Những thứ đã biến mất khỏi làng game trong 2 thập kỉ qua - PC/Console

Với sự phát triển không ngừng của làng game trong hơn một thập kỷ, có rất nhiều thứ “già cỗi” dần dần biến mất và bị thay thế mà chúng ta ít khi để ý tới.

Làng game đã phát triển quá nhiều trong hai thập kỉ vừa qua, tới mức mà có lẽ bạn sẽ không thể nhận ra nổi mới cách đây hơn mười năm download vài GB qua internet là một điều vĩ đại tới mức nào.

Chun Li đời thường gây sock vì cơ bắp không kém bản gốc
Mới đây, cô nàng Chun Li cơ bắp trong tựa game Street Fighter bỗng xuất hiện ngoài đời thực khiến cộng đồng được 1 phen hú hồn.

Game 2 người chơi chia đôi màn hình

Những thứ đã biến mất khỏi làng game trong 2 thập kỉ qua

Nói về một trong những thứ hay ho nhất của làng game cách đây vài thập kỉ, thì chắc chắn không thể không kể tới phần hai người cùng chơi chung trên cùng màn hình. Bất kì game thủ Việt Nam nào cũng đã từng mê mẩn với các tựa game như Đua xe gà, Đua xe cáo, Cảnh sát Hoàng gia hay Tam Quốc Chí… mặc dù thời đó nhiều khi bạn phải chia đôi màn hình, nhân vật xuất hiện bé tẹo nhưng niềm vui là không bao giờ giảm.

Cái văn hóa này kéo theo những buổi rủ nhau ra tiệm PS1 hay về sau là PS2 cùng bạn bè, với chỉ vài ngàn bạc tính tiền theo giờ, cả đám chia nhau hai cái tay cầm trong hân hoan bất tận. Một phần cái văn hóa game thủ bắt đầu bằng việc một thằng ngồi chơi game kinh dị rồi cả đám đứng nhìn, nó đậm chất Việt Nam tới độ mà suốt một thời gian dài ra tiệm Playstation là toàn đám học sinh ngồi chơi cùng nhau, chứ hiếm có ai “solo” một mình cả.

Những thứ đã biến mất khỏi làng game trong 2 thập kỉ qua

Tất nhiên vào thời điểm hiện tại việc co-op của làng game đã trở nên dễ dàng hơn nhiều, với sự xuất hiện của rất nhiều hệ thống hỗ trợ, nó kéo theo việc bạn phải chia sẻ màn hình cùng một người chơi khác gần như chấm dứt. Bất kể là trên PC hay Console thì mọi thứ đều được hỗ trợ tận răng, mọi thứ vẫn vui và còn có phần tiện dụng hơn xưa, nhưng đi cùng với nó thì cái thú vui hai thằng cùng chung một máy cũng biến mất.

Giờ đây những game kiểu chia đôi màn hình là cực hiếm, hiếm tới mức mà hễ game nào ra mắt cũng là một sự ngạc nhiên. Nó kéo theo việc giờ đây cảnh một đám nhóc rẽ vào tiệm Playstation tranh giành tay cầm với nhau cũng không còn nữa, câu nói “công nghệ làm chúng ta xa cách nhau” có lẽ đúng một phần trong tình cảnh này đấy chứ nhỉ.

Game âm nhạc

Những thứ đã biến mất khỏi làng game trong 2 thập kỉ qua

Hẳn những game thủ từng sở hữu các hệ máy console đầu những năm 2000 đều biết tới mấy cái tên như Guitar Hero hay Rock Band, xa xôi hơn là các tựa game sử dụng thảm nhảy (Dance pad) chúng đều đại diện diện cho dòng game âm nhạc đình đám, tới mức đã có thời gian trở thành văn hóa đại chúng nổi tiếng toàn cầu. Cảnh tượng một game thủ cầm cây đàn Guitar trong Guitar Hero, điên cuồng nhấn phím theo những điệu nhạc Rock dập dìu không thua gì nhạc công chuyên nghiệp luôn là biểu tượng không bao giờ phai.

Vào thời điểm hoàng kim của dòng game âm nhạc, hầu hết game thủ đều rất tò mò và luôn muốn thử cầm chiếc Guitar hay búng mình trên thảm nhảy một lần. Thậm chí đã có lúc Guitar Hero được chọn trong nhiều cuộc thi cho dân đam mê nhạc Rock, xuất hiện trong các quán bar hay luôn có chỗ trong nhiều tụ điểm Karaoke thể hiện tài năng của mình. Nói không quá thì đã từng có một thế hệ say đắm dòng game âm nhạc này, không thua bất kỳ huyền thoại nào.

Nhưng rồi cuộc vui nào cũng tới hồi kết thúc, với việc các dòng game âm nhạc này không thể có được sự đột phá cần thiết, cộng thêm sự ra đời của các game AR và VR hỗ trợ cảm ứng chuyển động. Thời đại công nghệ tiên tiến của thế hệ console và các game nhảy nhót mới như Just Dance hay các sản phẩm VR như Beat Saber, thì mọi người dần dần “chán” những game âm nhạc cũ hay nói đúng hơn là không còn hứng thú với nó nữa.

Tính tới thời điểm hiện tại gần như chúng ta chỉ còn thấy cây Guitar huyền thoại một thời qua những… thử thách chơi Darks Souls, nó đúng nghĩa là bị lãng quên là chôn vùi theo thời gian, bỏ lại một quãng thời gian huy hoàng trong làng game kéo dài hơn một thập kỉ của làng game.

Mini game

Bejeweled, Zuma, Feeding Frenzy hay Plants vs Zombies… từng là những cái tên không thể thiếu trên bất kỳ chiếc PC nào cách đây hơn một thập kỉ, cái thời mà bạn ra hàng net mở máy lên là thấy có một ai đó đang cày “bắn trứng khủng long” hay “xếp Lines” một cách say mê. Mini game từng có quãng thời gian làm mưa làm gió trong làng game vì nhiều lý do, nhưng quan trọng nhất vẫn là đòi hỏi cấu hình nhẹ, thời gian chơi nhanh và cực kỳ cuốn. Kể cả vào cái thời đồ đá đó thì chỉ cần một cái USB 128 MB thì bạn vẫn có thể mang một mả Mini game theo bên mình, cắm vào bất cứ cái PC nào và tận hưởng cuộc vui mà không phải lo ngại gì cả.

Bất kỳ đứa trẻ nào từng có thời gian đi học trong phòng Lab của trường đều đã từng cắm mặt vào cày Feeding Frenzy hay Bejeweled vào vài phút cuối giờ, kể cả người lớn cũng không thể rời mắt khỏi thứ giải trí ảo này vì nó thực sự quá cuốn hút. Thập kỷ trước đúng nghĩa là thiên thời, địa lợi, nhân hòa cho Mini Game phát triển trong làng game, khi đủ các yếu tố như internet, cấu hình PC và cả những hạn chế về công nghệ nữa.

Plants vs Zombies

Sự thống trị này kéo dài mãi cho tới khi PopCap Games bị EA mua lại và sự xuất hiện của kỷ nguyên Smartphone, những Mini game vẫn giữ nguyên cái chất của mình nhưng bị sự cạnh tranh dữ dội từ nhiều phía. Khi mà bạn có thể thưởng thức Mini Game yêu thích của mình trên Smartphone mọi lúc mọi nơi, các tựa game mới xuất hiện liên tục trên store và cho phép download miễn phí dễ dàng thì mọi thứ lập tức thay đổi. Công nghệ phát triển cũng giúp cho mọi người tiếp cận nhiều tựa game hấp dẫn hơn nhiều, do đó Mini Game không còn là lựa chọn hấp dẫn nữa.

Resident Evil 3 và những kiểu chơi “ngông” chỉ dành cho dân chuyên nghiệp
Resident Evil 3 và những kiểu chơi “ngông” chỉ dành cho dân chuyên nghiệp
Phiên bản Resident Evil 3 có thể được xem là kiệt tác mang tính biểu tượng cho sự thành công của thương hiệu game kinh dị lâu đời này.

Giờ đây gần như chẳng còn game thủ PC nào hứng thú với Mini Game nữa, kể cả là để giết thời gian thì các game trên chiếc điện thoại nhỏ nhắn còn tiện dụng hơn nhiều. Việc PopCap Games bị EA mua lại rồi vắt sữa đến cùng kiệt cũng là một nguyên nhân không nhỏ, khi bọn họ chuyển hướng hoàn toàn sang mảng khác, tập trung vào yếu tố moi tiền game thủ nhiều hơn là phát triển các tựa game hay như trước. Mini Game đã từng có một quãng thời gian tươi đẹp, nhưng rồi nó cũng phải nhường chỗ cho những thứ hiện đại hơn mà thôi.

Các bản cập nhật bằng tay

Điểm tin game offline đáng chú ý trong tuần (1/9 tới 6/9)

Vào khoảng hơn một thập kỉ trước đây, khi mà internet tốc độ cao còn là một cái gì đó cực kỳ xa xỉ, game vẫn còn phải mua ngoài tiệm với số lượng đĩa cài nhiều khi lên tới cả chục cái, thì việc cập nhật và sửa lỗi thường xuyên là một thứ gì đó vô cùng xa lạ. Hầu hết game thủ Việt Nam lúc đó chơi một game đúng nghĩa là bản đầu tiên (1.0) cho tới hết, về nước phá đảo và cất nó vào trong tủ mãi mãi về sau.

Cũng chính vì điều này mà ngày đó các nhà làm game rất chăm chút cho đứa con của mình, bọn họ thực sự để tâm tới việc sửa lỗi, tối ưu hóa cấu hình trước khi ra mắt. Các bản cập nhật đúng nghĩa là “lớn” khi nó gần như đem lại toàn bộ nội dung mới toanh, DLC gần như còn chưa xuất hiện và mọi người đúng nghĩa là thưởng thức tựa game mà mình bỏ tiền ra mua một cách hoàn chỉnh nhất.

làng game

Mọi thứ giờ đây tốt đẹp hơn rất nhiều, với một đường truyền internet chất lượng bạn gần như có thể làm mọi thứ, từ download những game nặng cả trăm GB tới cập nhật nội dung mới liên tục. Điều này giữ cho vòng đời của chúng lâu hơn, các nhà phát triển làm việc (hầu hết) là chăm chỉ hơn cùng rất nhiều tiện ích khác. Tất nhiên nó cũng kéo theo mặt xấu là giờ đây phần nội dung bị chia nhỏ ra và làng game có sự xuất hiện của DLC, xu hướng các nhà phát hành cố tình “giấu” bớt một phần game để biến nó thành DLC bán ra sau này không còn là thứ gì quá xa lạ nữa.

Đó là chưa kể tới việc mặc dù hiện đại hơn nhưng không hiểu sao lỗi vẫn là hàng đống, chuyện một tựa game nào đó phải tung ra tới hơn chục bản vá chỉ trong 1 tháng ra mắt là quá bình thường, điều có lẽ không bao giờ xảy ra cách đây một thập kỉ. Thậm chí các nhà phát hành còn có xu hướng “tung hỏa mù trước” để dụ người chơi Pre-Order trong khi chất lượng thì vô cùng tệ hại, nói chung là làng game hiện đại quá nhiều khi cũng không tốt cho lắm đâu.

Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Kênh Tin Game: http://bit.ly/2ByvA1e