Top 5 thiết bị chơi game khiến game thủ thấy vô dụng và phí tiền nhất - PC/Console

Trong lịch sử ngành game đã tồn tại không ít những thiết bị chơi game có giá quá cao nhưng lại không đem lại bất cứ trải nghiệm đáng nhớ hay giá trị nào cho game thủ.

Trong lịch sử phát triển, ngành công nghiệp game đã cung cấp cho cộng đồng game thủ rất nhiều thiết bị chơi game đặc biệt. Đó có thể coi là những nỗ lực để các hãng có cơ hội sáng tạo, thay đổi và mở ra những hướng đi mới cho toàn bộ làng game. Và tất nhiên, trong những nỗ lực đó sẽ có những sản phẩm bị chỉ trích thậm tệ. Ngay cả những công ty game hàng đầu hiện nay cũng đã từng tạo ra những thiết bị chơi game vô dụng nhưng lại cực kỳ đắt tiền, khiến người dùng chỉ biết lắc đầu ngao ngán.

Roll ‘n Rocker cho phép bạn chơi game bằng chân

Top 5 thiết bị chơi game khiến game thủ thấy vô dụng và phí tiền nhất

Vào năm 1989, Roll ‘n Rocker được phát hành. Đây được coi là một thứ có thể thay thế được cho D-Pad của bộ điều khiển NES. Người chơi sẽ đứng lên trên nó, sau đó nghiêng nó theo các hướng khác nhau để điều khiển các chuyển động trong trò chơi điện tử. Mặc dù nó được quảng cáo có thể thay đổi cách trải nghiệm game của người dùng, buộc họ phải đứng dậy hoạt động thay vì ngồi ghế sofa nhưng Roll ‘n Rocker chẳng đem lại sự hứng thú nào cho người dùng.

Có thể thấy thiết bị này khá thừa thãi bởi người chơi vẫn phải cần tới chiếc tay cầm để nhấn các phím A và B. Roll ‘n Rocker có thể là một nỗ lực thay đổi các trải nghiệm trò chơi, nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn thay thế được chiếc tay cầm. Cùng với đó là người dùng rất khó để làm quen với sản phẩm này. Giữa việc đứng lên Roll ‘n Rocker, tôi nghĩ mọi người sẽ lựa chọn ngồi sofa thì hơn.

Resident Evil 4 kết hợp cưa máy và bộ điều khiển

Top 5 thiết bị chơi game khiến game thủ thấy vô dụng và phí tiền nhất

Tôi không thể hiểu nổi những người trong Capcom đã hút cái gì mà ra được ý tưởng về một bộ điều khiển cho Resident Evil 4. Capcom đã hợp tác với nhà sản xuất phần cứng Nuby Tech và cho ra một bộ điều khiển mang hình dáng của…một chiếc cưa máy máu me. Hình dáng chiếc cưa được Capcom mô phỏng lại vũ khí của nhân vật Chainsaw Man và có thể sử dụng được trên tất cả các phần game R.E và bất cứ trò chơi nào trên hệ Nintendo.

Về hình dáng, bộ điều khiển này nổi bật với thiết kế 2 tay cầm, mang tới sự tiện lợi y hệt như cầm một chiếc cưa máy ngoài đời thật. Tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở việc bố trí các nút bấm khiến người dùng thao tác rất khó khăn. Cùng với đó là cái giá 49.99 USD không hề rẻ một chút nào. Có lẽ ngoài việc có thiết kế độc đáo, bộ điều khiển này không đem lại một trải nghiệm chơi game đáng nhớ nào.

LaserScope của Konami là một thất bại thảm hại

Top 5 thiết bị chơi game khiến game thủ thấy vô dụng và phí tiền nhất

Vào năm 1991, Konami đã cố gắng sản xuất một thiết bị ngoại vi dành cho NES, với mục đích thay thế khẩu súng NES Zapper nổi tiếng. Sản phẩm đó được gọi là LaserScope, mang hình dáng như một chiếc mũ của phi công. Thực chất, LaserScope là một khẩu súng được gắn trên đầu game thủ, với micro và cáp âm thanh gắn vào bảng điều khiển. Người chơi sẽ ngắm mục tiêu bằng thiết bị được gắn vòng ra phía trước rồi sau đó hô to “Fire!” để bắn.

Người dùng có thể sử dụng thiết bị này trên bất cứ trò chơi nào có hỗ trợ Zapper. Tuy nhiên, LaserScope là một sản phẩm có cách dùng khó hơn nhiều so với Zapper. Đó còn chưa kể hiệu suất của sản phẩm này thực sự kém khiến người dùng phát bực. LaserScope không thể phân biệt nổi âm thanh phát ra từ miệng của người dùng và các âm thanh ở xung quanh. Ví dụ như bạn đang chơi game với LaserScope mà bố bạn đang xem phim có từ “Fire!” liên tục ở phòng bên cạnh thì thiết bị sẽ bắn mà chẳng cần biết âm thanh phát ra từ đâu. Kết quả cuối cùng LaserScope đã chịu lép vế hoàn toàn trước Zapper.

The Game Boat mang hình dáng của một chiếc thuyền thực sự

Top 5 thiết bị chơi game khiến game thủ thấy vô dụng và phí tiền nhất

Phải mất một thời gian dài, Microsoft và thương hiệu Xbox mới có thể biến Kinect trở thành một thói quen chơi game quen thuộc với tất cả mọi người. Cùng với đó, nhiều hãng cũng cố gắng để tận dụng thói quen chơi Kinect mà Microsoft đã xây dựng nên để kiếm lời. Điển hình là công ty tên Atomic.

Vào năm 2010, hãng Atomic đã tạo ra dòng phụ kiện “PlayOn” cho Kinect, có tên The Game Boat. Điều đặc biệt là nó là một chiếc thuyền bơm hơi thực sự. Atomic đã thiết kế bộ điều khiển này để người chơi sử dụng kết hợp với các minigame trong Kinect Adventures. Người dùng chỉ cần sử dụng chiếc thuyền nghiêng sang trái hoặc phải để chơi trò chơi.

Nhưng khi sản phẩm này ra mắt, người dùng đã phàn nàn quá nhiều. The Game Boat có mùi cao su rất khó chịu và lâu bay hơi. Tiếp đó là nó quá cồng kềnh khi đặt trong phòng khách, và mỗi lần muốn chơi họ phải mất tới vài phút để bơm đầy hơi rồi sau đó lại mất thêm vài phút để xả hơi cất gọn đi. Theo nhiều đánh giá, chức năng của thiết bị này đôi lúc còn không hoạt động. Điều tốt nhất mà Atomic làm được có lẽ là sản phẩm này…nổi được trên mặt nước.

Activator của Sega không hoạt động như kỳ vọng

Top 5 thiết bị chơi game khiến game thủ thấy vô dụng và phí tiền nhất

Vào năm 1993, Sega đã hợp tác với một công ty có tên Interactive Light để sản xuất ra Activator. Đây có thể coi là một nỗ lực của Sega trong việc đổi mới cách trải nghiệm trò chơi của ngành công nghiệp game. Activator là một hình bát giác, người chơi sẽ đứng ở giữa và sử dụng chuyển động của mình để điều khiển các trò chơi trên Genesis.

Mặc dù được quảng cáo trên thị trường là một thiết bị cho phép ghi lại chuyển động chính xác nhưng Activator hoạt động không thực sự tốt như vậy. Các nhà phát triển chỉ lập trình đúng 3 trò chơi hỗ trợ cho Activator là Mortal Kombat, Comix Zone và Eternal Champions. Bên cạnh đó là cái giá 80 USD cũng khiến nhiều người không khỏi giật mình. Tuy thất bại, nhưng Activator có thể coi là thiết bị điều khiển chuyển động toàn thân đầu tiên của ngành công nghiệp game. Phải tới gần 20 năm sau, Microsoft mới cải tiến lại công nghệ này và cho ra bộ Kinect.

Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Kênh Tin Game: http://bit.ly/2ByvA1e