Để ôn lại tuổi thơ, cũng như để hiểu hơn về thế giới game mà chúng ta vẫn hằng yêu quý. Hôm nay KenhTinGame xin gửi đến các bạn 9 tựa game có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại thuộc các thể loại khác nhau từ bắn súng, hành động bí mật, thể thao, FPS…
I/ Tecmo Super Bowl (1991)
Hệ máy: NES
Nhiều người có thể nhớ đến Tecmo Super Bowl với lối chơi đã tay, quy mô game lớn, nhiều nhân vật nổi tiếng làng bóng bầu dục cùng hệ thống chỉ số vô cùng có chiều sâu. Nhưng có một khía cạnh của game mà thường xuyên bị quên lãng, ấy là tựa game này là tựa game đầu tiên mua được bản quyền các giải đấu và cầu thủ. Trong khi các tựa game thể thao đương thời thường chỉ được cái này thì mất cái kia mà thôi, ví dụ như RBI Baseball chẳng hạn. Còn với Tecmo Super Bowl, bạn có thể điều khiển các cầu thủ bóng bầu dục NFL thật trong các giải đấu thật. Sự kết hợp của cả giải đấu bản quyền và cầu thủ bản quyền là thứ sau này đã trở thành tiêu chuẩn của những tựa game mô phỏng thể thao như PES, FIFA hay Major League Baseball… Nhưng Tecmo Super Bowl là tựa game đầu tiên và nó đã làm rất tốt việc đi tiên phong của mình
II/ Alone in the Dark (1992)
Hệ máy: PC
Tựa game kinh điển này của Infogrames đã mở ra nguyên cả một thể loại game đầy ăn khách hiện nay với cái tên: Alone in the Dark. Trong Alone in the Dark, bạn được chọn một trong 2 nhân vật là Edward Carnby và Emily Hartwood, và bạn phải dẫn dắt người chơi sống sót qua một khu biệt thự 3D với góc camera phối cảnh đặt sẵn đậm chất điện ảnh như Resident Evil, truyền nhân tinh thần của Alone in the Dark sau này vậy. Với Zombie, những con quái vật méo mó, những hành lang chật hẹp, những không gian tăm tối sẽ làm bạn phải dựng đứng lên trong tựa game đã làm nên chuẩn mực cho cả một dòng game kinh dị này.
III/ Street Fighter II: The World Warrior (1991)
Hệ máy: Arcade
Bản Street Fighter đầu tiên, dù mang trong mình nhiều yếu tố cốt lõi, đầy tiềm năng sau đó khi được khai thác sẽ đưa hậu bản thành hit, tuy nhiên do hệ thống điều khiển tồi tới mức không thể chơi được đã biết phiên bản này thành một quả bom xịt… đầy hứa hẹn. Sự hứa hẹn đó đã biến thành một cú hit thật sự vào năm 1991, tựa game đối kháng 1vs1 của Technos’s Karate Champ này đã đi tiên phong sớm cả thập kỉ để đặt nền móng xây dựng nên cả một thể loại game hành động đối kháng sau này. Thời đó, Street Fighter mới chỉ có 8 nhân vật chơi được mà thôi, nhưng hệ thống combo mượt mà, các “tuyệt chiêu” ẩn đã biến nó thành một quả bom tấn đích thực cho các game thủ ưa thích sự cạnh tranh. Ảnh hưởng lên ngành công nghiệp game của Street Fighter II là vô cùng rõ ràng ngay từ lúc khởi đầu, dẫn tới kha khá các dòng game đối kháng đàn em ra đời ngày sau đó như Mortal Kombat, Art of Fighting… để định hình nên thể loại game đối kháng. Rất nhiều tựa game trong số đó vẫn còn sống khỏe mạnh tới thời nay và được coi là tượng đài trong thế giới game.
Nhưng tượng đài lớn và huyền thoại nhất ắt vẫn phải là Street Fighter II: The World Warrior
IV/ Metal Gear Solid (1998)
Hệ máy: Play Station
Dù có gốc rễ từ những phiên bản Metal Gear từ trước đó trên hệ máy NES với lối chơi hành động bí mật đầy thú vị đương thời, vốn đang được thống trị với những tựa game run-and-gun, chạy bắn tơi bời. Nhưng phải tới khi series này ra mắt trên hệ máy PlayStation, khiến nhà làm game đại tài, Hideo Kojima có thể tiếp cận với phần cứng tối tân để hiện thực hóa tầm nhìn của những âm mưu mang tính toàn cầu, những vũ khí điên rồ đậm chất G.I Joe, những kẻ phản diện đầy cá tính… và trên hết, lối kể chuyện ấn tượng, đậm chất điện ảnh. Với nhân vật chính là Solid Snake và gameplay “tránh để bị nhìn thấy” đầy lạ lẫm thời đó được phổ biến và đưa lên tầm cao mới với một cốt truyện đầy cảm xúc, đồ họa vào hàng top bấy giờ… Metal Gear Solid đã làm nên một sự bứt phá về gameplay cho thể loại game hành động để từ đó, chọ ra đời hàng loạt người đàn em kế thừa thể loại Hành động bí mật của nó như Assassin’s Creed, Splinter Cell cùng hàng loạt hậu bản, Spin-off đầy thành công khác như Metal Gear Solid 2: Substance, Metal Gear Solid 3: Snake Eater, Metal Gear Acid và Metal Gear Solid: Twin Snake
V/ GuitarFreaks (1999)
Hệ máy: Arcade
Nếu bạn nghĩ những phiên bản Guitar Hero cùng các hậu bản của nó là dòng game đầu tiên cho phép bạn quẩy tưng bừng với một món phụ kiện đắt giá mang tính biểu tượng: Chiếc Guitar mô phỏng đầy cá tính….
Thì bạn đã nhầm rồi đó. Bởi tựa game đầu tiên cho bạn quẩy như vậy phải là Guitar Freaks của Konami. Vốn tung hoành trên các hệ máy game thùng Arcade rồi sau đó được chuyển lên các hệ máy Console gia đình. Guitar Freaks cho các game thủ phiêu theo các điệu nhạc J-Pop, Rock-n-Roll, J-Pop thịnh hành thời bấy giờ. Trước bản Guitar Hero đầu tiên đến 6 năm trời liền. Và trong suốt 6 năm đó, Studio game RedOctane , cha đẻ của Guitar Hero cũng đã phải rất chật vật để sản xuất ra một tựa game âm nhạc sử dụng đạo cụ gắn ngoài như Dance Dance Revolution cùng tấm thảm nhảy… nhằm kế thừa được thành công của Guitar Freaks ngày nào nhưng suốt nhiều năm trời vẫn không sánh được.
VI/ Wolfenstein 3D (1992)
Hệ máy: PC
Ngày nay, game Bắn súng góc nhìn người thứ nhất – FPS đã là thể loại game hàng đầu của thế giới game với độ phủ súng sâu rộng cùng hàng loạt những tựa game ăn khách nhất đương thời như Call of Duty, Half Life, Battlefield… Ấy thế nhưng nếu không có Wolfenstein 3D của studio id Software thì những tượng đài đó đã không được sinh ra rồi. Tựa game này cho bạn vào vai một người lính Mỹ với nhiệm vụ phải trốn thoát ra khỏi một thành lũy kiên cố của bọn Đức Quốc Xã với những tên lính điên cuồng, lũ chó dại và cả nhưng tên Hitler nhân bản vô tính tay lắp súng 6 nòng nữa.
Khai sinh ra cả một thể loại game mới, Wolfenstein mang đến những yếu tố hết sức cơ bản cho thể loại game FPS sau này như góc nhìn người thứ nhất chân thực, sự đa dạng về vũ khí, bình máu, đồ họa chi tiết trên môi trường 3D. Để tiếp nối sau đó, id Software tiếp tục thừa thắng xông lên thống trị cả thế giới game FPS mà mình khai sinh ra với những Quake, Doom … Và rồi sau đó như chúng ta đã biết, là những Half Life, Medal of Honor, Call of Duty…
VII/ Grand Theft Auto III (2001)
Hệ máy: PS2
Dù các phiên bản tiền nhiệm là GTA, GTA II đã rất thành công với lối chơi tự do cùng thế giới mở của mình, tuy nhiên việc còn gắn chặt với những màn đua xe, bắn nhau dưới góc nhìn Top-Down quen thuộc đã vô hình chung bói buộc thành công của những phiên bản này trong khuôn khổ của rất nhiều tựa game khác đương thời chỉ thiếu mỗi thế giới mở đặc trưng mà thôi.
Và lần ra mắt đầu tiên trên thế giới 3D của GTA đã giới thiệu đến với rất nhiều game thủ một lối chơi hành động tự do đích thực, bắn giết, phá hủy, quậy phá đã tay trong một thế giới mở sống động cùng cốt truyện đậm chất trào phúng. Gameplay thế giới mở cho game thủ tùy thích xuôi theo dòng chảy cốt truyện hoặc đi nghịch phá theo cách mình muốn, tạo nên sự hỗn loạn đến đã đời cho nơi phố thành đô thị tấp nập người qua xe lại. Chính sự điên cuồng đó đã biến GTA III trở thành ngọn hải đăng cho rất nhiều tựa game sau đó nhìn vào mà học tập như Yakuza 3, Saints Row 2…
VIII/ Pong (1972)
Hệ máy: Game thùng
Pong của Atari là một tựa game bóng bàn đơn giản với 2 đường thẳng tượng trưng cho hai chiếc vợt bóng bàn, còn vạch thẳng ngăn giữa là chiếc lưới ngăn, một khối vuồng tượng trưng cho quả bóng và điểm số hiển thị ở phía trên. Đây là tựa game được thương mại hóa đầu tiên, là hòn đá tảng đầu tiên xây dựng nên cả một nền công nghiệp game hùng mạnh sau này.
Ba năm sau, chiếc máy game thùng cồng kềnh được thu nhỏ lại để có thể xếp gọn trong phòng khác của mỗi gia đình. Hàng loạt công ty điện tử trên thế giới làm ra hàng loạt các tựa game ăn theo Pong để kiếm tiền nhanh vô túi, vô hình chung giúp trò chơi điện tử được phủ sóng nhanh chóng và sâu rộng trên khắp thế giới.
IX/ Super Mario Bros. (1986)
Hệ máy: NES
Là một game thủ mà chưa từng nghe đến, nhìn thấy hay từng được chơi Super Mario Bros thì thật là một thiếu sót lớn. Pong có thể là tựa game khai sinh ra nền công nghiệp game, nhưng tựa game nhảy nhót đi cảnh này của Nintendo mới đưa thế giới game thành một thế lực giải trí đáng kể trên thế giới với hình ảnh nổi tiếng đến mức quen thuộc của nó. Đồng thời đưa NES thành một chiếc máy chơi game Console thuộc diện “phải có” của các game thủ thời bấy giờ. Ảnh hưởng của Super Mario Bros lên ngành công nghiệp game có thể thấy rõ ràng từ số các tựa game ăn theo của nó thời bấy giờ.
Không lâu sau khi Super Mario Bros xuất hiện trong thế giới game. Hàng loạt các tựa game ăn theo với lối chơi, đồ họa tương tự được ra đời để hưởng lợi từ sự ảnh hưởng mà Super Mario Bros đã tạo ra, đồng thời cũng để thách thức vị trí độc tôn của Nintendo trên nền công nghiệp game thời bấy giờ như Aero the Acrobat, Bubsy, Sonic the Hedgehog…
Vậy nhưng trừ Sonic ra, hầu hết các tựa game ăn theo đều chết yểu cả do ít có tựa game nào có thể đọ lại với tuyệt tác của Shigeru Miyamoto. Một sự kết hợp hoàn hảo của đồ họa ưa nhìn, âm nhạc dễ thương, âm thanh vui nhộn, gameplay đột phá cùng cách thiết kế màn chơi chặt chẽ không kẽ hở… chứ không chỉ nhờ Marketing giỏi mà thôi đâu.
Di sản của nó còn được tiếp nối bởi nhiều hậu bản vô cùng htành công sau này như New Super Mario Bros, Super Mario Galaxy 2. Kết hợp cả gameplay cổ điện với nền đồ họa, âm thanh tân thời.
Và đó là những tựa game “khổng lồ” đã tạo ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới game yêu dấu của chúng ta. Theo các bạn, còn tựa game nào xứng đáng được liệt kê vào danh sách trên nữa? Hãy đóng góp với KenhTinGame qua phần comment nhé.