hoành tráng của Killzone 2 trước khi ra mắt từng gây xôn xao một thời.

Những

Ai cũng biết, văn hóa downgrade của các tựa game là việc không tránh khỏi. Việc trailer lộng lẫy được dựng bằng CGI, gameplay thì show ra những chi tiết được xử lý bóng bẩy và “nét căng” rồi vô game bị cắt xén bớt không phải là lạ (như mấy vũng nước trong Spider-Man ấy). Nhưng chơi tới cái kiểu dùng CGI để dựng gameplay giả thì đúng là siêu cấp vô sỉ rồi. Và thanh niên “mặt dày” không ai khác hơn chính là Sony. Killzone 2 xuất hiện trong gameplay thực sự rất kỳ ảo, rất hoành tráng và dữ dội. Từ cuộc tập kích trên không, đến những pha cháy nổ, mảnh vỡ văng khắp chiến trường đều vô cùng chân thực. Bản thân Mọt tui lúc đó cũng thấy có chút kỳ kỳ, nhưng Sony là tay lớn mà, sao lừa thân thấp cổ bé họng như tui được, thế là tin theo răm rắp.

Những trò chơi là thất bại đau đớn nhất của Ubisoft
Những cú thất bại đau đớn nhất của Ubisoft – P.1
Không phải trò chơi nào của Ubisoft cũng thành công. Trong lịch sử phát triển, họ cũng đã vấp phải rất nhiều những thất bại vô cùng đau đớn.

Cuối cùng khi game chính thức ra mắt, mọi chuyện mới vỡ lở theo. Hình ảnh trong game và gameplay được chiếu trước đó là khác nhau một trời một vực luôn, trộm nghĩ có khi không để cái tên người ta tưởng mua nhầm game không biết chừng. Thế là Sony đón nhận một cơn thịnh nộ từ phía cộng đồng game thủ dù Killzone 2 được đánh giá không hề tệ chút nào.

PlayStation 3 sẽ chạy 120fps

Vẫn là Sony với những “phát ngôn” tuyệt đỉnh của mình. Trước khi dùng CGI để lấp liếm cái gameplay thực tế của Killzone 2, Sony còn làm mấy cú đỉnh hơn vậy nhiều. Nhớ nhất vẫn là PlayStation 3 sẽ chạy game với tốc độ xử lý là 120 khung hinh trên giây. Từ xưa đến nay, vấn đề FPS luôn là chủ đề được bàn cãi nhiều nhất khi nhắc đến cuộc chiến giữa Console và PC. Vào thời điểm đó, năm 2006, việc gia tăng tốc độ xử lý khung hình là một chuyện không hề dễ dàng, kể cả trên dàn PC mắc tiền chứ đừng nói tới cỗ máy console mới toanh này. Do đó, khi Sony phát biểu rằng PlayStation 3 của họ có thể chạy game với tốc độ 120fps đã làm dân tình “rần rần” cả lên. Hàng loạt bài báo, diễn đàn nổ ra tranh cãi về việc này, về tương lai của các tựa game sẽ thay đổi như thế nào khi công nghệ này chính thức ra mắt. Với thành công vô tiền khoáng hậu của sony với PlayStation 2, game thủ hoàn toàn vững tin vào những gì mà Sony đã hứa hẹn.

Những

Kết quả thì các mọt cũng thấy rồi, PlayStation 3 vẫn cũng chỉ là cỗ máy chạy ổn định 60fps mà thôi, lên được 120fps đúng là vọng tưởng. Một điều khá trùng hợp như Xbox One, một lời nói dối kinh điển của Sony cũng làm cho hệ máy này của họ bị người chơi “ghẻ lạnh” và Xbox 360 đã nhân đó xây dựng lên đế chế của mình ngay thời điểm này.

Còn tiếp…

Đây là bài viết nằm trong loạt bài về Những cú lừa vĩ đại của ngành game
  1. Những “cú lừa” vĩ đại nhất lịch sử ngành game – Phần 1