Top 10 tựa game đáng thất vọng nhất năm 2022 (Phần 1)

Mặc dù năm 2022 có rất nhiều trò chơi tuyệt vời, nhưng không phải tất cả đều có thể đáp ứng được sự kỳ vọng của game thủ mà đáng thất vọng.
game đáng thất vọng

Thật không may là chúng ta đã có nhiều sự thất vọng trong năm nay, vì một số trò chơi không đáp ứng được kỳ vọng và cuối cùng không được nổi tiếng.

Có rất nhiều trò chơi tạo được sức hút và là điểm nóng cho ngành công nghiệp trò chơi vào năm 2022, đặc biệt là với những trò chơi rất được game thủ mong đợi cuối cùng cũng xuất hiện như Elden Ring của From Software. Sony cũng đã tiếp tục tổ chức bữa tiệc trò chơi đầy mạnh mẽ vào năm 2022 với God of War Ragnarok và Horizon Forbidden West, trong khi Nintendo và Microsoft cũng mang đến cho người hâm mộ những trải nghiệm độc đáo với việc ra mắt các trò chơi như Splatoon 3, Pokemon Scarlet and Violet, Grounded và Pentiment. Thật không may là chúng ta cũng có nhiều sự thất vọng trong năm nay, vì một số trò chơi không đáp ứng được kỳ vọng và cuối cùng không được nổi tiếng.

Điều đáng nói là các trò chơi được liệt kê dưới đây không phải là trò chơi dở. Trên thực tế khá nhiều tựa game đem lại được những trải nghiệm vui vẻ hoặc khá ổn về tổng thể. Lý do những trò chơi này xuất hiện ở bài viết này là do có một số yếu tố khiến chúng không đạt được thành công do ra mắt sơ sài, thiếu tính năng hoặc đơn giản là không như những gì người hâm mộ đã mong đợi. Không theo thứ tự cụ thể nào, sau đây là 10 tựa game đáng thất vọng nhất năm 2022.

Babylon’s Fall

game đáng thất vọng

Mặc dù ban đầu studio đã đánh giá lại tương lai của trò chơi và mở rộng Season 2, nhưng cuối cùng họ đã đưa ra quyết định ngừng hoạt động các máy chủ.

Chúng ta đều biết các tựa game hành động từ PlatinumGames thường có thành tích tích cực, nhưng Babylon’s Fall có vẻ như đã thất bại ngay cả trước khi trò chơi ra mắt hoàn thiện. Ban đầu cộng đồng người hâm mộ không mấy ấn tượng và thất vọng với đoạn trailer giới thiệu của Babylon’s Fall tại E3 2021, khiến Platinum phải thực hiện các thay đổi dựa trên phản hồi của người chơi. Thật không may là trò chơi đã ra mắt với hầu hết các đánh giá tiêu cực do trò chơi trở thành một mô hình game online phục vụ trực tiếp, cũng như lối chơi có tính lặp lại cao liên quan đến việc chạy xuống các hành lang trông giống nhau và kẻ thù thiếu đa dạng. Những người chơi khác còn cảm thấy rằng trò chơi có thể khá khó hiểu vì các phần của cốt truyện không được giải thích rõ ràng hoặc hoàn toàn không có giải thích, và đó là lý do tựa game trở nên đáng thất vọng.

Nó không được đánh giá tốt khi ra mắt, và số lượng người chơi tiếp tục giảm mạnh theo thời gian, thậm chí đến mức chỉ có duy nhất một người chơi đã đăng nhập vào phiên bản Steam của tựa game vào tháng 5 năm 2022. Mặc dù ban đầu studio đã đánh giá lại tương lai của trò chơi và mở rộng Season 2, nhưng cuối cùng họ đã đưa ra quyết định ngừng hoạt động các máy chủ, với ngày kết thúc vòng đời của tựa game sẽ là vào tháng 2 năm 2023. Mọi thứ trở nên tồi tệ đến mức các doanh nghiệp bán đĩa game vật lý như GameStop đang loại bỏ Babylon’s Fall khỏi các cửa hàng của mình.

Chocobo GP

Mặc dù lối chơi ổn định, nhưng trò chơi thực sự thất bại khi dựa dẫm quá nhiều vào việc “hút máu”, điều mà người hâm mộ cảm thấy nó chẳng khác gì các tựa game di động miễn phí ngày nay

Trong khi nhiều game thủ sẽ phản đối rằng những tựa game đua xe kiểu arcade, kart sẽ không bao giờ lỗi thời và luôn có chỗ cho chúng, thì Chocobo GP đã đẩy mọi thứ đi quá xa theo hướng sai lầm. Hoạt động như một phần game phụ của loạt game Final Fantasy cũng như là phần tiếp theo của tựa game Chocobo Racing từ năm 1999, phần game này được dự định là một hình thức kỷ niệm nhượng quyền thương mại và kỷ niệm 35 năm thành lập thương hiệu.

Mặc dù lối chơi ổn định, nhưng trò chơi thực sự thất bại khi dựa dẫm quá nhiều vào việc “hút máu”, điều mà người hâm mộ cảm thấy nó chẳng khác gì các tựa game di động miễn phí ngày nay. Mặc dù trò chơi ra mắt dưới dạng một tựa game trả phí để sở hữu, nhưng người chơi vẫn bị khuyến khích mua các gói Season Pass, gacha ngẫu nhiên để mở khóa nhân vật mới và tiền tệ trong trò chơi. Mặc dù phản ứng dữ dội của người hâm mộ đã khiến Square Enix bỏ các giao dịch tiền mặt trong Season 2 của Chocobo GP, nhưng động thái này vẫn quá ít và cũng đã quá muộn màng.

CrossfireX

Mặc dù chứa đầy các giao dịch tiền mặt “hút máu” là một vấn đề, nhưng vấn đề lớn nhất với CrossfireX là nó đã ra mắt với rất nhiều lỗi lớn.

Trên lý thuyết, CrossfireX là một trò chơi nên hoạt động tốt. Sự kết hợp thương hiệu game bắn súng nhiều người chơi vốn đã nổi tiếng từ Smilegate với nhà phát triển Remedy Entertainment của Control và Max Payne, CrossfireX hứa hẹn chắc chắn sẽ có nhiều thứ thú vị để đem tới cho game thủ trước khi phát hành. Thật không may, trò chơi theo phong cách CS:GO này đã nhanh chóng bị phá sản sau khi người hâm mộ được chạm tay vào nó.

Mặc dù chứa đầy các giao dịch tiền mặt “hút máu” là một vấn đề, nhưng vấn đề lớn nhất với CrossfireX là nó đã ra mắt với rất nhiều lỗi lớn. Ngoài nhiều lỗi, trục trặc và sự cố kết nối, chế độ nhiều người chơi của CrossfireX còn có cách điều khiển chậm chạp do thiếu bản đồ. Tệ hơn nữa, chế độ chiến dịch cốt truyện chính của trò chơi hóa ra chỉ là hai hoạt động ngắn ngủi giống với các game bắn súng quân sự từ đầu những năm 2000 với giao diện người dùng lỗi thời, AI kỳ quặc và một câu chuyện không hấp dẫn lắm. Smilegate cuối cùng đã tiếp tục xin lỗi về các sự cố khởi chạy CrossfireX, nhưng đã không thể thay đổi số phận cuối cùng của trò chơi.

Diablo Immortal

Mặc dù ban đầu nhiều người khen ngợi lối chơi, nhưng mọi điều tích cực trở nên biến mất khá nhanh chóng đối với nhiều game thủ khi họ phát hiện ra rằng việc cày cuốc trở nên khó khăn hơn nhiều trong các giai đoạn về sau nếu không tiêu tiền.

Mặc dù tiết lộ ban đầu của Diablo Immortal không tạo được phản ứng lý tưởng lắm, nhưng bản thân trò chơi có vẻ như đã tìm được khán giả khi ngày ra mắt trò chơi đến gần hơn, nhưng sau đó tất cả thiện chí đã bay mất khi phát hành. Theo báo cáo, tựa game chỉ dành cho thiết bị di động này đã kiếm được hơn 300 triệu đô la kể từ khi ra mắt vào mùa hè, một con số đáng kinh ngạc mà phần lớn là do trò chơi phụ thuộc quá nhiều vào các giao dịch nạp tiền. Là trò chơi miễn phí, Blizzard đã lấp đầy nó bằng các vật phẩm để tiêu tiền thật, chẳng hạn như thẻ chiến đấu, huy hiệu huyền thoại và các tài nguyên quan trọng khác để kiếm trang phục hoặc chiến lợi phẩm huyền thoại.

Tuy ban đầu nhiều người khen ngợi lối chơi, nhưng mọi điều tích cực trở nên biến mất khá nhanh chóng đối với nhiều game thủ khi họ phát hiện ra rằng việc cày cuốc trở nên khó khăn hơn nhiều trong các giai đoạn về sau nếu không tiêu tiền. Một số người chơi thậm chí đã đi xa đến mức thử nghiệm hệ thống giao dịch nạp tiền, phát hiện ra rằng một người có thể tốn hơn 100.000 đô tương đương khoảng 2 tỷ rưỡi chỉ để có một bộ trang bị max cấp độ trong Diablo Immortal. Và như vậy Diablo Immortal đã trở thành một tựa game đáng thất vọng, hoặc có lẽ ngay từ đầu đã không ai thực sự kỳ vọng vào nó.

Ghostwire: Tokyo

game đáng thất vọng

Trong khi hầu hết game thủ đánh giá cao câu chuyện thú vị và lấy bối cảnh ở một thành phố đầy ma quỷ trong các truyền thuyết đô thị Nhật Bản, Ghostwire Tokyo đã thất bại với lối chơi lặp lại đầy đáng chán của nó.

Xuất phát từ nhượng quyền thương mại The Evil Within được người hâm mộ yêu thích, Tango Gameworks đã chuyển sang một thứ gì đó hơi khác một chút với một tựa game tập trung vào hành động hơn, đó là Ghostwire: Tokyo. Sử dụng góc nhìn thứ nhất, người chơi sử dụng các khả năng và phép thuật để chiến đấu với các linh hồn tại một Tokyo ngập tràn ánh đèn. Trong khi hầu hết game thủ đánh giá cao câu chuyện thú vị và lấy bối cảnh ở một thành phố đầy ma quỷ trong các truyền thuyết đô thị Nhật Bản, Ghostwire Tokyo đã thất bại với lối chơi lặp lại đầy đáng chán của nó và trở thành một tựa game đáng thất vọng.

Sau một thời gian, Ghostwire Tokyo mất đi sức hấp dẫn ban đầu khi các trận chiến thiếu chiều sâu thực sự bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, vòng lặp cốt lõi của cơ chế cổng thanh tẩy trở nên khá đơn điệu và lặp đi lặp lại, vì cơ chế này không bao giờ thực sự thay đổi và làm nổi bật mức độ phức tạp của thế giới mở. Ngoài ra còn sự thiếu đa dạng và thách thức của kẻ địch, cũng như cơ chế điều khiển đôi khi diễn ra chậm chạp và không chính xác. Trong khi Ghostwire: Tokyo có rất nhiều ý tưởng hấp dẫn, kết quả cuối cùng đã không bao giờ thực sự chạm đến những gì mà người hâm mộ đã hy vọng.