Video game kể truyện sẽ dần thay thế được điện ảnh truyền thống? - PC/Console

Thể loại video game định hướng theo cốt truyện đang cho thấy tiềm năng rất lớn cho việc trở thành một bộ phim có tương tác đầy hấp dẫn.

Thế giới công nghệ của con người đang ngày càng phát triển mạnh kéo theo làng game cũng phát triển mạnh hơn qua từng ngày. Đồ họa, cốt truyện ngày càng được tối ưu lên một mức cực cao dẫn đến việc nó “thật” như một bộ phim người đóng. Từ đây nổi lên một câu hỏi: Liệu có một ngày video game sẽ khai sinh ra một hình thức điện ảnh tương tác mới mà ở đó người xem có thể hòa vào trong phim và trở thành một nhân vật trong đó?

Điện ảnh tương tác – tiền thân của video game kể truyện phi tuyến tính?

Khái niệm điện ảnh tương tác đã ra đời từ những năm 1967, trước cả khi khái niệm video game hình thành. Đó là một bộ phim quay người thật đóng nhưng đến một phân đoạn nào đó, người xem sẽ được chọn lựa bước kế tiếp. Từ bước ngoặt đó, cốt truyện sẽ thay đổi theo hướng khán giả chọn và kết phim cũng sẽ thay đổi theo.

" alt=""

Kinoautomat được xem là bộ phim tương tác đầu tiên, sản xuất năm 1967

Đây là một ý tưởng rất hay khi cốt truyện của phim sẽ không cứng nhắc theo sắp xếp sẵn và khán giả cũng không phải tiếp thu một cách thụ động câu chuyện trong phim. Với điện ảnh tương tác, câu chuyện sẽ tiến triển theo sở thích của người xem và người xem chủ động tạo sự khác biệt cho cuốn phim mà mình xem.

Tuy nhiên như mô tả trên đó, một bộ phim tương tác rất khó làm vì phải quay rất nhiều phân cảnh cho nhiều lựa chọn nhánh trong cốt truyện mà phải bảo đảm tính hợp lý. Chính vì lý do này nên  thể loại phim tương tác hầu như là một thể loại rất hiếm được khai thác mặc dù vẫn có người phát triển nó suốt từ khi khai sinh đến nay.

" alt=""

Dragon’s Lair là một game Arcade dựa trên các đoạn phim hoạt hình ghép theo lựa chọn của người chơi

Trải dài theo lịch sử điện ảnh có một số sản phẩm phim tương tác nổi tiếng được biết đến như Kinoautomat (phim tương tác đầu tiên sản xuất năm 1967), Dragon’s Lair (game sử dụng phim do người thật đóng sản xuất năm 1988), My One Demand (sản phẩm mới nhất sản xuất năm 2015, người xem tại rạp dùng điện thoại trả lời câu hỏi của người dẫn truyện trong phim).

Những video game định hướng kể truyện

Qua những mô tả về điện ảnh tương tác ở trên hẳn không ít bạn đọc đã liên tưởng tới sự thay thế của video game. Đúng vậy! Với đặc tính chấp nhận tương tác từ người dùng, video game đã trở thành một kẻ kế thừa cực kỳ thích hợp cho thể loại video tương tác. Doki Doki Literature Club, Heavy Rain, Detroit: Become Human, series The Walking Dead của Telltale Games là một số ví dụ của thể loại video game kể truyện có tương tác như một bộ phim.

Video game kể truyện sẽ dần thay thế điện ảnh truyền thống?Video game kể truyện sẽ dần thay thế điện ảnh truyền thống?

Sơ đồ rẽ nhánh cốt truyện của một màn chơi trong Detroit: Become Human

Thực ra ngay từ giữa thời kỳ phát triển của điện ảnh tương tác, video game đã vào cuộc. Sau sự thành công của Dragon’s Lair nhắc ở trên, các tựa game sử dụng phim người thật đóng hoặc hoạt hình tiếp nhận sự điều khiển của người chơi để thay đổi hướng đi cốt truyện đã đồng hành như một giải pháp tiên tiến. Cho đến nay với sự phát triển của công nghệ chúng ta gần như dùng video game thay thế cho khái niệm phim tương tác cổ điển.

Nguyên nhân rất dễ hiểu: sức mạnh công nghệ. Nếu điện ảnh phát triển công nghệ VFX (hiệu ứng hình ảnh) tạo ra nhiều cảnh phim hoành tráng thì video game đi theo hướng công nghệ render thời gian thực. Chính từ đây quyết định việc game thích hợp cho phim tương tác hơn điện ảnh truyền thống.

Với công nghệ render thời gian thực, bạn hoàn toàn có thể cho một nhân vật vào một cảnh phim bất kỳ theo điều kiện linh động. Đối với điện ảnh bạn phải quay trước và mất rất nhiều thời gian trong khi với game bạn hoàn toàn có thể cho nhân vật A bước vào phòng theo 36 kiểu khác nhau bằng code lập trình mà không cần phải quay 36 mẫu phim sẵn.

Video game kể truyện sẽ dần thay thế điện ảnh truyền thống?Video game kể truyện sẽ dần thay thế điện ảnh truyền thống?

Việc thay thế nhân vật ở cùng 1 cảnh trong video game dễ hơn quay phim

Chính bởi yếu tố này mà Detroit: Become Human có thể hoàn toàn linh động thêm/bớt các nhân vật trong 1 cảnh nếu trước đó lựa chọn của người chơi làm một số nhân vật nào đó chết hoặc bị bắt. Nếu là một phim quay kiểu điện ảnh, chắc chắn việc thực hiện một câu chuyện đa tuyến như Detroit là gần như không thể làm nổi.

Game kể truyện đang dần lấn sang điện ảnh?

Ngoài những video game khai thác mạnh về gameplay, có một mảng game dần tách ra và chú trọng và việc kể một câu chuyện hơn. Các ví dụ thì có lẽ Mọt cũng không cần phải nhắc lại và dựa trên những nền tảng công nghệ nêu trên, chúng ta đang ngày càng gần hơn với một bộ phim tương tác dựng bằng video game.

Thậm chí ngay cả những tựa game có gameplay nhưng đồng thời có mang một cốt truyện hấp dẫn cũng muốn khai thác hết khả năng kể truyện. Chắc hẳn bạn đã từng gặp các lựa chọn độ khó “siêu dễ” kèm theo chú thích là “giúp người chơi trải nghiệm cốt truyện đơn thuần”. Các độ khó này hầu như giúp người chơi bất tử và trải qua game chỉ để xem các diễn biến cốt truyện là chính.

Video game kể truyện sẽ dần thay thế điện ảnh truyền thống?Video game kể truyện sẽ dần thay thế điện ảnh truyền thống?

Horizon: Zero Dawn đã bổ sung độ khó mới là “Story” dễ hơn mức Easy.

Thậm chí cả từ phía game thủ cũng bắt đầu ý thức được nhu cầu “xem cốt truyện thuần” trong game. Một trường hợp kinh điển chính là việc kiến nghị giảm độ khó cho Sekiro: Shadow Die Twice trước đây. Một phần của lý do kiến nghị cũng xuất phát từ việc các game thủ không phải fan của dòng game siêu khó muốn trực tiếp trải nghiệm câu truyện game thay vì phải xem trên youtube một cách bị động.

Video game sẽ trở thành một dạng phim cao cấp và linh hoạt?

Kịch, phim và game là 3 loại hình kể truyện kinh điển trong đó một câu chuyện sẽ được truyền tải cho khán giả thông qua việc biểu diễn. Tuy nhiên với kịch (diễn trực tiếp) và phim (thu và phát lại có qua xử lý kỹ xảo cắt ghép) thì khán giả chỉ tiếp thu một cách thụ động, tức là ngồi im và xem mà không có quyền can thiệp vào diễn biến cốt truyện.

Video game kể truyện sẽ dần thay thế điện ảnh truyền thống?Video game kể truyện sẽ dần thay thế điện ảnh truyền thống?

Người chơi được phép lựa chọn diễn biến cốt truyện là một điều khá quen thuộc trong video game

Còn đối với video game, người xem trực tiếp can thiệp và thậm chí nhập vai vào một nhân vật. Với thiết kế phi tuyến tính và nhiều lựa chọn, người xem có thể chọn cách mà câu chuyện diễn biến và cả cách mà nó kết thúc. Đây là một loại hình chiếu phim mới ở đó bạn sẽ không phải thắc mắc tại sao nhân vật chính lại quá ủy mị ở đoạn này hay quyết định quá hời hợt ở đoạn kia. Bạn hoàn toàn có thể quyết định những tình huống đó theo cá tính của mình và thế giới trong phim (hoặc game) sẽ rẽ nhánh theo tính cách đặc trưng của bạn.

Video game kể truyện sẽ dần thay thế điện ảnh truyền thống?Video game kể truyện sẽ dần thay thế điện ảnh truyền thống?

Nhưng khi mang lên phim thì nó trông độc đáo và mới lạ

Đối với game thủ, điều đó quá quen thuộc, nhưng thử tưởng tượng bạn sẽ được xem một bộ phmi thiết kế tương tác như vậy? Thật tuyệt đúng không?

Kết

Với sự phát triển của công nghệ, một số loại hình giải trí sẽ dần lỗi thời và nó phải tiếp thu công nghệ mới tự thay đổi mình theo thời đại. Chúng ta từng chứng kiến radio bị TV đè bẹp, báo giấy bị báo điện từ đè bẹp, liệu phim truyền thống có bị video game lấn át?

Cuộc cạnh tranh về giải trí giữa phim điện ảnh và video game kể truyện có vẻ sẽ là một viễn cảnh đầy bất ngờ trong tương lai.