Công việc của một họa sĩ Concept là một công việc hết sức quan trọng. Trước khi bất kì một model nhân vật hay một điểm ảnh Texture nào được vẽ nên thì trước tiên, họ phải hiểu được tông game, không khí game mà các họa sĩ Concept thiết lập nên. Dù không phải tất cả những gì họ vẽ nên đều được đưa vào bản game cuối cùng trên tay người chơi. Nhưng những gì họ làm đóng đinh nét nghệ thuật, tính thẩm mỹ của game từ những sự kiện ngẫu nhiên cho tới cả thế giới. Và bởi vậy, để mọi người có thể cảm nhận được nhiều hơn nét đẹp của các họa sĩ tài năng nọ, dưới đây là một số bức tranh Concept đẹp nhất trong vài năm gần đây.
Wolfenstein II: The New Colossus / Christoffer Lovéus
MachineGames đã luôn chứng tỏ bản thân rằng studio của họ luôn là một trong những studio giỏi nhất trong việc xây dựng một thế giới game sống động. Và đến với Wolfenstein II: The New Colossus, viễn cảnh về một nước Mỹ thập niên 1960 bị chinh phạt, bị bóp méo, bị kìm kẹp bởi bè lũ Quốc Xã xấu xa đã được khắc họa không thể thuyết phục và tuyệt vời hơn nhờ công sức của họa sĩ Thụy Điển, Christoffer Lovéus mang đến.
Alien: Isolation / Brad Wright
Một sự hoài niệm lại về thế giới phim viễn tưởng từ thời thập niên 1970-1980 nói chung và từ bản phim Alien đầu tiên năm 1979 nói riêng. Họa sĩ concept Creative Assembly đã vẽ nên những bức tranh Concept đẹp đến mức đáng kinh ngac. Những bức tranh dưới đây vẽ về trạm trung chuyển vũ trụ Vevastopol và Anesidora thực sự đầy ấn tượng, đã bắt lấy được cái cảm giác công nghiệp, cái cảm giác nặng nề, thô mộc và lạnh lẽo của thế giới kinh dị vũ trụ trong Alien.
What Remains of Edith Finch / Theo Aretos
Tại giữa trái tim của cuộc phiêu lưu độc nhất vô nhị của Giant Sparrow qua cuộc sống của gia đình nhà Finch trong căn biệt thư to lớn, cồng kềnh, luộm thuộm làm nên từ các ngôi nhà chồng chất lên nhau thật sự không chỉ rất đẹp, nghệ thuật mà còn rất độc, đậm chất quái dị mang hơi hướng của những bộ phim của Tim Burton, từ đó làm tăng thêm tính nghệ thuật chung cho toàn bộ tựa game cũng như tạo nên cá tính riêng không lẫn vào đâu được của nét nghệ thuật trong tựa game này. Và công lao lớn trong đó phải kể đến Theo Aretos, người vẽ nenen những bức tranh Concept tuyệt đẹp dưới đây để từ đó đội ngũ họa sĩ 3D có được hướng đi phát triển, cũng như khái niệm rằng một ngôi nhà cũ kì quái thì trông phải ra làm sao.
Assassin’s Creed Syndicate / Tony Zhou Shuo
Vì bản chất là một tựa game “lấy cảm hứng” từ các sự kiện lịch sử, lấy lịch sử làm khung sườn chính đề từ đó viết nên câu chuyện mà riêng mình muốn kể chứ không rập khuôn từng chữ từng câu. Chẳng vậy nên không chỉ trong kịch bản, tình tiết game mà ngay cả trong phong cách đồ họa, cách họa sĩ cũng luôn quan tâm nhiều hơn đến việc “bắt” được những khung cảnh lãng mạn, đẹp tươi của các thành phố thuộc vào đúng giai đoạn lịch sử đó hơn là tái tạo lại những thành phố chuẩn chỉ, chính xác đúng thuần túy theo lịch sử. Và những bức ảnh dưới đây của Tony Zhou Shou đã vẽ nên một bức tranh tươi đẹp của thành phố London thời kì Victoria, bằng cách dùng những tòa nhà nổi tiếng manh tính Cột mốc (Landmark) để mang đến cho người xem một cảm giác dồi dào, tuôn trào về nơi mà họa sĩ Concept Tony đang muốn khắc họa.
Enslaved: Odyssey to the West / Alessandro Taini
Là một trong những tựa game “bom xịt” gây nhiều nuối tiếc nhất mọi thời đại chỉ bởi dù chất lượng game rất tuyệt hảo nhưng bối cảnh còn lạ lẫm với đại đa số game thủ đương thời, cũng như khâu Marketing còn chưa được tốt dẫn đến việc game không đạt được thành công như mong đợi về mặt doanh thu.
Thực vậy, tuyệt phẩm đến từ hãng Ninja Theory là một trong những tựa game lấy bối cảnh “Hậu tận thế” tươi đẹp nhất mà chúng ta từng được thấy, đặc biệt là trên hệ máy PC. Thay cho những khung cảnh hoang tàn, ảm đạm và đổ nát, trái đất sau ngày tận thế tràn ngập những sắc màu. Những sắc màu được vẽ nên sống động, truyền cảm bởi họa sĩ Concept thiên tài, Alessandro Taini.
Fallout 4 / Ilya Nazarov
Cảm xúc mà Fallout 4 mang đến cho game thủ liên tục thay đổi quanh ta theo thời gian, thời tiết luân hồi theo thời gian thực xung quanh người chơi. Và những bức tranh Concept tuyệt đẹp của họa sĩ Concept cấp cao thuộc studio Bethesda, IIya Nazarov đã truyền tải rõ ràng nhất dòng cảm xúc liên tục đổi thay đó. Điều đáng chú ý hơn cả đó là cách sử dụng tinh tế những gam màu trung tính, tông màu sáng sủa đã làm bật lên một thế giới hậu tận thế sáng sủa hơn những phiên bản tiền nhiệm, một Khối Thịnh Vượng Chung (The Commonwealth) trên thành phố Boston cũ sống động, nhiều sắc màu hơn những đống phế tích của Washington DC, Las Vegas năm xưa.
Deus Ex: Mankind Divided / Frédéric Bennett
Thế giới tương lai sặc mùi công nghệ cao đến mức lạm dụng, phụ thuộc; đậm đặc không khí của sự quá tải, của tình trạng hậu bùng nổ dân số đã được trí tưởng tượng của đội ngũ họa sĩ Concept vẽ lên rất đầy đủ, từ cả một thành phố rộng lớn, bao la cho tới những cá nhân vô danh xuất hiện thoáng qua trong mỗi khung hình. Dẫn dắt bởi Frédéric Bennett, trưởng nhóm họa sĩ Concept của studio Eidos Montreal đã thiệt lập nên một hình ảnh bi tráng của thành phố Golem City, cũng như giúp đặt lên nền móng vững chắc cho phong cách nghệ thuật chau chuốt, bóng bẩy của tựa game.
Mass Effect: Andromeda / Ben Lo
Dù bị chỉ trích vì lối chơi thiếu đột phá; bị ném đá vì biểu cảm nhân vật cứng gượng, đờ đẫn, bị chê bôi vì kịch bản chán chường, thậm chí bị coi là nỗi thất vọng lớn của cả series. Thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng, Mass Effect: Andromeda có một nền đồ họa tuyệt đẹp, không chỉ bóng bẩy trong những chi tiết mà nét nghệ thuật, sự hoành tráng phủ bóng trong gần như mọi khung hình làm người chơi say đắm hơn vào tựa game mà gỡ điếm cho biết bao yếu tố “trừ tiền” đã liệt kê ở trên. Và những bức tranh Concept tuyệt đẹp dưới đây đã bắt được hoàn hảo cái tỉ lệ, cái không khí rộng lớn mênh mông của sân khấu vũ trụ mà các phiên bản Mass Effect tiền nhiệm đã khắc họa lên. Tinh tế, khiêm nhường trong cách hướng đi cho phong cách đồ họa là một trong những yếu tố mang tính định hình của cả series này, là tiếng vang xa vời của những tuyệt phẩm khoa học viễn tưởng thập niên 80, cái không khí lọt thỏm, lạc lõng trong vũ trụ mênh mông là thứ cảm xúc mà những bức tranh dưới đây đã truyền tải đầy trọn vẹn.
Dishonored 2 / Sergey Kolesov
Với một phong cách đồ họa mang tính hoạt họa vang đậm âm hưởng Steampunk của pháp thuật và đạn súng, của cơ khí và nghệ thuật, của hoang tàn khốn khổ cho đến hào nhoáng đẹp sáng. Có thể nói họa sĩ Concept đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm nên sự thành công của Dishonored 2, truyền nhân của “điều bất ngờ thế giới game” năm nào.
Vì lẽ đó, có lẽ trong cách tựa game thì đồ họa của Dishonored 2 là sát với hình ảnh trong Concept hơn cả nếu mang lên bàn cân so sánh với nhiều tựa game khác. Những bức họa tuyệt đẹp dưới đây của họa sĩ Concept Arkane dù là treo nơi xa hoa bóng bẩy; hay những chỗ gai góc, thô mộc thì cũng đều không lạc lõng một chút nào, bởi chúng đã lột tả haonf hảo được những nét trái ngược rất có ý đồ trong thế giới của Dishonored 2.
The Long Dark / Trudi Castle
Tuyệt phẩm hành động sinh tồn mới qua giai đoạn Early Access của studio Hinterland có lẽ đã không thành công đến vậy, thậm chí lọt thỏm giữa một rừng các tựa game hành động sinh tồn nếu không có phong cách đồ họa tươi đẹp mang tính hoạt hình của mình. Và dù đồ họa của The Long Dark vẫn đang liên tục được cải thiện cho đẹp hơn, bóng bẩy hơn thì chúng vẫn in đậm trong mình dấu ấn của Trudi Castle, người họa sĩ Concept đã xây nên nền móng vững chắc của cả tựa game The Long Dark. Những bức họa của ông đã truyền tải hoàn hảo cái không khí cô độc, trơ trọi của tựa game.
Star Wars Battlefront / Anton Grandert
Luôn là một trong những studio game mang đến những tựa game có đồ họa đẹp nhất thế giới game mà ít tựa game nào dám so sánh. Có thể khẳng định một điều rằng, được làm việc trong một tựa game lớn dạng AAA lấy đề tài Star Wars như Battlefront là niềm mơ ước của mọi họa sĩ Concept chuyên nghiệp. Và nền đồ họa bóng bẩy, đẹp đẽ của Battlefront đã được làm nên bởi họa sĩ Anton Grandert đến từ studio DICE, người đã nắm bắt được chính xác cái tinh thần của Ralph McQuarrie, người họa sĩ Concept đàn anh từng vẽ nên thế giới Star Wars mang tính biểu tượng năm nào. Qua đó làm bùng lên những đường nét hỗn loạn, hoành tráng trong mọi trận chiến của game, vốn được xây dựng dựa trên những trận đánh lớn trong các tựa phim Star Wars.
Mong rằng các bạn cảm thấy đã mắt và thỏa mãn sau khi thưởng thức xong bữa tiệc của hình ảnh và nghệ thuật mà các họa sĩ Concept đã làm nên trong bài viết này.