Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 1) - PC/Console

Có những game sau một thời gian dài loay hoay cũng ra mắt và đạt thành công lớn, cũng có những game không tìm ra giải pháp đành phải hủy bỏ sau nhiều năm.

Development Hell là cách để gọi quá trình phát triển kéo dài, nhiều khó khăn cũng như không định trước được thời điểm cho ra sản phẩm. Trong ngành công nghiệp game, thường những dự án kéo dài quá 4 năm và không có thời hạn ra game cụ thể sẽ được cho là Development Hell. Thường sẽ có rất nhiều nội dung được thêm vào hoặc cắt ra vì nhiều lí do, mỗi một nội dung cũng cần có thời gian thử nghiệm cũng như xem xét độ khả thi. Nhiều trường hợp nhà phát triển đã tạo ra rất nhiều các phiên bản khác nhau của game để rồi lần lượt gỡ bỏ toàn bộ để làm lại từ đầu, không ít các phiên bản không may đó đã gần như là một game hoàn chỉnh. Thậm chí, tựa game cuối cùng đôi lúc còn khác hoàn toàn so với ý tưởng ban đầu. Sau đây là những tựa game với thời gian phát triển lâu dài nhất. Không chỉ có những game “may mắn” còn được ra mắt, danh sách sẽ bao gồm cả các game chưa có ngày ra mắt hoặc đã bị hủy.

Những tựa game kinh điển và gánh nặng khi cần đổi mới
Với những tựa game kinh điển nổi tiếng mọi thời đại, thì mọi người trông đợi sản phẩm tiếp theo của nó phải xuất sắc hơn nữa, một điều không hề dễ dàng gì.

Dragon Age Origins (2002-2009)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 1)

Năm 2002, Bioware phát triển demo cho một tựa game chưa rõ tên. Đến kì E3 2004, Dragon Age chính thức thức được công bố. Gần như mọi thông tin về tựa game đều được giữ kín cho đến tận 2008 mới được tiếp tục công bố trở lại với cái tên Dragon Age Origins. Với quãng thời gian phát triển lâu dài như vậy đổi lại là một trong những game nhập vai hay nhất từ trước đến nay. Có điều sau đó EA đã chỉ cho Bioware 14-16 tháng để làm Dragon Age 2, để lại một sản phẩm hoàn toàn đáng thất vọng.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 1)

The Elder Scroll III Morrowind (1996-2002)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 1)

Bethesda và Todd Howard từng có tham vọng rất lớn khi muốn định hình lại thể loại game nhập với với The Elder Scroll 3. Do tham vọng quá lớn nhưng công nghệ hạn chế khiến cho quá trình phát triển chậm lại chỉ để cho phần cứng máy tính có thể bắt kịp với tham vọng đó. Một điều thú vị đó là chính công nghệ vẫn không đáp ứng được tầm nhìn ban đầu của Bethesda và buộc quy mô dự án phải được giảm xuống, tuy nhiên đó vẫn vô cùng lớn ở thời điểm đó. Nó lớn đến mức đội ngũ làm game mô tả là “tốn gần 100 năm để tạo ra”. Nhờ vào tham vọng đi trước thời đại của Bethesda mà chúng ta mới có Skyrim bây giờ.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 1)

Fallout 3 (2002-2008)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 1)

Ban đầu được phát triển bởi Black Isle Studio, Fallout 3 vốn trông không khác 2 phần đầu tiên mấy. Do Interplay Entertainment, chủ sở hữu của Black Isle Studio bị phá sản, thương hiệu Fallout được bán lại cho Bethesda vào năm 2004 với giá 1.175.000 $. Dù quá trình phát triển được bắt đầu ngay sau khi mua lại thương hiệu, thế nhưng Bethesda vẫn tập trung nguồn lực chính cho The Elder Scrolls 4, bản thân Fallout 3 cũng được định hình lại chứ không đi theo khuôn mẫu và sử dụng tài nguyên từ bản gốc. Phải đến sau khi The Elder Scrolls 4 ra mắt năm 2006, Fallout 3 mới có được toàn bộ nguồn lực cần thiết để phát triển. Còn về phía bản Fallout 3 gốc đã bị hủy, tài nguyên của nó đã không bị lãng phí mà được tái sử dụng cho Fallout New Vegas.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 1)

336x280

Resident Evil 4 (1999-2005)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 1)

Phần 4 của dòng game kinh dị huyền thoại này có một quá trình phát triển rất là chông gai với nhiều lần thay đổi concept. Đã có tới 5 phiên bản khác nhau của game được phát triển. Phiên bản đầu tiên được biến thành một game hoàn toàn khác mang tên Devil May Cry. Phiên bản tiếp theo mang tên Castle Version bối cảnh tại lâu đài Spencer ở châu Âu gặp phải khó khăn do hạn chế công nghệ khiến kẻ địch Black Fog không thể hiện được như mong muốn, phải đến Resident Evil 5 chúng mới có thể xuất hiện với cái tên Uroboros. Phiên bản thứ 3 mang tên Hallucination vốn đặt Leon vào tình thế bị nhiễm virus gây ảo giác và phải đương đầu các thế lực siêu nhiên do ảo giác đó gây ra, một phiên bản đậm chất Silent Hill, nhưng rồi do hạn chế phần cứng nên lại bị hủy. Không có nhiều thông tin về phiên bản thứ 4 cũng như lí do bị hủy ngoài việc zombie sẽ lại là kẻ địch chính. Cuối cùng, khi cha đẻ Shinji Mikami trở lại chỉ đạo dự án trong khoảng 2004, Resident Evil 4 mà chúng ta biết đến mới chính thức ra mắt vào 2005.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 1)

Shenmue (1993-1999)

Thời điểm giữa những năm 90, game 3D khi đó là lợi thế độc tôn của PC, các hãng game bắt đầu đua nhau phát triển phần cứng console cũng như hàng loạt các game 3D nhằm bắt kịp xu thế. Khi còn phát triển máy chơi game, SEGA từng có tham vọng tạo nên cuộc cách mạng game 3D nhằm giúp cho hệ máy Dreamcast có thể cạnh tranh với đối thủ Sony và Nintendo khi đó cũng đang chạy đua rất khốc liệt. Shenmue với kinh phí 70 triệu $ thuộc hàng vô cùng đắt đỏ kể cả cho tới giờ sở hữu nền đồ họa không tuổi cũng như gameplay có tầm ảnh hưởng lớn đến ngành game sau này. Dù đi trước thời đại thế nhưng do kinh phí quá lớn cũng như Dreamcast không thể cạnh tranh được với PS2 khiến cho Shenmue thua lỗ và góp phần khiến cho SEGA từ bỏ sản xuất console để tập trung làm game. Một trong những di sản mà Shenmue để lại chính là dòng game Yakuza bây giờ.

Ride to Hell Retribution (2008-2013)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 1)

Nghe thì khó tin nhưng một trong những game dở nhất lịch sử cũng thuộc hàng tốn thời gian nhất. Không rõ Ride to Hell được bắt đầu phát triển từ khi nào nhưng game được công bố lần đầu năm 2008 và dự kiến phát hành vào 2009. Tuy nhiên sau đó nhiều trang web thông báo game đã bị hủy, đồng thời game cũng bị gỡ khỏi website của Deep Silver. Sau đó, dự án được hồi sinh và được làm lại gần như hoàn toàn. Nhiều người tỏ ra vô cùng tiếc nuối khi phiên bản gốc của game trông vô cùng hứa hẹn để rồi khi game chính thức ra mắt năm 2013 thì không từ ngữ nào miêu tả được độ “phế phẩm” của nó. Một tựa game không hoàn chỉnh, nhàm chán, xấu xí, đầy bug và glitch đến mức không chơi nổi, cốt truyện mang tính báng bổ,… người ta phải dùng những từ ngữ hoa mỹ nhất để miêu tả độ dở của nó. Chưa kể việc đáng ra đây sẽ là khởi đầu cho dòng game mới với 2 game tiếp theo được lên kế hoạch. Quả là tốn thời gian vô ích.

(Còn tiếp)

Bấm liền tay – Nhận ngay quà tặng từ văn phòng phẩm Hồng Hà cho mùa tựu trường: http://bit.ly/2KivZKo

Đây là bài viết nằm trong loạt bài về Game tốn nhiều thời gian phát triển nhất
  1. Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần 1)